Trao đổi thư tín với thính giả (Ngày 1-12-2005)
2005.12.02
Thy Nga, phóng viên đài RFA
Quý thính giả chắc chưa quên chuyện Thông tấn xã Việt Nam và Đài Tiếng Nói Việt Nam cáo buộc ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do là “bịa đặt” ra vụ người dân tộc H’Mông theo đạo Tin Lành ở tỉnh Hà Giang bị nhà cầm quyền đánh đập vì không chịu bỏ đạo.

Người dân tộc H’Mông theo đạo Tin Lành bị đánh đập
Trên làn sóng RFA, chúng tôi đã trả lời các cơ sở ấy của Nhà nước Việt Nam, phân tích rõ rằng tin đó được loan đi dựa trên lời của chính các nạn nhân. Câu chuyện không dừng lại ở đó vì tổ chức bảo vệ nhân quyền Freedom House cũng theo dõi vụ này, và đưa ra một thông cáo báo chí. Sau đó, một ký giả của thông tấn xã AFP nêu câu hỏi với người phát ngôn bộ Ngoại Giao Việt Nam là ông Lê Dũng, thì ông này nói rằng Freedom House bịa chuyện.
Freedom House liền công bố ảnh chụp những người bị đánh, và cho biết rằng họ đã có các ảnh đó từ trước nhưng không muốn công bố vì mong chính phủ Việt Nam nghiêm chỉnh sửa sai. Nhưng Hà Nội đã không sửa sai mà lại nói rằng Freedom House bịa đặt vì vậy tổ chức bảo vệ nhân quyền này mới đưa ra các bằng chứng đó.
Xem hình ảnh hai người với vết tích bị đánh đập, thính giả Erik Nguyễn viết đến RFA Việt ngữ như sau:
“Nhìn thấy những thương tích của ông Vang Seo Dũng và ông Lý Vang Dũng, tôi cảm thấy khủng khiếp quá. Chỉ vì người ta theo đạo mà hành hạ họ tới như vậy sao? Chính quyền thay vì bảo vệ công lý, bảo vệ người dân, trừng phạt những kẻ bạo hành, lạm dụng quyền lực thì quay lại tấn công đài RFA đã loan tin đó. Quả không sai! cùng thuyền cùng hội thì bảo vệ cho nhau, mà họ lại là những người đang nắm quyền hành thì hết đường nói.
Tôi nghĩ lúc này, đài RFA lan rộng và được nhiều người trong nước biết đến, đón nhận một cách chân tình đáng tin cậy nên truyền thông đại chúng trong nước tung ra đòn hạ uy tín của đài nhưng họ đã thất bại! Tôi thấy đài RFA có nhiều cơ sở để tôi tin cậy hơn nhiều. Người dân còn lạ gì cơ chế làm báo, làm truyền thông trong nước.”
Nhìn thấy những thương tích của ông Vang Seo Dũng và ông Lý Vang Dũng, tôi cảm thấy khủng khiếp quá. Chỉ vì người ta theo đạo mà hành hạ họ tới như vậy sao? Chính quyền thay vì bảo vệ công lý, bảo vệ người dân, trừng phạt những kẻ bạo hành, lạm dụng quyền lực thì quay lại tấn công đài RFA đã loan tin đó
Trước các bằng chứng như vậy, thính giả Francis Bé đề nghị các nước có thẩm quyền, hãy dùng áp lực kinh tế để chặn đứng sự đàn áp tôn giáo tại Việt Nam.
Tình hình tự do tôn giáo ở Tây Nguyên
* Vẫn nói về vấn đề tự do tôn giáo, tuần qua, RFA Việt ngữ nhận được lá email của một thính giả người dân tộc Koho ở Lâm Đồng, lần đầu tiên viết đến đài chúng tôi “Ở Tây Nguyên, không có tự do tôn giáo hay nhân quyền gì cả. Người dân tộc chúng tôi có đất đai nhưng không được no đủ, có đường nhựa nhưng không có xe chạy, có tôn giáo nhưng không có nhà thờ, có văn hóa nhưng chính quyền không tận dụng.
Người nào lên tiếng, sẽ bị kết tội chống Nhà nước và bị tù vì vậy, không ai dám nói gì cả. Sau cuộc biểu tình tại Tây Nguyên vào tháng 2 năm 2001, tôi chạy sang Campuchia lánh nạn. Đến tháng 3 năm 2002, tôi đã tự nguyện hồi hương …” Ông đọc báo ngày 23 vừa qua, thấy tin là một số giới chức quốc tế đến huyện Dak-rlap và huyện Dak-song thăm người tỵ nạn hồi hương, và ông được biết là những người này không bị phân biệt đối xử, được tạo điều kiện thuận lợi để dựng lại cuộc sống.
Trường hợp của ông thì không được may mắn như thế, như lời ông thuật lại: “Tôi bị quản chế, không được tự do đi lại, hay lên tiếng một việc gì, bị phân biệt đối xử, lúc nào cũng bị mời lên mời xuống. Bộ đội công an theo dõi ngày đêm, và đe dọa đến tính mạng.”
Kiểm soát Internet
Bước sang thời đại computer, nhiều vị trung niên và cao niên đã khó khăn lắm mới sử dụng được cái phương tiện hiện đại này. Nhiều bác đành chịu thua, không làm sao theo nổi máy móc tân kỳ “cứ như là ma ấy”.
Thế mà tuần rồi, một bác ký tên là “Dân Việt Nam” đã viết lá email dài, cho hay là nhờ con cháu hướng dẫn mà Bác lên Internet “ngon lành” và đọc được Web của RFA nữa. Do đó, sau khi xem bài “Việt Nam nằm trong danh sách 15 nước kẻ thù của Internet” bác email đến RFA Việt ngữ như sau:
“Sự kiểm soát Internet mà Công an và các lực lượng thanh tra văn hoá tiến hành gắt gao dạo gần đây là thực thi Thông tư “liên bộ” số 02 sau khi ban Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam ra chỉ thị. Danh nghĩa là để cấm thanh thiếu niên và mọi người truy cập vô các trang Web độc hại gồm “đồi trụy” và “phản động” mà cái chính là đảng sợ “phản động” vì nó đe doạ sự tồn tại của chế độ Xã Hội Chủ nghĩa.

Đảng ta rất sợ thanh thiếu niên tiếp cận thông tin, nhất là những thông tin bưng bít. Lạ một điều, hễ cháu nào một lần đọc được một bài “phản động” thì nó suy nghĩ ghê lắm và không thể không tìm cách truy cập những bài khác. Sự thích thú do phát hiện một nhu cầu (không được thoả mãn trong nước) thì không thể giữ riêng trong bụng, trước sau cũng tìm cách trao đổi với nhóm bạn thân nhất và tin nhau nhất, cứ thế mà lan truyền …
Hiến pháp do Quốc hội Việt Nam (gồm trên 90% đảng viên Đảng Cộng sản) thông qua có ghi đủ mọi quyền của dân, đọc qua cũng “tốt đẹp” và “dân chủ gấp triệu lần” (Lenin nói) nhưng chưa bao giờ đảng ta nói rõ về nội hàm của các quyền đó, chưa bao giờ cụ thể hoá các quyền đó bằng những nghị định, những luật để thực thi trong cuộc sống, và chưa bao giờ trưng cầu dân ý để toàn dân bày tỏ ý kiến.
Cứ ghi tự do cư trú vào hiến pháp nhưng cứ thi hành chế độ “hộ khẩu” suốt nửa thế kỷ qua; cứ ghi quyền sở hữu nhưng cứ thi hành “không cho ai đăng ký hai xe máy”; cứ ghi tự do ra nước ngoài nhưng cứ kể ơn cho ông Hoàng Minh Chính sang Mỹ chữa bịnh; cứ ghi tự do ngôn luận nhưng cứ gây phiền nhiễu và đe doạ ông một cách tiểu nhân khi ông “xét lại chủ nghĩa Mác”, … nếu tiếp tục kể những điều “cứ ghi trong hiến pháp nhưng cứ...” thì có mà đến Tết cũng không hết. Cảm ơn RFA và các cháu đã cho tôi thông tin.”
Thưa Bác, bác vào được Web để xem bài vở như thế, ban Việt ngữ RFA mừng lắm. Rất nhiều người ở Việt Nam than thở là không tài nào truy cập được đó bác. Vượt “tường lửa” như vậy là con cháu bác giỏi lắm đó. Xin cám ơn cảm tình ưu ái mà bác dành cho anh em tại đài, và mong tiếp tục nhận được nhiều email của bác.
Nói về trang Web RFA Việt ngữ thì số liệu cho thấy là quý vị thính giả trong và ngoài nước theo dõi sát tình hình về ông Hoàng Minh Chính và gia đình ông, từ sau khi ông trở về nước. Kế tiếp trong danh sách các bài được truy cập nhiều nhất, là về người dân trong nước bị nhiều oan ức, về các vấn đề chính trị, về vụ Hòa Thượng Thích Quảng Độ bị công an hành hung.
Bài phỏng vấn ông Lê Hồng Hà
Ý kiến của ông Lê Hồng Hà về bài viết của ông Đỗ Mười được nhiều thính giả tán thành. Từ trong nước, thính giả mà chúng tôi xin gọi tắt là S.D. cùng với các bạn cựu chiến binh viết:
“Chúng tôi hoàn toàn tán thành, và ủng hộ tuyệt đối ý kiến của ông Lê Hồng Hà. Ông Đỗ Mười đã phạm sai lầm nghiêm trọng là phản bội nhân dân, phủ nhận công cuộc đổi mới, chống phá chương trình đổi mới của Đảng và Nhà nước Việt Nam đang phát triển thuận lợi.
Luận điểm về chủ nghĩa Marx - Lenin, Stalinist đã lỗi thời, đã đem lại nhiều đổ máu và đau khổ cho nhân dân nhiều nước trong đó, dân Việt Nam chịu đau khổ, nghèo nàn, tụt hậu, chia rẽ nhất.
Sự kiểm soát Internet mà Công an và các lực lượng thanh tra văn hoá tiến hành gắt gao dạo gần đây là thực thi Thông tư “liên bộ” số 02 sau khi ban Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam ra chỉ thị. Danh nghĩa là để cấm thanh thiếu niên và mọi người truy cập vô các trang Web độc hại gồm “đồi trụy” và “phản động” mà cái chính là đảng sợ “phản động” vì nó đe doạ sự tồn tại của chế độ Xã Hội Chủ nghĩa.
Hơn 45 năm qua chưa đủ sao mà ông còn muốn áp đặt giáo điều cực đoan, tiếp tục đưa đất nước vào con đường tối tăm nữa. Ông Đỗ Mười phải chịu trách nhiệm trước lịch sử Việt Nam.” Và thính giả này yêu cầu phát lại bài phỏng vấn đó:
“đông đảo bà con trong nước, sau khi nghe bài phỏng vấn ông Lê Hồng Hà, đều hoan nghênh thái độ của ông Hồng Hà dứt khoát loại bỏ chủ nghĩa Xã Hội, tư tưởng Marx-Lenin, Stalinist tại Việt Nam.”
Thính giả Năm Căn thì phân tích kỹ bài viết của ông Đỗ Mười, và nêu các câu hỏi :
“- Tại sao dân chúng lại phải chấp nhận ý kiến của ông Đỗ Mười tiếp tục theo chủ nghĩa Marx-Lenin, duy trì chế độ Xã hội chủ nghĩa, và tiếp tục để Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo đất nước?
- Tư tưởng Marx-Lenin có giúp ích gì cho dân tộc Việt Nam không?
- Chế độ Xã Hội chủ nghĩa có mang lại phúc lợi cho người dân Việt Nam không?”
và ông kết luận :
“Ông Đỗ Mười muốn duy trì Xã Hội chủ nghĩa vì nó mang lại tiền tài cho các cấp lãnh đạo các công ty quốc doanh, đó cũng chính là các vị lãnh đạo Đảng. Ông ta muốn duy trì vai trò độc tôn của Đảng Cộng sản Việt Nam là vì Đảng mang lại lợi ích cho một nhóm người, là nhóm lãnh đạo cao cấp của Đảng.”
Tái tục “Chương trình định cư nhân đạo”
Thưa quý vị, được tin “Chương trình định cư nhân đạo” tái tục, đài Á Châu Tự Do chúng tôi đã loan ngay với tối đa chi tiết vì biết rằng rất nhiều người ở Việt Nam mong chờ tin đó. Nói về chi tiết thì một báo online trong nước đăng là “thời gian để nộp hồ sơ bắt đầu từ tháng 5-2006 đến hết tháng 5-2008”.
Bạn nghĩ gì về việc Internet bị kiểm soát chặt chẽ tại Việt Nam?Xin email về Vietnamese@www.rfa.org
Đúng ra, thưa quý vị, phải là từ ngày 15 tháng 11 năm 2005 đến hết tháng 5, 2008 như lời bà Kelly Ryan, Phụ tá Thứ trưởng Ngoại Giao Hoa Kỳ; và được bà Khúc Minh Thơ giải thích rõ như sau: (Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên)
Quý vị nào trong trường hợp này cần lưu ý để khởi sự soạn hồ sơ.
Những thư từ khích lệ của thính giả
Về chương trình phát thanh, chúng tôi tiếp tục nhận được nhiều thư khích lệ của thính giả, như của bạn A.T. ở trong nước
“Từ khi nghe các bạn, tôi thấy nhiều vấn đề tin tức mà người ở ngay trong nước lại không biết! Đó là điều mà tôi thấy rất vui vì đài đã cho thính giả Việt Nam được hiểu rõ về tình hình trong nước. Cám ơn các bạn đã cho chúng tôi được hiểu thêm về cuộc sống ở Việt Nam.”
Một thính giả trẻ khác nữa, là bạn Vĩ tuyến sinh viên ở Hà Nội:
“Cám ơn quý đài đã chỉ cho tôi cách vượt qua bức tường lửa. Trang web của đài và tiếng nói của đài sẽ mãi là món ăn tinh thần bổ nhất của tôi. Tôi sẽ giới thiệu đài với các bạn sinh viên yêu tự do ở đây.”
Thính giả Văn Y:
Cám ơn quý đài đã chỉ cho tôi cách vượt qua bức tường lửa. Trang web của đài và tiếng nói của đài sẽ mãi là món ăn tinh thần bổ nhất của tôi. Tôi sẽ giới thiệu đài với các bạn sinh viên yêu tự do ở đây.
“Tôi là một thính giả trong nước, theo dõi đài từ lâu, tôi rất thích chương trình của quí đài vì nó phong phú và đặc biệt là trung thực (người thật việc thật) chứ không phải tuyên truyền một chiều …”
Và email của thính giả Hoàng Tuấn:
“Nhân dịp lễ Tạ Ơn, tôi xin gửi đến quý đài lòng biết ơn và trân quí. Mong một ngày đất nước thái hòa, được mời các anh chị trong ban Việt ngữ một chén trà để tạ ơn …”
Lá email đầy chân tình làm anh em chúng tôi xúc động nhiều. Toàn ban cám ơn ông, và cũng xin chúc ông cùng gia quyến hạnh phúc đầm ấm vào dịp lễ lạc cuối năm.
Mùa Tạ Ơn cũng là thời điểm mà ban Việt ngữ RFA nhìn lại năm qua để cảm nhận lòng tin cậy và thân mến mà quý thính giả dành cho chúng tôi. Xin cảm tạ quý vị.
Thư đã dài, Thy Nga cùng toàn ban Việt ngữ chào tạm biệt và mong đón nhận nhiều thư hơn nữa của quý vị và các bạn.
Những bài liên quan
- Tổ chức Tự do Tôn giáo công bố hình ảnh chứng minh Việt Nam hành hạ thể xác các tín đồ Thiên Chúa giáo
- Nhận định bài viết định hướng xây dựng chủ nghĩa xã hội của ông Ðỗ Mười
- Việt Nam không cho Linh mục Trần Công Nghị nhập cảnh
- Linh mục Nguyễn Văn Lý: Việt Nam theo đuổi một chính sách tôn giáo với nhiều mặt
- Thượng Tọa Thích Trí Thắng cho biết tình hình sinh hoạt Phật sự tại Huế
- Phân tích và đánh giá tình hình chính trị tại Việt Nam
- Việt Nam sẽ ban hành một qui chế kiểm soát gameonline
- 15 quốc gia bị xem là kẻ thù của Internet
- Ông Lê Hồng Hà nhận định về bài của ông Ðỗ Mười khi bàn về định hướng XHCN
- Trao đổi thư tín với thính giả (Ngày 24-11-2005)
- Một số tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo trong nước tiếp tục gặp khó khăn
- Hội luận trong và ngoài nước về quyết định đưa Việt Nam trở vào danh sách CPC
- Phỏng vấn hai nhân chứng cuộc xô xát giữa công an với Hòa Thượng Thích Quảng Ðộ
- Hoa Kỳ tiếp tục giữ quyền quản lý mạng lưới internet toàn cầu
- Trao đổi thư tín với thính giả (Ngày 17-11-2005)
- Chuyến đi thị sát tình hình tôn giáo tại Việt Nam của phái đoàn Ðại sứ quán Hoa Kỳ
- Việt Nam bị duy trì trong danh sách CPC có nghĩa gì?
- Trao đổi thư tín với thính giả (Ngày 10-11-2005)
- Hà Nội phản bác việc Hoa Kỳ giữ tên Việt Nam trong danh sách CPC