Trao đổi thư tín với thính giả (Ngày 11-8-2005) (I)

Thy Nga, phóng viên đài RFA

Tuần qua, tin gây chú ý nhiều nhất là về vụ tín đồ Phật giáo Hòa Hảo bị đàn áp tàn bạo, và cả chục người bị bắt. Ngoài ra, có mấy người mất tung tích, và hai người tự thiêu. Nghe tin về các vụ hy sinh đó để bảo vệ chánh pháp, thính giả RFA nhiều người đã bày tỏ cảm nghĩ.

VoVanBuuHoaHao200.jpg
Ông Võ Văn Bửu đã từng tự thiêu trước đây, hôm 1-6-2005. Photo courtesy of PGHH.

Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo trong nước bị đàn áp

Bạn Minh Phát viết: "Tuy không là phật tử thuộc Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo nhưng được biết tin các tín đồ ở trong nước bị đàn áp, ép bức, tôi xin được góp ý như sau. Chúng ta đang sống ở thế kỷ thứ 21, tôi không nghĩ là một con người phải xin phép thì mới được theo điều mà mình tin tưởng.

Và ở một quốc gia như Việt Nam “độc lập tự do hạnh phúc” đây, nếu người dân nào muốn sinh hoạt tôn giáo thì phải đợi có phép, nếu không thì công an đàn áp tới mức các giáo dân phải tự thiêu hoặc chạy ra nước ngoài lánh nạn, do nhà cầm quyền bắt họ chỉ tôn thờ Đảng Cộng sản Việt Nam mà thôi! Thật là một nước “độc lập tự do hạnh phúc!”

Thính giả Nguyễn Văn Thiện (hay Thiên) có phản ứng như sau:

“Tôi vô cùng bức xúc trước tin dữ này. Thế mà chính phủ Hoa Kỳ luôn nghĩ rằng nhà nước Việt Nam sẽ tôn trọng mật ước về tự do tôn giáo mà họ đã đạt được trước khi ông Phan Văn Khải sang Mỹ.

Tôi vô cùng bức xúc trước tin dữ này. Thế mà chính phủ Hoa Kỳ luôn nghĩ rằng nhà nước Việt Nam sẽ tôn trọng mật ước về tự do tôn giáo mà họ đã đạt được trước khi ông Phan Văn Khải sang Mỹ.

Có lẽ, việc ông Khải sang Mỹ đã xong nên thỏa ước về tự do tôn giáo cho người dân Việt không còn hiệu lực nữa chăng?”

Tu sĩ mà vì vấn đề an toàn trong hoàn cảnh hiện nay, xin được gọi tắt là T.N.T. nhắn trong “Hộp thư thoại” RFA Việt ngữ như sau: (Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên)

Về những điều còn muốn nhắn nữa với ban Việt ngữ RFA, xin tu sĩ tiếp tục để lời nhắn trong “Hộp thư thoại” của chúng tôi.

Trong khi chúng tôi đang theo dõi diễn biến thì đã có thính giả nôn nóng vì chưa nghe được tiếng nói từ phía chức sắc đạo Hòa Hảo. Thế nhưng khi bài phỏng vấn của Đỗ Hiếu với cụ Lê Quang Liêm phát đi thì quý vị đã tạm hài lòng. Thính giả họ Phạm viết:

“Thay mặt một số thính giả lớn tuổi ở Little Saigon, cám ơn ban Việt ngữ RFA cho nghe cuộc phỏng vấn Cụ Lê Quang Liêm để thính giả hiểu thêm về tình trạng sinh hoạt tôn giáo ở Việt Nam.”

Và từ Pháp, thính giả Hoàng Quốc Dũng yêu cầu: (Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên)

Trong khi đó, thính giả Quốc Trần nêu câu hỏi là đối với Cộng sản thì liệu Tự thiêu có phải là một giải pháp tốt hay không?

Đồng bào Thượng Tây nguyên chạy sang xứ Chùa Tháp

Chuyện đồng bào Thượng Tây nguyên chạy sang xứ Chùa Tháp để lánh sự đàn áp của nhà cầm quyền Việt Nam, diễn ra đã lâu nay. Vào thượng tuần tháng Tám này thì đến vụ 67 người Khmer Krom đào thoát khỏi Việt Nam từ hồi tháng Sáu, được chính phủ Campuchea chấp thuận cho lưu lại xứ này.

Mời bạn tham gia mục Trao đổi thư tín với thính giả. Mọi email đóng góp xin gởi về Vietnamese@www.rfa.org

RFA Việt ngữ nhận được nhiều thư thính giả chia xẻ nỗi niềm của những người phải rời bỏ quê nhà, bất chấp tất cả để lánh nạn. Tuy nhiên cũng có thư như của ông Hiếu Nguyễn cho rằng

“Thường, người dân dễ bị các xu hướng chính trị kích động, dẫn dắt, có khi bắt nguồn từ những hậu ý cá nhân hay phe phái bên trong hoặc ngoài nước ...”

Trước làn sóng người Thượng chạy qua Campuchea, ông Hiếu khuyến cáo là chớ nên trở thành nạn nhân của sự lôi cuốn khôn khéo nào đó, có thể là từ bên xứ láng giềng? và người Việt hải ngoại đừng nhìn sự kiện đó một cách méo mó.

Nói đến Campuchea, có thư sau đây của thính giả với địa chỉ e-mail “It was the day” đề cập đến cuộc sống của đồng bào người Việt trên đất xứ Chùa Tháp, và ở các nước khác:

“Tôi đã có dịp đến thăm Campuchea. Đất nước rất đẹp, du khách rất nhiều, và một điều tôi nhận thấy tiến trình dân chủ đang từ từ định hình tại đây, khi có ít nhất ba đảng phái cùng vận động tranh cử trong thời gian tôi đến. Tôi chợt thấy buồn cho đất nước Việt Nam vẫn còn bị cai trị theo kiểu độc đảng.

Riêng về cộng đồng người Việt tại đây thì rất nghèo khổ, bị kỳ thị, sống trên những bãi rác khổng lồ, hoặc không một miếng đất dung thân, quanh năm suốt tháng lây lất trên những chiếc bè trôi nổi trên Biển Hồ. Có rất nhiều trẻ em không được đến trường.

Tôi chợt nghĩ đến Nghị quyết 36 của nhà cầm quyền Việt Nam dành cho Việt Kiều. Đúng ra, chính phủ Việt Nam nên dùng tinh thần của nghị quyết này để lo cho các kiều bào tại Cambodia, Lào, Trung Quốc và Đài Loan thì hơn.

Tôi chợt nghĩ đến Nghị quyết 36 của nhà cầm quyền Việt Nam dành cho Việt Kiều. Đúng ra, chính phủ Việt Nam nên dùng tinh thần của nghị quyết này để lo cho các kiều bào tại Cambodia, Lào, Trung Quốc và Đài Loan thì hơn.

Tôi nghe nói kiều bào bên Trung Quốc làm việc rất cực khổ tại các nông trường, rất thiếu thốn văn hóa Việt Nam, họ đang từ từ mất đi văn hóa Việt. Ở Đài Loan thì ai cũng đã nghe nói tới cảnh bóc lột, đánh đập, hãm hiếp phụ nữ Việt.

Chính quyền Việt Nam hãy chứng tỏ tính “nhân bản” của Nghị quyết 36 về chính sách dành cho Việt Kiều bằng cách chăm lo cho những người Việt đang sống tại các nước đó.

Còn Việt Kiều tại Mỹ, Canada, Úc, Châu Âu, Nhật Bản … thì ít nhiều đã ổn định và có một vị trí trong xã hội của nước sở tại, tôi nghĩ họ không cần đến sự “quan tâm” của Nhà Nước Việt Nam.”

Nghị quyết 36 đối với Việt kiều

Chính sách mới của Nhà nước đối với Việt kiều qua Nghị quyết 36 thì rất nhiều thính giả RFA tỏ ra hoài nghi, và không còn tin tưởng gì nữa từ khi nghe vụ bia tưởng niệm thuyền nhân tại Indonesia và Malaysia bị đục bỏ.

Đề cập đến cuộc phỏng vấn của Nam Nguyên với ông Nguyễn Chơn Trung, Chủ nhiệm Ủy ban về Người Việt Nam ở Nước Ngoài, thính giả Trần Kiệt nhận định:

“Hai ông nói hai ngôn ngữ khác nhau. Chữ "Đạo lý" của ông Nam Nguyên có nghĩa là “Đạo đức đối xử của con người với nhau”.

Người nào làm sai thì phải nhận lỗi và xin lỗi, người nào bị oan thì phải được minh oan và đền bù. Cái đạo lý đơn giản của người Việt Nam và của cả nhân loại, sống thế nào để xứng đáng là con người.

Trong khi đó, ông Nguyễn Chơn Trung hiểu chữ “Đạo lý” như là một chính sách của Đảng Cộng sản đối với Việt kiều, từ giờ trở đi sẽ cố gắng thi hành Nghị quyết 36 để không còn đối xử phân biệt với Việt kiều nữa.

“Đạo lý” của ông Nam Nguyên là đạo lý con người. “Đạo lý” của ông Nguyễn Chơn Trung là đạo lý Cách Mạng Cộng Sản. Đến bao giờ thì hai ông mới nói cùng một ngôn ngữ? Tới bao giờ thì người Việt Nam sẽ nói cùng một ngôn ngữ??

“Đạo lý” của ông Nam Nguyên là đạo lý con người. “Đạo lý” của ông Nguyễn Chơn Trung là đạo lý Cách Mạng Cộng Sản. Đến bao giờ thì hai ông mới nói cùng một ngôn ngữ? Tới bao giờ thì người Việt Nam sẽ nói cùng một ngôn ngữ??”

Phản ứng của thính giả Quốc Trần:

“Ông Nguyễn Chơn Trung nói rằng “Nghị quyết 36 Hòa hợp hòa giải dân tộc” là đạo lý! Theo tôi thấy thì từ lúc có cái nghị quyết trịch thượng đó, các cộng đồng người Việt hải ngoại lại càng đấu tranh hơn nữa.”

Thính giả Hoàng Văn Khoa định cư ở Canada phân tách ra 5 thành phần Việt kiều theo thời gian và hoàn cảnh rời Việt Nam. Theo ông, nhóm “di tản trong dịp 30 tháng Tư 1975” và nhóm “vượt biên, vượt biển” nay lên tới trên một triệu người và có đủ chất xám, chất xanh, nhưng đảng Cộng sản Việt Nam khó thể nắm đầu được hai thành phần này.

Trong khi đó, thính giả Nguyễn Văn Thiện đưa ra 7 điều mà theo ông, nếu thực hiện cụ thể thì có hòa giải, hòa hợp ngay mà chẳng cần phải nghị quyết này, hay chính sách nọ. 5 điều đầu là về sự tự do đi lại và sinh hoạt của người Việt hải ngoại khi lưu lại Việt Nam.

2 điều sau là: “- Đừng dùng từ “Bọn phản động lưu vong” hay “Những lực lượng thù địch” nếu họ không đồng ý kiến với Nhà nước; và - Hãy thật thà, đừng dùng chính sách hai mặt với họ, khi cần thì tâng bốc, lúc không cần thì quay lưng trở mặt.”

Thanh Trúc xin gửi lời cám ơn nhà văn Phạm thị Quang Ninh đã chú ý đến những phóng sự về nạn buôn phụ nữ trẻ em từ Việt Nam qua các nước khác, do Thanh Trúc thực hiện trên làn sóng RFA; và gửi tặng sáng tác mới của chị là cuốn “Đời sống gần trong xã hội xa” trong đó có các truyện ngắn về tệ nạn ấy. Đến đây thì đã hết giờ, Thy Nga phải tạm ngưng. Phần sau, mời quý vị và các bạn nghe tiếp trong buổi phát thanh tối nay nhé.