Thy Nga, phóng viên đài RFA
Đã sáu chục năm nay, ngày 6 tháng Sáu được gọi là “Ngày dài nhất trong năm” để đánh dấu ngày quân đội đồng minh đổ bộ lên bờ biển Normandie, dẫn đến kết thúc Thế Chiến Thứ Hai.

Ngày 6 tháng Sáu năm nay với nhạc sĩ Châu Kỳ chắc cũng là “ngày dài nhất” vì đó là ngày mà ông lần đầu tiên đặt chân lên nước ngoài, một chuyến đi vượt những điều mong ước lâu nay của ông.
Được Trung tâm Thúy Nga bảo trợ qua Canada để thâu hình trong chương trình Paris By Night 78. Rồi từ Toronto sang California bên Mỹ, ông bà Châu Kỳ có dịp thăm thân nhân, và gặp lại bạn hữu nghệ sĩ thời trước.
“Phượng tìm Hoàng” lời Đinh Hùng, Châu Kỳ phổ nhạc, và Như Mai hát …
Thy Nga điện thoại sang Nam Cali hỏi thăm nhạc sĩ Châu Kỳ về chuyến đi thú vị này
(Thy Nga cũng xin thưa với quý thính giả là người nghệ sĩ với tinh thần “trẻ mãi không già” thường gọi nhau là “anh chị em” cho nên quý vị sẽ nghe Thy Nga gọi nhạc sĩ Châu Kỳ là “Anh” dù rằng kém tuổi ông rất nhiều).
(Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên)
Là một trong các nhạc sĩ kỳ cựu của làng âm nhạc Việt Nam, tới nay Châu Kỳ đã viết khoảng 200 nhạc bản gồm nhiều thể loại. Sáng tác đầu tay là bài “Trở về” mời quý vị thưởng thức qua giọng hát Ngọc Hạ.
“Trở về” …
Sinh trưởng tại Thừa Thiên, Huế trong một gia đình nghệ nhân vì thế ngay từ khi còn nhỏ, Châu Kỳ đã thích ca hát
“Huế xưa” qua giọng ca Quang Linh …
Trước khi trở thành nhạc sĩ, Châu Kỳ từng là ca sĩ do đó, Thy Nga đã yêu cầu ông hát vài câu để lưu lại kỷ niệm về chuyến đi này cho thính giả đài Á Châu Tự Do.
Mời bạn tham gia mục Âm Nhạc Cuối Tuần. Xin email về Vietnamese@www.rfa.org
“Một mình với guitar” cuốn 1 và 2. Ngoài ra, như nhạc sĩ Châu Kỳ vừa nói là vẫn sáng tác, sau 1975, ông còn có bài “Giọt đàn theo giọt lệ”, “Bỏ phố lên rừng” ghi lại hoàn cảnh chật vật phải bán nhà, ra ngoại ô trú ngụ, “Bóng mát Tân Quy” phổ thơ Kiên Giang, …
Ông có tiếng là “Vua phổ thơ” vì đã soạn rất nhiều bài theo ý thơ từ Tố Như, Đinh Hùng cho đến những bài thơ của thân hữu.
Nhạc sĩ Châu Kỳ cho hay là gần đây, bộ Văn Hóa - Thông Tin đã cho phép phổ biến lại một số sáng tác trước 1975 của ông.
“Tôi chưa có mùa Xuân” …
“Tôi chưa có mùa Xuân” qua giọng hát Chế Linh, một trong những ca sĩ từng là “đệ tử” của Châu Kỳ. Các ca sĩ này tiếp tay tổ chức Đêm Hội Ngộ cho ông vào Chủ Nhật tới. Riêng Chế Linh thì dành nhiều thời giờ để kề cận nhạc sĩ Châu Kỳ từ khi ông sang Toronto.
Những nhạc bản của Châu Kỳ trước 75, Thy Nga có thể kể các bài được nhiều người ưa chuộng như “Đón Xuân này nhớ Xuân xưa”, “Hương Giang còn tôi chờ”, “Cố đô yêu dấu”, “Miền Trung thương nhớ”, “Từ giã kinh thành”, “Nước mắt quê hương”, “Khuya nay anh đi rồi”, “Giọt lệ đài trang”, … đến đây, mời quý vị cùng nghe bài
“Sao chưa thấy hồi âm” qua giọng hát Như Quỳnh
Cảm xúc khi nghe mùa Thu chết, Châu Kỳ viết bài "Mùa thu còn đó" để khẳng định "rằng mùa Thu vẫn sống dài trên sông núi, Hồ thu xưa, trăng nghìn nước vẫn sáng ngời …" Julie hát bài này rất hay.
Châu Kỳ thường viết chung với Hồ đình Phương như các bài “Con đường xưa em đi”, “Đừng nói xa nhau”, “Xin làm người tình cô đơn”, “Tiếng hát dân Chàm”, … “Nén hương yêu” thì viết với Duy Khánh. Bài “Mưa rơi” lời của Ưng Lang, “Chiều trên đồi thông” và “Người em Văn Khoa” lời Hoài Hương Tử, “Nhớ” thơ Tố Như.
Với ca khúc “Nhạc sĩ trong sương chiều” Thy Nga xin kết thúc chương trình về nhạc sĩ Châu Kỳ, và chúc vợ chồng ông bình an trên đường trở về quê hương. Chào tạm biệt và hẹn tái ngộ cùng quý thính giả vào kỳ tới.
“Nhạc sĩ trong sương chiều” (Mai Hương hát) …