Thy Nga, phóng viên đài RFA
Sau khi nghe tin về một đảng chính trị mới được lập ra trong nước, thính giả RFA một số rất phấn khởi, nhưng nhiều người lại tỏ ra hoài nghi. Trong "Hộp thư thoại" của ban Việt ngữ RFA tuần qua, có lời nhắn: (Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên)

Và một thính giả khác: (Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên)
Từ Pháp, bà Phan thị Dung nhận định đó là bước ngoặt:
Đảng Dân Chủ Nhân Dân tại Việt Nam
“Trong nước mà thành lập được một đảng đối lập, là chúng ta đã có một đột phá bắt đầu cho tiến trình dân chủ đáng chú ý …”
Từ nước ngoài, ông Nguyễn Quốc bộc lộ tình cảm của người Việt hải ngoại với đồng bào trong nước:
Tôi mừng khi nghe một đảng mới ra đời nhằm thay đổi đất nước cho mọi người dân được tự do và ấm no. Tôi muốn liên lạc để góp tay, đóng góp cho nền dân chủ của dân tộc.
"Tôi mừng khi nghe một đảng mới ra đời nhằm thay đổi đất nước cho mọi người dân được tự do và ấm no. Tôi muốn liên lạc để góp tay, đóng góp cho nền dân chủ của dân tộc." Ở trong nước, thính giả Việt Hải tỏ bày niềm vui và hy vọng, "tôi muốn tham gia để nói lên tiếng nói của mình".
Thính giả Minh Nguyễn “luôn cho rằng đó là điều tất yếu. Không sớm thì muộn, một và nhiều chính đảng đại diện cho các tầng lớp nhân dân sẽ được thành lập. Dù là đang “câu giờ” nhưng việc phải chấp nhận đa đảng rất có thể xảy ra tại Đại hội Đảng 10 lần này, nếu được sự hậu thuẫn tốt từ nhiều hướng …
Những người Dân chủ nên nắm bắt thời cơ này, khi mà mâu thuẫn trong hàng ngũ Cộng sản đang gia tăng mãnh liệt. Khối u tham nhũng đang di căn mạnh trong cơ thể của cái đảng tự gọi là "đầy tớ của nhân dân". Nay chính là lúc rất cần sự đoàn kết một lòng của những người đang bị áp bức bởi những kẻ "đày tớ" của mình." Thính giả Tuấn Kiệt lại tự hỏi: "Phải chăng, đó là một đảng "cuội" do đảng Cộng sản Việt Nam đặt ra?"
Thính giả Lê Quang kêu gọi hãy cảnh giác vì đó có thể là hỏa mù do nhà cầm quyền Việt Nam tung ra để gây hoang mang trong dân chúng.
Thính giả Nga Nguyễn e rằng đó là cái bẫy. Còn nếu như đảng Dân Chủ Nhân Dân đáng tin cậy, theo bà thì mọi người nên tham gia. Thính giả Huỳnh Lisa khẳng định
“Điều 4 của Hiến pháp Nhà nước Xã hội chủ nghĩa Việt Nam chưa bị bôi xóa thì làm gì có chuyện đảng này đảng nọ ra đời một cách dễ dàng như thế, ngoại trừ nó được nặn ra bởi bàn tay của Đảng Cộng sản.”
Thính giả Nguyễn Tùng ở Canada sau nhiều suy luận, cũng cho rằng đó là dàn dựng.
Phỏng vấn Linh mục Nguyễn Văn Lý
Tuần rồi, biên tập viên Đỗ Hiếu của chúng tôi đã liên lạc được với Linh mục Nguyễn Văn Lý để hỏi thăm về tình trạng của ông hiện nay. Bị giam 4 năm trời, rồi được thả ra hồi Tết vừa qua, Linh mục Lý vừa có đường giây điện thoại là RFA Việt ngữ tìm đến, phỏng vấn ngay.
Trong hơn 4 năm qua, mọi người không được nghe Linh mục Lý phát biểu gì, rồi lại có những tin đồn là ông bị mất lập trường sau khi bị giam cầm, do đó cuộc phỏng vấn này đã gây tiếng vang lớn.
Nay, chung tôi nghe duoc truc tiêp những câu tra loi của Cha Nguyễn Văn Lý qua cuộc phỏng vấn do quý đài thuc hiên. Những phát biểu đó nói lên tât ca ý chí, và xác minh lập trường của Cha Lý trong công cuộc tranh đấu cho Tự do tôn giáo tại Việt Nam.
Từ Bỉ, thính giả Thanh Xuân viết: "Nay, chung tôi nghe duoc truc tiêp những câu tra loi của Cha Nguyễn Văn Lý qua cuộc phỏng vấn do quý đài thuc hiên. Những phát biểu đó nói lên tât ca ý chí, và xác minh lập trường của Cha Lý trong công cuộc tranh đấu cho Tự do tôn giáo tại Việt Nam. " E-mail của bà Nancy Trần: "Bà con rất cảm động khi nghe tiếng Cha Lý, có người đã khóc."
Bạn Vi Sơn hiện cộng tác với một đài phát thanh tại Osaka, Nhật Bản / chương trình tiếng Việt, nhận định:
“Đây là lần đầu tiên sau khi ra tù, Cha Lý chính thức phát biểu tâm tư của ông. Nhờ đó, chúng tôi mới rõ được tinh thần của Cha, thay vì những đồn đại không hay.”
Cũng từ xứ Hoa Anh Đào, thính giả Vũ đăng Khuê cho rằng đây là một tin lớn vì "đã phá tan đám mây mù xuyên tạc bao quanh Cha Lý từ ngày Cha được thả khỏi tù". "Những tuyên truyền giả trá của chế độ cũng bị đánh tan" bạn Anh Khoa viết. Và thính giả Ngô Thông rất mừng là nhờ có cuộc phỏng vấn này mà "mọi người mới biết nguyên nhân về sự im lặng của Cha Lý."
Thính giả Cường Phạm ở thủ phủ người Việt tỵ nạn "rất cám ơn ban Việt ngữ RFA đã phỏng vấn Linh mục Nguyễn Văn Lý. Được nghe lại lời Linh mục Lý sau hơn 4 năm, nghe chua đã, tôi tìm mua báo Việt đọc cho đã."
Bạn Vinh ở Canada “nghe RFA từ khi đài bắt đầu phát thanh”, thính giả Hoàng Nhu cùng bạn hữu ở Louisiana, và thính giả họ Lưu đều khen ngợi bài phỏng vấn đó của Đỗ Hiếu.
Vấn đề tự do tôn giáo ở Việt Nam
Cũng về vấn đề tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhiều thính giả RFA có phản ứng ngay sau khi nghe tin Liên Hiệp Quốc lên tiếng về trường hợp đức Tăng Thống Thích Huyền Quang và Hòa Thượng Thích Quảng Độ bị giam giữ. Bạn Văn Nguyễn (hay Vân Nguyễn) viết:
“Sự kiện đã từ lâu mà mãi tới nay, Liên Hiệp Quốc mới lên tiếng! Hy vọng lần này, Liên Hiệp Quốc sẽ có biện pháp cụ thể kèm theo để buộc Việt Nam tuân thủ những điều đã cam kết trong Công Ước Quốc Tế về quyền dân sự và chính trị của công dân chớ không phải là lời nói suông.”
Sự kiện đã từ lâu mà mãi tới nay, Liên Hiệp Quốc mới lên tiếng! Hy vọng lần này, Liên Hiệp Quốc sẽ có biện pháp cụ thể kèm theo để buộc Việt Nam tuân thủ những điều đã cam kết trong Công Ước Quốc Tế về quyền dân sự và chính trị của công dân chớ không phải là lời nói suông.
Nghe tin về các nhà tu hành tiếp tục bị đàn áp tại quê nhà, ngay đến giới trẻ ở hải ngoại, như em Lee Trần cũng phải có ý kiến
“Biện pháp đàn áp cái kiểu quá đáng đó chẳng đem lại kết quả mà chỉ khiến người dân căm thù chế độ mà thôi!”
Giữa những tin tức như vậy thì lại có thư sau đây của thính giả Hồng Thắng viết rằng:
“Tôi là một công dân Việt Nam và tôi khẳng định không hề có chuyện ngăn cấm tự do tôn giáo. Tôi đang sống ở thành phố Hồ Chí Minh và tại đây, có tới cả trăm nhà thờ hoạt động công khai thường xuyên.”
Quý thính giả nghĩ thế nào về các thư mà chúng tôi vừa trình đọc? xin cho biết ý kiến với nhé.
Những cuộc biểu tình chống Thủ tướng Khải
Tuần qua, RFA Việt ngữ cũng nhận được thư của ông Thái làm việc tại một cơ quan của nhà nước Việt Nam, viết về những cuộc biểu tình chống Thủ tướng Khải trong chuyến công du vừa rồi:
“Tôi thấy chế độ hiện nay có rất nhiều chính sách tốt với dân chúng đấy chứ. Theo tôi thì chắc là những người biểu tình chưa bao giờ trở lại quê hương thành ra họ cứ nghĩ là Việt Nam như những năm 1945. Các bạn nên trở về để tìm hiểu.”
Lại nói về những cuộc biểu tình đó, có e-mail của thính giả Huỳnh Tuấn như sau:
Bạn nghĩ gì về những ý kiến này? Xin email về Vietnamese@www.rfa.org
“Toi nhận thấy là ông Nguyễn Bình Minh ở Úc, và bác sĩ Phạm Văn Can o thanh pho Ho Chi Minh co cai nhin sai lầm ve muc dich cua nhung nguoi bieu tinh đối với chuyen Mỹ du cua Thu tướng Phan Van Khai.
Sống ở nhung nuoc tu do dan chu, day la dip de nguoi Viet hai ngoai bieu hien su mong uoc cua ho ve mot nuoc Viet Nam duoc tu do va công bình hơn. Việc đồng bao hai ngoai biểu tình la chuyen đương nhiên, không biểu tình mới là chuyện đáng ngạc nhiên vì như thế co nghia la người ở hải ngoai khong để ý gì về đất nước.
Ho bieu tinh khong phai la để phản đối “một nước Việt Nam giàu có, hùng mạnh hơn” (như lời ông Nguyễn Bình Minh).
Nếu ông Minh có cái nhìn rộng hơn về cách sinh hoạt tự do dân chủ ở những xã hội tự do, thì tôi thấy không có gì mà ông phải xấu hổ cả.
Còn ve loi noi cua Bác sĩ Phạm Văn Can: “Các nguoi bieu tinh chong ong Khai la chong quyen loi cua dan toc Viet Nam” tôi xin tra loi rang: Nguoi đi bieu tinh là để đòi quyen lam nguoi, quyen tu do song, quyen duoc cong bang bao ve truoc phap luat, quyen duoc phat bieu y kien, van van ... cho dong bao ở trong nước đấy, chu khong chong ca nhan hay quyen loi cua ai ca!
Toi xin noi rang toi khong phai la nguoi bieu tinh, nhưng chuyến đi của Thủ tướng Khải cũng khiến tôi chú ý, và nuôi một hy vọng nho nhỏ là nhờ vậy mà Việt Nam sẽ tiến gần lại với thế giới hơn.”
Phản ứng về thư của một nữ sinh viên du học tại New Zealand
Tuần trước, sau khi nghe đọc thư của một nữ sinh viên du học tại New Zealand, thính giả Phạm Xuân viết:
“Nghe bạn chê trách hành động của những nhà dân chủ trong nước, như các ông Phạm Quế Dương và Trần Khuê, tôi cảm thấy xót thương cho dân tộc mình.
Có lẽ, cuộc đấu tranh cho Dân chủ và Tự do ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, cam go phía trước, khi mà những người trẻ như bạn, được đi du học và sống ở một nước tự do vẫn còn không thể tự mình nhận xét đúng đắn về hành động của những người đang đấu tranh hết mình vì sự tự do, dân chủ, và hạnh phúc của các thế hệ Việt Nam tương lai.”
Thính giả Lộc Nguyễn viết:
Toi luon ton trong y kien rieng cua co ta vi toi hieu day la luat choi dan chu rat can thiet mà toi da hoc hoi duoc o dat nuoc Hoa Ky nay. Tuy vay, toi van khong hoan toan dong y voi quan diem cua co ta. That khó ma giải thích, có phải do tài giỏi ma co ta được đặc ân để sang New Zealand du học?
“Toi luon ton trong y kien rieng cua co ta vi toi hieu day la luat choi dan chu rat can thiet mà toi da hoc hoi duoc o dat nuoc Hoa Ky nay. Tuy vay, toi van khong hoan toan dong y voi quan diem cua co ta. That khó ma giải thích, có phải do tài giỏi ma co ta được đặc ân để sang New Zealand du học?”
Ngoài ra, tuần qua, chúng tôi cũng nhận được lời nhắn của một nữ sinh viên khác, du học tại New Zealand: (Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên)
Thính giả Catherine Nguyễn cũng có ý nghĩ về nữ sinh viên đó:
"Cô đi du học tại New Zealand là mot nuoc dan chu tu do ma khong nhin thay su khac biet ve quyen loi cua nguoi dan o Viet Nam va ở New Zealand nhu tu do ngon luan, ton giao, bao chi, di lai, v.v… thi hoi rang co da hoc duoc gi trong may nam theo hoc o nuoc nay?" Thưa quý thính giả, các kỳ hội luận của bạn trẻ do Trà Mi điều hợp đã gây được nhiều sự chú ý, nhất là của giới trẻ trong và ngoài nước.
Nhận được nhiều e-mail của các bạn trẻ gởi đến góp ý kiến cho cuộc hội luận, Thy Nga phải nhờ “cô điều hợp” Trà Mi nêu những ý kiến đó trong một bài phát thanh khác. Các bạn đón nghe nhé.
Đến đây thì đã hết giờ, mục “Thư tín” của chúng ta phải tạm ngưng. Phần sau, Thy Nga mời quý vị và các bạn nghe tiếp vào buổi phát thanh tối nay.