Trao đổi thư tín với thính giả (Ngày 16-6-2005)


2005.06.16

Thy Nga, phóng viên đài RFA

Mấy tuần nay, rất nhiều thính giả đã viết hay gọi đến RFA Việt ngữ để bày tỏ ý kiến về việc Thủ tướng Việt Nam sang công du Hoa Kỳ.

PhanVanKhai200.jpg
Thủ tướng Phan Văn Khải. AFP PHOTO

Trong thư hoặc lời nhắn, quý vị nói lên những nguyện vọng của mình và của người dân Việt nói chung, đưa ra với ông Phan Văn Khải. Nhiều vị khác thì nhận định về sự kiện đó. Theo thính giả ký tên là “Người Cần Thơ”

“Đây là dip may đúng lúc cho Việt Nam, đúng lúc vì trong nuóc, ngay noi bô các đảng viên cao câp nhu ông Võ van Kiêt hoac nhung đảng viên lão thành cung thấy nhiêu sai lầm trong gia đoạn sau cuôc chiến, là thay vì doàn kêt toàn dân xây dung dât nước, thì lai gây thêm hân thù khiên hâu quả kéo dài tới giờ.

Nhân cơ hội sang công du nước Mỹ, ông Phan văn Khải nên thi hành nhung thỏa hiêp vê tu do tôn giáo và bao dam nhân quyên, mà đã bàn luận voi Hoa Kỳ. Cung nên dua tay ra bat va nhận nhung sai sot voi người Việt hải ngoại, đó là cách hòa giải tốt nhât mà không sợ bẽ mặt. Nếu làm duoc nhu vây thì hop voi lòng dân.”

Các thính giả Hoàng Trung Nghĩa và Lê Anh Tuấn sau khi nói lên những nguyện vọng nêu ra với ông Phan Văn Khải, đã nhắn trong “Hộp thư thoại” của RFA Việt ngữ như sau: (Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên)

“Hộp thư thoại” cũng nhận được lời nhắn của một thính giả trẻ ở trong nước, mà chúng tôi xin gọi tắt là L.V.H. Lần này, bạn cho biết về trường hợp của mình bị gây khó khăn về học hành, chỉ vì là người theo đạo công giáo.

Nhận định về chuyến đi của Thủ tướng Khải sang Hoa Kỳ * Trở lại với việc Thủ tướng Khải sang Hoa Kỳ, thính giả Nguyễn thị Mỹ Linh phân tích rất kỹ về quá trình của ông ta. Kế đến, nhận định về tình hình giữa Việt Nam, Trung Quốc và Hoa Kỳ, bạn Mỹ Linh cho rằng:

“… Trung Quốc biết rõ Việt Nam đang đu dây với Hoa Kỳ qua việc bộ trưởng Quốc Phòng Phạm Văn Trà gặp gỡ đối tác Hoa Kỳ là tổng trưởng Donald Rumsfeld. Kế đến, 2 tàu chiến Mỹ vào cảng thành phố Hồ-chí-Minh và Đà Nẵng.”

Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, Michael Marine, đã chuẩn bị ra sao với các cộng đồng người Việt tỵ nạn ở Hoa Kỳ, để dọn đường cho chuyến Thủ tướng Việt Nam sang Mỹ? Theo bạn Mỹ Linh thì

"… Ông đại sứ có ý bắn tiếng với Hà Nội là Washington không hỗ trợ các tổ chức đấu tranh của người Việt định cư trên đất Hoa Kỳ.

Đổi lại, Việt Nam phải đồng ý với Hoa Kỳ về một số điều kiện, trong đó có điều kiện về sinh hoạt chính trị trong nước được tự do…" RFA Việt ngữ nhận được một số thư thính giả với những nhận định khá sâu sắc, điều này chứng tỏ là quý vị theo dõi thời sự rất kỹ.

Kêu gọi cảnh giác

Có vị lưu ý đến những hoạt động cùng lúc về mặt ngoại giao của giới chức Việt Nam vào khi Thủ tướng Khải chuẩn bị sang Hoa Kỳ, cứ như là bươm bướm ấy, để nhận định rằng Việt Nam giữ cái thế đi hai hàng, hay là mấy hàng, cốt chỉ nhắm có lợi cho mình mà thôi. Trong khi đó, thính giả Trọng Luân viết thư gởi bằng đường bưu điện đến RFA Việt ngữ để nhấn mạnh vấn đề không nên tin tưởng vào Cộng sản.

Từ trong nước thì một thính giả họ Dương đã nhờ người thân ở hải ngoại e-mail hộ, để cảnh giác mọi người về những thuật mà ông Khải được cử sang Hoa Kỳ, sẽ đem ra đánh lừa chính phủ Mỹ. Một thính giả tên Cường cũng cho rằng chuyến đi này của ông Khải

“nhằm lừa chính phủ và dân Mỹ lần nữa, để cho Đảng Cộng Sản Việt Nam được duy trì và tiếp tục độc quyền cai trị, chứ không có lợi gì cho nhân dân.

E-mail của thính giả Ngô Nhân:

“Ông Phan văn Khải từng trả lời ký giả rằng “Những người biểu tình chống ông là những kẻ thua trận, không có gì để nói.”

Theo những phát biểu tương tự đối với Hoa Kỳ, Hà Nội cũng luôn khoe khoang rằng Hoa Kỳ là phe thua trận. Vậy câu hỏi của chúng tôi là: Ông Khải sang Mỹ nhằm xin gì của những người thua trận?”

Các thính giả Đỗ Hữu Nghiêm, Nguyễn văn Tần, Phạm Thơ và nhiều vị nữa cũng đưa ý kiến về chuyến đi của Thủ tướng Việt Nam.

Sang Hoa Kỳ, ông Phan Văn Khải không thể tránh khỏi cuộc đụng đầu với các cộng đồng, các đoàn thể người Việt tỵ nạn nơi đây.

Chính sách “Đối ngoại” của Việt Nam

Nói đến chính sách “Đối ngoại” của Việt Nam, thính giả Y Văn vạch ra là

“Cộng sản Việt Nam gọi người Việt ở nước ngoài bằng những danh từ rất êm tai, nào là “Kiều bào ta ở nước ngoài”, nào là “Việt kiều yêu nước”. Nhưng trên các phương tiện truyền thông trong nước thì những danh từ êm ái như trên, lại đổi thành: “bọn lưu vong, phản động”, “các thế lực thù địch” và nhà cầm quyền luôn kêu gọi “quyết đập tan âm mưu diễn biến hòa bình”, vân vân …”

Do đó, thính giả Trần Sang ( hay Trần Sáng ) nói là cộng đồng người Việt tỵ nạn ở Hoa Kỳ nên tỏ rõ thái độ, để ông Khải và nhà cầm quyền Việt Nam “khỏi nói mãi rằng “Việt kiều là khúc ruột ngàn dặm” của họ!”

Tuy vậy, thính giả Nguyễn Thái Bình dặn dò là trong những biểu dương chống đối, người Việt hải ngoại cần phải giữ tinh thần kỷ luật.

Chuẩn bị “dàn chào” Thủ tướng cộng sản Việt Nam, các cộng đồng người Việt hải ngoại đang ráo riết cùng với các nhóm tranh đấu cho nhân quyền, tự do dân chủ hoạch định chương trình.

Lá thư của “Mạng lưới dân chủ Việt Nam”

Đặc biệt, “Mạng lưới dân chủ Việt Nam” đã gửi thư tới văn phòng Thủ tướng tại Hà Nội để mời ông Phan Văn Khải, nhân chuyến đến Hoa Kỳ, tham gia một buổi thảo luận với những người Việt ở ngoài nước về các vấn đề cấp thiết cho đời sống dân chúng trong nước.

Sau khi nghe bài phỏng vấn của chúng tôi với cô Minh Tâm, thành viên trong ban Điều hành “Mạng lưới dân chủ Việt Nam” về việc mời ông Khải thảo luận, một thính giả họ Đỗ và nhóm bạn nghe RFA ở miền Trung cho hay là dạo này, làn sóng RFA nghe rõ tại các tỉnh miền Trung và vùng cao nguyên, ông viết tiếp:

“Nhan dan trong nuoc rat quan tam den su kien nay, xem day la cơ hoi thuan loi nhat de 2 ben tim hieu nhau, giai quyet nhung bat dong giua trong va ngoai nuoc ve nhieu van de ve dan chu va nhan quyen ở Việt Nam.

Qua do, xem xet khả năng de tien den lo trinh dan chu hoa dat nuoc, thuc hien tu do dan chu, da nguyen chinh tri. Van de nay da tung duoc cuu Thủ tướng Vo Van Kiet đề xuat nam 1997-1998 nhung da bi một thieu số có chuc quyen o Trung uong gạt bỏ, lại còn chup mu ông Kiet mot cach vo ly.

Dự án đó cua ông Kiet duoc nhan dan ca nuoc ung ho qua cac cuoc tham dò dư luan thầm lặng, hoac qua Internet.

Đề nghị RFA Việt ngữ phỏng vấn các nhan vat đấu tranh cho tu do dan chu o trong nuoc nhieu hơn nữa, vì đó là những người mà dư luận chung quan tâm đặc biệt. "

Những đề nghị và phản đối

* Nghe tin Thủ tướng Khải sang viếng Hoa Kỳ, một thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa gởi thư bằng đường bưu điện đến RFA Việt ngữ để nhờ làn sóng của chúng tôi, nói lên các nguyện vọng của thành phần thương phế binh chế độ cũ là: xin cấp sổ Bảo hiểm miễn phí, và đòi lại quyền sở hữu nhà, mà không phải đóng tiền.

* Một thính giả tên là Vinh ( hay Vĩnh ) mà gia đình vẫn đang thống khổ bởi chế độ đương quyền, quyết liệt chống đối chuyến công du của Thủ tướng Việt Nam sang Hoa Kỳ:

“… Tôi co cha đang bi giam tai trai cai tao với án tu chung than vì bị ghép tội “âm mưu lat đổ chinh quyen dan chu nhan dan”.

Toi khong dong y ve chuyến đi cua ông Khải đến Hoa Kỳ khi mà Viet Nam van chua thuc su tự do, vấn đề tu do ton giao va tù chính tri ở trong nước van con la van de cần bàn luận.”

Những ý kiến khác của các thính giả

Trong chồng thư với những ý kiến như vừa trích đọc, chúng tôi thấy có lá email từ Việt Nam của thính giả ghi tên là “Công tác chính trị”

Bạn nghĩ gì về việc này? Xin email về Vietnamese@www.rfa.org

“Toi la mot nguoi theo khuynh huong chu nghia dan toc o Viet Nam, toi thay dang nhang nguoi Viet o Hoa Ky phan doi chuyen tham của thu tuong Phan Van Khai, theo tôi, đó la nhung hanh dong ngu xuẩn.

Những nguoi bieu tinh đó khong hieu ro ve tinh hinh trong nước, khong thấy su đổi moi o Viet Nam ngày nay, khong thay ro được chinh sach cua Viet Nam hien nay.”

Thưa ông “Công tác chính trị”, có lẽ đến phần này thì ông đã nghe qua một số thư của thính giả RFA, không những là người dân trong nước mà còn ở nhiều nơi trên thế giới nữa.

Sở dĩ chúng tôi nói là “một số” vì ban Việt ngữ RFA nhận được rất nhiều ý kiến và nhận định về việc ông Khải sang Hoa Kỳ, không thể trình đọc tất cả những thư đó trong phạm vi của mục Thư Tín được.

Ông nói rằng “những người biểu tình không hiểu về tình hình trong nước, không thấy rõ chính sách của Việt Nam.”

Đúng thế, ông “Công tác chính trị” ạ. Họ làm như vậy vì tới giờ, vẫn chưa nhìn thấy một cách cụ thể là chính sách của Việt Nam cải thiện được cuộc sống đồng bào trong nước, nhưng ông thì gọi điều này là “ngu xuẩn” đấy.

* Và một lá e-mail như sau của ông Trung Đào:

“Toi la nguoi Việt lam tai Dai sứ Mỹ ở Ha Noi. Toi da co thoi gian hoc tap, lam viec rat lau o nuoc ngoai nên toi rat hieu tam ly cua nguoi Viet o hai ngoai. Cac ban à, hãy nhin vao thuc te hien nay, chiu kho nhin nhan thong tin mot cach khách quan hon nua thi se thay minh la nguoi qua lac hau khong?

Chung ta la nguoi Viet, máu Viet, thì phải lam gi cho đất Viet chu khong phai om lay han thu quá khu mà quên mất tuong lai. Cong viec cua chung ta luc nay la lam sao hop tac xay dung lai đất Viet hung cuong, va cai do khong cach nao khac la phai bat tay voi chinh phu Viet Nam. Hãy nhin pho tong thong Nguyen Cao Kỳ, đó moi la con nguoi ma chung ta can hoc tap.

Chung ta co nhieu cach lam thay đổi chế độ ở Viet Nam, nhung luc nay chung ta can hop tac cung nhau xay dung lai dat Viet.”

Chúng tôi vừa trình đọc thư của một người Hà Nội, quý thính giả nghĩ sao về những lời trong đó? RFA Việt ngữ mong nhận được nhiều ý kiến của quý thính giả về thư này, cũng như về mọi vấn đề thời sự khác.

Nhận định của ông Bùi Tín

Thưa quý vị, ngoài việc ghi nhận ý kiến thính giả, RFA Việt ngữ vẫn tiếp tục phỏng vấn các nhân vật cũng như các chuyên gia nghiên cứu chính trị, để nghe họ nhận định về chuyến đi của ông Khải.

Sau khi nghe phát biểu của ông Bùi Tín trong một bài như thế, thính giả Nguyễn Hoàng Tân có ý kiến:

“Ông Bùi Tín muốn khuyên Thủ tướng Phan Văn Khải xin lỗi người Việt hải ngoại về việc nhà nước đối xử với những người thuộc chế độ cũ, kỳ thị gia đình và con em họ như thế nào tới nỗi họ phải rời quê hương.

Nếu tôi là ông Khải thì tôi sẽ nghe theo lời khuyên đó mà hợp với Chánh trị bộ Trung Ương bàn thảo việc xin người Việt hải ngoại quên đi những phát biểu của Đảng như “ngụy quân, ngụy quyền, …”

Cũng như những tuyên bố rằng “đế quốc Mỹ là kẻ thù không đội trời chung” để nhà nước khỏi cần ra nghị quyết 36 gì đó kêu gọi Việt kiều đầu tư tiền bạc và chất xám về nước, và cho tôi có thể chứng minh rằng câu nói để đời của tổng thống Thiệu là sai …”

Nhưng thính giả Anh Thư ở Saigon lại cho rằng:

“… Ông Bùi Tín cùng một số vị đưa đề nghị là Thủ tướng nên có lời xin lỗi với cộng đồng người Việt hải ngoại để họ góp phần xây dựng đất nước. Lời đề nghị này có phần thiếu sót vì những nạn nhân của chế độ Cộng sản mà còn ở trong nước, thì không được ai xin lỗi, hay hỏi ý kiến.

Và theo tôi thì vấn đề không chỉ là ông Phan Văn Khải xin lỗi Việt kiều là hòa giải xong để nhà cầm quyền cộng sản tiếp tục cai trị đất nước trong sự đàn áp, bóc lột, tham nhũng. Mà vấn đề là làm thế nào cho 80 triệu người dân Việt Nam có dân chủ, tự do, no ấm.

Việt kiều chỉ nói lên những gì mà dân chúng trong nước không dám nói vì sợ bị bắt bớ tù đày, chứ họ đã ra nước ngoài rồi, đâu cần đòi dân chủ tự do gì nữa.

Đối tượng phục vụ là 80 triệu dân Việt Nam nên vấn đề cốt lõi, theo tôi nghĩ, vẫn là: Phía nào, “cờ đỏ, hay cờ vàng”, mà cầm quyền một cách bạo ngược, tồi tệ, vi phạm quyền con người, thì ở đó có đấu tranh.”

Thư từ và email của các thính giả

Mấy tuần qua, RFA Việt ngữ nhận được rất nhiều thông tin do các nhóm hoạt động, tranh đấu chuyển đến.

Ngoài ra, nhóm “Góp gió” chuyển những chi tiết với nhiều đường link về vụ “Phụ nữ Việt tại Đài Loan”;

- thư gửi bằng đường bưu điện, của thính giả trẻ mà chúng tôi xin gọi tắt là B.V.H. ở Thủ Đức, kể về tình trạng trong nước với nhiều vấn đề mà bạn cho rằng hết sức tồi tệ; và

- Ông Bùi Nam, ứng cử viên dân biểu Hạ Viện Úc, gửi “Đề án lịch sử cho Việt Nam” do ông soạn về một giải pháp chính trị để kiến thiết nước nhà. Cám ơn quý vị và các bạn.

Chỉ ba ngày nữa là Thủ tướng Việt Nam đến Hoa Kỳ do đó, mục Thư Tín kỳ này không còn thời giờ nào để đọc thư nói về những vấn đề khác, mong quý vị thông cảm. Chúng tôi sẽ đọc những thư đó dần vào các kỳ tới.

Đã hết giờ cho mục của chúng ta, Thy Nga xin chào tạm biệt quý vị và các bạn nghe đài.

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.