Trao đổi thư tín với thính giả (Ngày 13-10-2005)


2005.10.13

Thy Nga, phóng viên đài RFA

Tuần qua, vấn đề thời sự được rất nhiều quý vị thính giả viết thư hay gọi điện vào đài chúng tôi góp ý kiến, là về Dự luật HR 415. Dự luật này do Dân biểu Loretta Sanchez của bang California, Hoa Kỳ hợp tác soạn, nhằm đòi lại nhà đất mà chính quyền Việt Nam tịch thâu của người dân Việt sau biến cố 1975.

Dự luật HR 415

LorettaSanchez150.jpg

Thính giả Vũ Xuân từ Toronto, Canada viết: "Chúng tôi hoan nghênh dự luật này và rất cám ơn nữ dân biểu Loretta Sanchez đã luôn đấu tranh cho quyền lợi của người Việt. Chúng tôi rất ước mong dự luật này được chính phủ và Quốc hội Hoa Kỳ thông qua, vì đó là Công bằng và Công lý."

Về những trường hợp người dân Việt bị chính quyền chiếm nhà đất, ruộng vườn thì kể không hết. Những vụ khiếu kiện vẫn tiếp tục diễn ra hằng ngày. Thính giả Lâm kể lại trường hợp của gia đình ông hồi đó:

“Một ngày mùa Xuân năm 1978, Công an xông vào nhà gia đình tôi (là một tiệm chạp phô nhỏ, phía sau và trên lầu là nhà ở, tại một quận lỵ vùng đồng bằng sông Cửu Long) trao cho một tờ biên nhận, đại khái nói là kể từ giờ phút này, căn tiệm thuộc về Nhà Nước. Chúng không cho bất cứ người nào trong nhà được đi ra ngoài mà không được chúng cho phép và kiểm soát. Kế đó, chúng bắt đầu kiểm kê, rồi đưa cho cha mẹ tôi tờ biên bản.

Thế là vài ngày sau đó, toàn thể gia đình tôi, tất cả là 9 người phải rời khỏi căn nhà thân yêu của mình. Chúng lấy tất cả vật dụng chớ không chỉ căn nhà mà thôi! Nhờ lối xóm thương tình cho gia đình tôi che một cái chòi lá ở tạm. Sau đó, cha mẹ tôi mới đi bằng xuồng chèo đến ở tạm với gia đình dì tôi cách đó khoảng 20 kilômét.

Rồi thì anh tôi đưa cả gia đình vượt biển. Chúng tôi may mắn được tàu vớt, đưa vào Singapore. Căn nhà bị lấy, toàn bộ tài sản bị chiếm đoạt, sau này thì chính quyền bán cho tư nhân để lấy tiền. Ba tôi rất uất ức vì đó là công khó hằng mấy chục năm trời vì vậy, ông bị ảnh hưởng tinh thần rất nặng. Dù được định cư ở Úc nhưng tâm trí ông bị khủng hoảng nặng, đôi lúc như người mất trí …”

"Dễ gì mà đòi được"

Chà chà, cái chuyện 1 dự luật tại Mỹ yêu cầu Nhà Nước ta trả lại những tài sản đã tịch thu, là chuyện khó thể tưởng tượng được! Rắc rối ở chỗ là những nhà bị Cộng sản Việt Nam tịch thu thì họ đã cho cán bộ vào chiếm hết rồi. Nay đuổi đi thì khó lắm, phải bồi thường tiền. Mà làm gì có chuyện Cộng sản xuất số tiền lớn ra bồi thường!

Một anh sinh năm 1975, tức là vào năm đất nước đổi chủ, từ thành phố Hồ-chí-Minh e-mail như sau:

“Chà chà, cái chuyện 1 dự luật tại Mỹ yêu cầu Nhà Nước ta trả lại những tài sản đã tịch thu, là chuyện khó thể tưởng tượng được! Rắc rối ở chỗ là những nhà bị Cộng sản Việt Nam tịch thu thì họ đã cho cán bộ vào chiếm hết rồi. Nay đuổi đi thì khó lắm, phải bồi thường tiền. Mà làm gì có chuyện Cộng sản xuất số tiền lớn ra bồi thường!”

Thính giả Thanh Tâm cũng tỏ ra hoài nghi về chuyện có thể đòi lại được nhà đất đã mất vào tay Cộng sản:

“Tôi rất biết ơn có các cánh én làm nên mùa Xuân cho những người đau khổ bị lãng quên ở Việt Nam. Bà dân biểu Sanchez có thể chiến thắng tại Quốc Hội Hoa Kỳ nhưng lại khó thể chiến thắng trong thực tế ở Việt Nam vì họ có chiến thuật cù cưa kéo dài vô tận. Vừa rồi, tôi nghe tin quan chức tỉnh Vĩnh Long chiếm trụ sở của Dòng Phaolô. Bây giờ còn chiếm, huống chi đã chiếm rồi thì làm sao trả nữa?”

Thính giả Diễm Phương ở trong nước, nói là “dễ gì mà đòi được” trong khi thính giả với địa chỉ e-mail là Tokyo cho rằng

“Chuyện Cộng sản trả lại nhà cho Việt Kiều là “vô khả thi” vì giá đất sau 5, 7 cơn "sốt đất" do Cộng sản tạo ra, đã làm cho những mảnh đất có nhà, cướp đoạt của Việt Kiều lên tới số chóng mặt. Không bao giờ Cộng sản lại xuất tiền ra như vậy!

Thêm nữa, nếu trả đất trả nhà cho Việt Kiều thì cũng phải trả lại những tu viện, chủng viện và rất nhiều bất động sản từ Bắc vào Nam, lại cho Giáo hội Công Giáo.”

Vấn đề “tham ô nhũng lạm”

Vấn đề “tham ô nhũng lạm” tại Việt Nam là chuyện nói hoài không hết. Trong chương trình RFA Việt ngữ, “Diễn đàn bạn trẻ” hội luận về vấn đề đó, đã được nhiều thính giả và bạn trẻ theo dõi. Bạn Phạm Tú đề nghị với người điều hợp diễn đàn này, là Trà Mi:

Bạn nghĩ gì về những ý kiến trên? Xin email về Vietnamese@www.rfa.org

“Các bạn trẻ trong nước đã nói ra những nỗi niềm bức rức, phiền muộn mà người dân lâu nay phải đè nén. Đề tài sắp tới, mình đề nghị chị Trà Mi chuyển sang vấn đề “Xí nghiệp Quốc doanh và Xí nghiệp tư nhân”.

Từ đó, giới trí thức trẻ mới phân tích ưu điểm và khuyết điểm của hai mô hình sản xuất cơ bản này, đưa đến việc nhận thức đâu là đúng, đâu là sai về việc Nhà Nước Việt Nam vẫn muốn phát triển kinh tế theo “định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa”.

Nói đến lãnh vực kinh tế thì thính giả Huyền Trương nhận định:

“Sau khi nghe cuộc phỏng vấn của anh Việt Long với ông Hoàng Thanh Phong, tôi không đồng ý với ông ấy về nền kinh tế đang phát triển của Việt Nam hiện nay. Đó là nền kinh tế ảo với mức đầu tư 1,6 tỉ đô-la vào năm 2004, như đài RFA đã nói cùng ngày. Bởi vì ba vấn đề chính:

1/ Các nhà đầu tư tư bản chẳng cần biết đến sự bốc lột và tham nhũng của những doanh nghiệp quốc doanh và tư doanh trong nước.

2/ Những doanh nghiệp quốc doanh và tư doanh trong nước đều dính líu ít nhiều, hối lộ đến các ông chủ kếch xù Cộng sản đỏ!

3/ Người dân trong nước đã bị “thuần hóa” tư tưởng: Dân miền Bắc hầu như bị tẩy não hoàn toàn sau hơn nửa thế kỷ. Dân miền Nam thì sau 30 năm bị kềm kẹp bởi sự đói khổ và đàn áp tinh thần. Tất cả, họ chỉ còn nghĩ đến cái ăn và cái "tôi" của bản thân và gia đình mà thôi!”

“Chính sách ngu dân”

Vấn đề thứ ba mà thính giả Huyền Trương vừa nêu ra, nhiều thính giả khác gọi là “chính sách ngu dân” để dễ bề cai trị dân chúng. Chẳng hạn như biện pháp kiểm soát người dân trong việc truy cập hệ thống thông tin toàn cầu Internet, vấn đề này, chúng tôi đang đưa ra hội luận trên “Diễn đàn bạn trẻ”.

Một thính giả ở San Jose để lời nhắn trong “Hộp thư thoại” về vấn đề này: (Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên)

Tạo hóa cho chúng ta lý trí ngõ hầu tìm hiểu những gì mới lạ, học hỏi những điều hay, điều dở; và từ đó lựa chọn lối sống cho mình. Nếu chúng ta khước từ quyền tự do tìm hiểu đó, và hơn thế nữa, bằng lòng để người khác bịt tai che mắt mình, giống như con ngựa kéo xe thồ, bị thằng nài bịt mắt che tai, bắt kéo xe qua lại mà vẫn tưởng là mình đang tiến nhanh, tiến mạnh lên Xã nghĩa! Như vậy thì bậc thức giả cũng đành chịu bó tay.

Và e-mail của bạn Vũ : “Tạo hóa cho chúng ta lý trí ngõ hầu tìm hiểu những gì mới lạ, học hỏi những điều hay, điều dở; và từ đó lựa chọn lối sống cho mình. Nếu chúng ta khước từ quyền tự do tìm hiểu đó, và hơn thế nữa, bằng lòng để người khác bịt tai che mắt mình, giống như con ngựa kéo xe thồ, bị thằng nài bịt mắt che tai, bắt kéo xe qua lại mà vẫn tưởng là mình đang tiến nhanh, tiến mạnh lên Xã nghĩa! Như vậy thì bậc thức giả cũng đành chịu bó tay.”

Trận bão lũ số 7

Ngoài các vấn đề chính trị kinh tế, tin tức và những hình ảnh về trận bão lũ số 7 đã gây nhiều thương cảm cho thính giả RFA. Người Việt ở hải ngoại xót đau cho đồng bào trong nước, đã nghèo khó, lại còn chịu cảnh bão lụt, hầu như mỗi năm. Nhiều người muốn tiếp trợ nhưng còn e ngại, như bạn trẻ sau đây viết:

“Em tên là Tim Đặng, hằng ngày em vẫn nghe đài RFA không thiếu một chương trình nào cả. Tin về bão lụt tại Việt Nam khiến em rất là xúc động. Không những riêng em, mà em cũng đoán là có rất nhiều người muốn giúp đỡ đồng bào trong nước tuy vậy, lại gặp cản trở vì phải qua chính quyền địa phương.

Theo ý kiến của em, ngoài những sự giúp đỡ của các Cha, các Sơ, các Thày, là nơi dựa tinh thần đáng quí; RFA nên đăng địa chỉ của những đồng bào bị bão lụt để người Việt hải ngoại gửi thẳng về địa chỉ đó cho nhanh, và tới tận tay người nhận. Dĩ nhiên là những địa chỉ này phải được xác nhận bởi các vị lãnh đạo tinh thần.

Một lần nữa, em xin cám ơn các anh chị trong đài RFA đã cho em nghe được những chương trình rất hay, trung thực, và xúc tích. Cầu cho những người đang bị thiên tai lũ lụt, và những người bị “áp bức nội tâm” được tai qua nạn khỏi.”

Ý kiến của em là RFA đăng địa chỉ từng người thì không thực tế, vả lại hầu hết những nạn nhân đâu còn nhà cửa nữa mà nhận! Tuy nhiên, những lời trong thư đã nói lên nhiệt tình của tuổi trẻ, cũng như “tình tương thân tương ái” của em gởi về đồng bào bên quê nhà. Cám ơn em.

Trong khi đó, thính giả Thanh Long sau khi đọc một bài viết trên VNExpress kêu gọi Việt kiều tiếp trợ nạn nhân bão lụt tại Việt Nam, đã không khỏi có những suy nghĩ như sau:

“Bạn Lam thân mến,

Lại nói đến “lá lành”, mình thử xem ở VN này phần lớn những cái "lá lành" là ai nhé, nếu tôi không nhầm thì họ là những người có chân trong chính quyền chứ làm gì có người nghèo mà ở những biệt thự lớn như vậy, trong những mảnh đất thật lớn, cưỡi trên những cái xe mà giá hàng "ngàn con trâu”.

Về việc quyên tiền giúp đỡ người bị nạn, một điều mà tôi luôn thắc mắc là chính quyền đã sử dụng những đồng tiền quyên góp đó như thế nào, mỗi người nhận được bao nhiêu? Chuyện này không những anh, tôi và mọi người, ai cũng muốn biết, để ít nhất cũng cảm thấy việc quyên góp những đồng tiền mô hôi nước mắt là đúng.

Chắc anh cũng cảm thấy lạ, sao tôi lại nói những chuyện này với anh phải không? Anh thường lên mạng và vào trang web VNExpress nay chắc cũng đã đọc những tin như: nhà tình thương bị rút ruột, cứu trợ bằng gạo mốc, v.v...

Việc làm này thật sai trái phải không anh? Nếu những người làm ra việc này là người cùng hoàn cảnh thì chắc mọi người cũng không trách nhiều lắm, nhưng đó lại là những người có tiền, có chức có quyền, ngay khi làm những việc đầy tình người này mà họ cũng không bỏ qua thủ đoạn nào để bòn rút, trục lợi trên những số phận mà có thể nói là tận cùng xã hội. Theo anh thì mình nên nhận xét thế nào về những trường hợp đó? Lại nói đến “lá lành”, mình thử xem ở VN này phần lớn những cái "lá lành" là ai nhé, nếu tôi không nhầm thì họ là những người có chân trong chính quyền chứ làm gì có người nghèo mà ở những biệt thự lớn như vậy, trong những mảnh đất thật lớn, cưỡi trên những cái xe mà giá hàng "ngàn con trâu”.

Nếu kêu gọi đóng góp giúp đỡ thì hãy kêu gọi họ, mà nói theo kiểu của bà Dương Thu Hương "cũng đến lúc họ phải nôn ra, vì sự thực những cái gì họ có để trở thành giàu sang cũng là ăn cướp hợp pháp của dân thôi".

Đây là ý kiến của tôi mong được cùng anh tham khảo thêm.”

Những thư mà chúng tôi vừa trích đọc, quý vị thính giả nghĩ thế nào, cho RFA Việt ngữ biết ý kiến với nhé.

Những ý kiến khác của thính giả

Trong “Hộp thư thoại RFA Việt ngữ” tuần qua, có hai lời nhắn không cho biết tên và nơi gọi. Nhân đây, chúng tôi cũng xin nhắc lại cùng quý vị nhắn trong “Hộp thư thoại” là hãy cho biết tên và gọi từ đâu vì như vậy, lời nói mới khả tín hơn. Nếu quý vị e ngại về điều này thì hãy nói thêm là “không muốn nêu tên” chúng tôi sẽ theo ý để bảo toàn cho quý vị.

radio hiệu Sony SW-33 kỹ thuật số, nằm gọn trong lòng bàn tay nhưng không bị nhiễu sóng. Giá mua tại Việt Nam chưa tới 90,000 đồng. Ở đâu tôi cũng mang theo được, kể cả khi đi du lịch. Một điều bức xúc nhỏ mà trước đây tôi không giải quyết được, thì nay nhờ nó mà tôi cảm thấy nhẹ nhàng, ham thích mỗi khi tới giờ phát sóng của đài.

* Về lời nhắn của Lịch Hà, bạn hãy truy cập Website của chúng tôi là www.rfa.org mở khung “Tiếng Việt”, rồi bấm vào “Nhân quyền” hoặc “Tư liệu” trên cái thanh chạy ngang qua màn ảnh computer, bạn sẽ xem thấy những bài phỏng vấn mà RFA Việt ngữ từng thực hiện với ông Hà Sĩ Phu, ông Bùi Tín, và những nhà dân chủ ở trong nước.

* RFA Việt ngữ cũng vừa có mục “Những câu mà quý thính giả thường hỏi”. Mời quý vị mở theo các bước như sau: Nơi trang “Tiếng Việt” hãy bấm vào “Hỗ trợ” trên cái thanh ngang qua màn ảnh, quý vị sẽ thấy hàng chữ “Những câu mà quý thính giả thường hỏi”. Bấm vào hàng đó, là có các câu giải đáp.

Trong mục “Hỗ trợ” còn có các ô

- Đăng ký “Bản tin hằng ngày” - Giúp nghe RFA trên mạng - Tải và cài đặt Audio player - Làm ăng-ten chống phá sóng

để quý vị có thể nghe và xem chương trình RFA Việt ngữ.

* Một trong những thính giả thường liên lạc với anh em chúng tôi, là bạn Nhân, vừa mua được cái radio nghe RFA Việt ngữ rất tốt. Bạn nhờ Thy Nga loan tin cho tất cả những vị nào còn mắc mứu trong việc ấy:

“đó là radio hiệu Sony SW-33 kỹ thuật số, nằm gọn trong lòng bàn tay nhưng không bị nhiễu sóng. Giá mua tại Việt Nam chưa tới 90,000 đồng. Ở đâu tôi cũng mang theo được, kể cả khi đi du lịch. Một điều bức xúc nhỏ mà trước đây tôi không giải quyết được, thì nay nhờ nó mà tôi cảm thấy nhẹ nhàng, ham thích mỗi khi tới giờ phát sóng của đài.”

Bạn rất thân tình chỉ bảo, Thy Nga xin cám ơn thật nhiều. Thế là từ nay, bạn Nhân không phải “tay chỉnh, tai nghe” nữa nhé, tha hồ mà nghe chúng tôi nói chuyện … mệt thì thôi … Đến đây thì đã hết giờ, Thy Nga xin tạm biệt quý thính giả và các bạn.

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.