Trao đổi thư tín với thính giả (Ngày 28-7-2005)

Thy Nga, phóng viên đài RFA

Như hằng năm, tháng Bảy là thời điểm mà ban Việt ngữ RFA duyệt xét lại toàn bộ công việc, nhất là về các chuyên mục, để sửa đổi và cải tiến cho chương trình tốt đẹp hơn lên.

DickRichter200.jpg
Ông Dick Richter, Tổng giám đốc Đài Á châu tự do. RFA PHOTO

Chúng tôi cũng có nhận được một số đề nghị và yêu cầu của thính giả - những ý kiến đó, anh chị em chúng tôi xin ghi nhận và liệu xem có thể thực hiện được không.

Các chương trình mới của Ban Việt Ngữ

Bây giờ, Thy Nga xin thông báo tiếp về các thay đổi trong chương trình là kể từ tuần này, chuyên mục vào sáng thứ Tư là “Diễn đàn bạn trẻ” do Trà Mi điều hợp.

- Vào chiều thứ Năm hằng tuần, Trà Mi sẽ trao đổi với bác sĩ Nguyễn Trần Hoàng cho mục “Sức khỏe và đời sống”

- “Trang phụ nữ” vẫn vào sáng thứ Hai nhưng do Hoài Hương phụ trách; và

- “Nhịp sống trẻ” được chuyển sang mục “Phát minh và cuộc sống” do Gia Minh thực hiện, sẽ đến với quý thính giả vào mỗi tối thứ Hai.

- Cũng xin thưa cùng quý thính giả là từ hai tuần nay, chúng tôi có chương trình “Cổ nhạc” phát vào tối thứ Bảy. Thanh Quang được giao phụ trách mục này vì anh vốn là một giọng ca Vọng cổ có hạng trong ban.

Những bài phỏng vấn

Những tiết mục kia thì vẫn như trước. Phản hồi mà RFA Việt ngữ nhận được dạo gần đây, Thy Nga trình đọc để quý vị cùng nghe nhé.

Về những bài phỏng vấn mà RFA Việt ngữ đã thực hiện, thính giả Nguyễn Nam viết

Tôi theo dõi chương trình của quý đài hàng ngày và phải công bình mà nói, nếu không có những cuộc phỏng vấn của các phóng viên của quý đài với các nhân vật dân chủ, tôn giáo, và những vị khác trong nước thì tình hình đàn áp ở Việt Nam sẽ ít được người biết đến.

“Tôi theo dõi chương trình của quý đài hàng ngày và phải công bình mà nói, nếu không có những cuộc phỏng vấn của các phóng viên của quý đài với các nhân vật dân chủ, tôn giáo, và những vị khác trong nước thì tình hình đàn áp ở Việt Nam sẽ ít được người biết đến.

Chúng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn quý đài đã có rất nhiều cuộc phỏng vấn bổ ích. Có thể nói rằng chương trình RFA và nhất là những bài phỏng vấn, đã đóng góp phần lớn trong việc thông tin về các vấn đề Việt Nam. Xin gởi lời thăm đến các anh chị trong đài, và đặc biệt là các phóng viên mà hầu như tôi đã quen được giọng của từng người.”

E-mail của thính giả Phan Ánh Nguyệt có đoạn như sau:

“Các tiết mục như phỏng vấn thành phần trẻ trong nước về tự do dân chủ mà các bạn ấy còn rất nhiều giới hạn, thật là hữu ích. Tiết mục phỏng vấn các cựu đảng viên đảng Cộng sản Việt Nam cũng rất là hay …

Chúc toàn ban biên tập và các phóng viên RFA gặt hái nhiều thành quả hơn trong công tác "thổi luồng sinh khí tự do dân chủ vào quê hương của chúng ta. Cám ơn quí đài.”

Những cuộc phỏng vấn của chúng tôi với các nhà tu hành, cũng được chú ý nhiều. Trong khi đó, thính giả Dân Việt đưa đề nghị:

“Chúng tôi thiết nghĩ quý đài nên lập một mục trên trang Web của quý đài về tiểu sử thật sự, về trình độ học vấn, đạo đức, v.v... của những người đó, ví dụ như Hồ Chí Minh, Đỗ Mười, Phan Văn Khải, Nông Đức Mạnh, ...

Quý đài hãy sử dụng phương tiện truyền thông, hay Internet để cho mọi người Việt trên thế giới có điều kiện tham gia. Tài liệu đó, rồi đây có thể dùng vào kiểm chứng cho sách sử Việt Nam...”

Ý kiến của thính giả

Và từ lòng thủ đô Hà Nội, bạn Hoa Quỳnh bày tỏ ý nghĩ:

“Tôi là thế hệ trẻ của thanh niên Việt Nam, khi được nghe những thông tin của quý đài thì cảm thấy rằng bấy lâu nay, chúng tôi được dạy dỗ trong sự giả dối. Vì thế nên chúng tôi rất quan tâm đến những thông tin của quý đài để được biết thêm những tin tức bị nhà nước Việt Nam che đậy.”

Thính giả Phạm Tú:

“Gần đây, tôi đã theo dõi chương trình của quý đài, hầu như mỗi sáng tôi đều mở tin tức của quý đài trong trang Web để nghe. Tôi rất thích các buổi nói chuyện và trao đổi tư tưởng của những người Việt trong và ngoài nước.”

Từ trong nước bay sang, lá e-mail với địa chỉ “Nhắn cánh chim chiều”

“Tôi sống và làm việc tại Việt Nam. Như tất cả mọi người dân khác ở trong nước, tiếng nói của chúng tôi quá bé nhỏ nên đành phải chịu hoàn cảnh sống như là địa ngục.

Nghe đài RFA đã lâu nhưng chưa lần nào gửi thư, hay là xem được trang Web của quí vị cả, tiếc quá! nhưng tôi không hề quên nghe mục “Thư tín” vào mỗi sáng thứ Năm …

Những cuộc phỏng vấn các ông tai to mặt lớn và những học sinh sinh viên thật là thú vị … Và qua các bài như về bà Khúc Minh Thơ, RFA đã tạo ra những nhịp cầu nhân ái, xin cám ơn các anh chị trong ban …

Những cuộc phỏng vấn các ông tai to mặt lớn và những học sinh sinh viên thật là thú vị … Và qua các bài như về bà Khúc Minh Thơ, RFA đã tạo ra những nhịp cầu nhân ái, xin cám ơn các anh chị trong ban …

Xin đề nghị phỏng vấn các phụ nữ từ Đài Loan trở về, hoặc những người sang Malaysia theo kế hoạch “xuất khẩu lao động” nhưng bị đưa về nước sớm hơn thời gian hợp đồng. RFA Việt ngữ nên có một diễn đàn để giúp đỡ những đồng bào bất hạnh đó.”

Đọc về hoàn cảnh của ông, Thy Nga cảm thấy buồn lắm. Ông nói là tiếc quá, không xem được trang Web RFA Việt ngữ.

Vâng, phải chi ông mở được để vào xem, ngoài những bài vở lưu lại, chúng tôi còn có các bài tài liệu được xếp đặt theo từng thư mục.

Ngoài ra, lại có hình ảnh kèm theo. Ông cũng biết đấy, hình ảnh có sức mạnh to tát trong việc chuyển tải tin, chả thế mà người Mỹ có câu “Một tấm hình mang ý nghĩa bằng cả ngàn lời nói” chẳng hạn như hình “bé gái chạy loạn, thân mình không còn quần áo vì bị bom Napalm làm cháy hết” đã góp phần làm thay đổi dư luận Mỹ về cuộc chiến Việt Nam.

Thư cảm kích của thính giả

Bài nói về bà Khúc Minh Thơ, người đã đưa được biết bao nhiêu gia đình H.O. đi định cư, thì chúng tôi nhận được nhiều thư cảm kích lắm, ông à. Bà Thơ được gọi là “người phụ nữ không chịu hóa đá” do ý chí son sắt của bà dù gặp phải tình cảnh nghiệt ngã.

Bà Khúc Minh Thơ không chịu đứng yên hóa đá mà quyết vượt lên trên nghịch cảnh. “Câu chuyện hằng tuần” mở cách nay không lâu mà được khen lắm.

Mục “Đời sống người Việt khắp nơi” do Thanh Trúc phụ trách, thì những bài tường thuật về các công cuộc từ thiện làm cho mọi người cảm động, và một số thính giả đã viết đến đài để ngỏ ý giúp đỡ các tổ chức từ bi bác ái đó. Cám ơn ông đã theo dõi chương trình của chúng tôi dù gặp phải nhiều cản trở.

Giọng nói của Ỷ Lan qua các tường trình từ Âu châu, chiếm được nhiều mến mộ vì chị là người ngoại quốc mà nói tiếng Việt rất giỏi. Thỏ thẻ giọng Huế nhưng Ỷ Lan không kém phần sắc bén trong những cuộc phỏng vấn, phải thế không thưa quý thính giả. (Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên)

Tin tức nhiều chuyện nhức đầu, và nhiều vấn đề đau thương lắm vì vậy vào cuối tuần, chúng tôi mở mục “Âm nhạc” với mong muốn đem lại cho quý thính giả chút thư giãn tâm hồn. Mục này được nhiều người ưa chuộng, như thư mới nhất mà chúng tôi nhận được, là của thính giả Nguyễn Cần

Chúng tôi đã hưu trí, sống ở một trong những tiểu bang ít người Việt, ít sinh hoạt văn hoá Việt, hiếm âm thanh nghệ thuật Việt. Nghe được RFA, quả là món quà tinh thần vô cùng quý hiếm.

“Chúng tôi đã hưu trí, sống ở một trong những tiểu bang ít người Việt, ít sinh hoạt văn hoá Việt, hiếm âm thanh nghệ thuật Việt. Nghe được RFA, quả là món quà tinh thần vô cùng quý hiếm.

Xin chân thành cảm tạ quí vị đã cho chúng tôi nghe những chương trình nhạc Việt. Nghe nhạc Dương Thiệu Tước, nghe tiếng hát của Minh Trang, chúng tôi tưởng như đang được sống lại những ngày nào của các năm 1950 ở Hà Nội, ở Sài Gòn …”

Nhận được lá thư với những lời chân tình và đầy ưu ái của bác, Thy Nga rất xúc động. Chỉ vài hàng thôi nhưng sự cảm nhận của thính giả đã làm cho mọi khó nhọc trong công việc bỗng tan biến đi, và anh em trong ban được khích lệ rất nhiều, đó bác.

Gia đình bác định cư ở tiểu bang nào vậy ạ? bác nghe RFA là qua đài địa phương tiếp vận, hay là trên Internet?

Toàn ban cũng xin gởi đến bác và quý quyến những lời chúc tốt lành nhất.

Ngoài những thư khen và đóng góp xây dựng, chúng tôi cũng có nhận được các thư phê bình, hoặc thư mang quan điểm khác biệt với những thư kia. Mỗi khi có thư như vậy, là chúng tôi trình đọc ngay để rộng đường dư luận, cũng như để thâu thập ý kiến của những thính giả khác. Chỉ thư nào khiếm nhã, hoặc đe dọa thì chúng tôi mới không đọc để quý vị khỏi phải nghe những lời đó.

Lời chia tay của Tổng Giám Đốc RFA, ông Dick Richter

Tuần này, thưa quý thính giả, là tuần mà ban Việt ngữ cũng như 8 ban khác trong đài, chia tay với ông Dick Richter, Tổng Giám Đốc RFA.

Xem thấy tin ông sắp sửa về hưu, đăng trên trang Web RFA, thính giả Lê Sơn Minh đã viết một bức thư dài bằng Anh ngữ gởi đến ông, để ngợi khen sự lãnh đạo của ông đã đưa RFA từ buổi thành lập đài đến thành công như ngày nay.

Trước khi rời đài, ông Richter có lời tâm tình sau đây cùng thính giả ban Việt ngữ, Thanh Quang trình bày chuyển ngữ:

“Tôi vui mừng được có dịp nói chuyện với quý thính giả tại Việt Nam. Tôi sẽ nghỉ hưu vào cuối tuần này sau chín năm kỳ diệu làm tổng giám đốc đài Á châu tự do. Chín năm đã qua, nhưng tôi vẫn còn nhớ như in những buổi phát thanh đầu tiên hướng về Việt nam.

Tôi vui mừng được có dịp nói chuyện với quý thính giả tại Việt Nam. Tôi sẽ nghỉ hưu vào cuối tuần này sau chín năm kỳ diệu làm tổng giám đốc đài Á châu tự do. Chín năm đã qua, nhưng tôi vẫn còn nhớ như in những buổi phát thanh đầu tiên hướng về Việt nam.

Khi đó, chắc không ai ở trong nước biết nội dung chương trình được gửi đến quý vị sẽ ra sao. Nay thì chắc quý vị đã rõ, và tôi hy vọng những chương trình ấy có ý nghĩa nào đó với quý vị. Ít nhất thì chúng cũng làm phong phú hơn đời sống của quý vị.

Luôn ước mong chương trình của mình là hoàn chỉnh, nhưng chúng tôi cũng biết là chưa đạt đến mức đó mặc dù đã thực hiện đựơc khá nhiều bước đi tích cực. Cũng phải nói thêm là trang Web của chúng tôi nay đã sinh động hơn hẳn trước đây, mong là quý vị cũng ưa thích.

Nhưng nếu có điều gì quý vị chưa hài lòng về chương trình hay trang Web thì vui lòng cho hay. Chúng tôi sẽ cải tiến cho tốt hơn vì đài Á Châu Tự Do luôn cố gắng đáp ứng càng nhiều càng tốt điều mà quý thính giả yêu cầu để cung cấp đến quý vị những gì mà quý vị không thể tìm thấy ở nơi nào khác.

Đã đến lúc chia tay. Cám ơn quý vị đã nghe chúng tôi trong thời gian qua, mong quý vị sẽ tiếp tục nghe, và xin chúc quý vị luôn may mắn.

Dick Richter Tổng giám đốc Đài Á châu tự do từ 1996 đến 2005”

Xin quý thính giả hãy cùng với anh em chúng tôi chúc ông Richter dồi dào sức khỏe và an vui trong những ngày hưu trí.

Đến đây, Thy Nga xin chào tạm biệt và hẹn tái ngộ cùng quý thính giả vào kỳ tới.

Thông tin trên mạng

- Radio Free Asia Founding President To Retire