"Bản Giao Hưởng Việt Nam 1975" của nhà soạn nhạc Lê Văn Khoa (II)

Thy Nga, phóng viên đài RFA

Từng chuyến, từng chuyến, hàng trăm ngàn người Việt không chấp nhận chế độ Cộng sản lên thuyền ra khơi. Với khát vọng tự do, họ bất chấp gió cuồng, sóng xô, bão táp …

0:00 / 0:00
LeVanKhoa200.jpg
Nhà soạn nhạc Lê Văn Khoa

Về điều này, nhà văn Phạm Xuân Đài nói rằng:

“Chúng ta phải nghe hành âm “Trên biển cả” để chia sớt nỗi khủng khiếp của hành trình vượt biển, để thấy thân phận nhỏ nhoi của con người trước sự gào thét của sóng gió…"

Đã biết bao nhiêu truyện kể, bài thơ, bài viết về những thảm kịch trên đường vượt biển. Gần đây thì có các tuyển tập “Hành trình Biển Đông” do Ngụy Vũ gom lại.

Tất cả những điều đó đã được Lê Văn Khoa diễn tả bằng âm thanh…

Nhà văn Phạm Xuân Đài phát biểu tiếp:

Mời bạn thưởng thức một vài bài nhạc trong "Symphony Vietnam 1975"

Introduction

Procession

Full moon

In the Depth of the Night

On High Sea

Hymn to Freedom

"… nhưng đồng thời, Lê Văn Khoa cũng cho chúng ta một cảm giác rất lạ lùng trong hành âm này, đó là sự vươn lên của ý chí, càng bị vùi dập thì con người càng mạnh mẽ … nó bỗng hiện ra giữa cảnh những chiếc thuyền bé nhỏ đang nghiêng ngả giữa sóng gió vô tình của biển cả …”

Hành âm 7 : “Hymn to freedom” (Ca ngợi tự do) …

Thy Nga: Tôi có cái thắc mắc vì sao mà nguyên cái công trình để nói về lịch sử cận đại của người Việt mà rồi người nghe lại nghe thấy không phải là tiếng Việt được hát lên, mà là một thứ tiếng khác?

Lê Văn Khoa: Có tới hai, ba lý do... Thy Nga: Khi đó, dân Ukrain vừa thoát khỏi vòng ảnh hưởng của Cộng sản. Thế thái độ của ban hợp xướng như thế nào lúc hát cái đoạn "Cộng sản Quốc tế ca"?

Lê Văn Khoa: Chắc là quý thính giả cũng muốn biết. Khi họ đàn đến đoạn nhạc đó, họ dừng và nhăn mặt...

Trong số những nhận định, có lời sau đây của nhạc trưởng Springfield Symphony Orchestra, Mark Russell Smith:

"“Symphony Vietnam 1975” của Lê Văn Khoa có đầy bi phẫn với khóe nhìn độc đáo, diễn tả vô cùng linh động cuộc chiến tranh Việt Nam.

Nhưng điều quan trọng hơn, là âm nhạc được viết khéo léo để dàn nhạc lột được ý mà diễn tả một người lẻ loi suy tư trong đêm vắng, hòa trong sự kinh hoàng của chiến tranh với màu sắc thật sôi động qua âm thanh. Nó có giá trị không những về mặt nghệ thuật mà còn có giá trị sâu xa trong tâm lý."

Mời bạn tham gia mục Âm Nhạc Cuối Tuần. Xin email về Vietnamese@www.rfa.org

Theo con mắt của nhiếp ảnh gia Phạm Mạnh Tiến thì

“Nhạc sĩ Lê Văn Khoa đã thành công trong việc để lại cho ông, để lại cho quê hương, để lại cho người nghe một tấu khúc lịch sử viết về chính cuộc đời họ; và trong một sự kết hợp may mắn giữa “Symphony Vietnam 1975” và “Kiev Symphony Orchestra and Chorus” ông đã đưa tấu khúc giao hưởng của mình, một tấu khúc của người Việt, lên hàng âm nhạc giao hưởng thế giới.”

Trong âm thanh “Bản giao hưởng Việt Nam 1975” Thy Nga xin chào tạm biệt quý thính giả.