Cái nhìn của các nhà lão thành cách mạng về biến cố 30-4


2005.04.27

Việt Hùng, phóng viên đài RFA

Sự kiện 30-04-75 cho tới nay sau 30 năm vẫn còn là nỗi trăn trở và in dấu trong trí nhớ của những nhà lão thành cách mạng, những người đã từng hi sinh cả cuộc đời, cả tuổi trẻ và cuộc đời mình với những mong mỏi cho một nước Việt ấm no, hạnh phúc.

Nhà báo Phạm Quế Dương, cựu Ðại tá quân đội nhân dân Việt Nam, người từng có thâm niên trong làng báo quân đội. Archive Photo

Vậy 30 năm sau biến cố 30-04, các nhà lão thành cách mạng có những suy nghĩ gì, Việt Hùng có bài ghi nhận.

Cụ Phạm Văn Xô

30 năm đã đi qua kể từ sau biến cố lịch sử ngày 30 tháng 4 năm 75, dư âm cuộc chiến hòa cùng niềm vui của một cuộc chiến tranh dài đã kết thúc vẫn còn đâu đó trong tâm trí của những người từng hi sinh cả cuộc đời cho một lý tưởng.

Cụ Phạm Văn Xô, nhà lão thành cách mạng với 75 năm tuổi đảng, năm nay đã bước sang tuổi 95 cho chúng tôi biết: (Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên)

Cuộc chiến kết thúc, chỉ thời gian ngắn sau đó những người chiến thắng bỗng nhiên nhận ra bản chất của cuộc chiến mà mình và đồng đội đã đổ xương máu.

Cựu Ðại tá Phạm Quế Dương

Bạn nghĩ gì về biến cố 30-4? Xin email về Vietnamese@www.rfa.org

Cựu Ðại tá Phạm Quế Dương, nhà báo quân đội, người từng theo suốt cuộc chiến: (Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên)

Thời gian qua đi, với những gì xảy ra sau đó, người nhà báo quân đội này bỗng đặt câu hỏi với chính mình, rằng lòng nhân ái của dân tộc Việt ở đâu. Nhà báo Phạm Quế Dương tâm sự: (Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên)

Từng là người lính, với ước vọng xả thân cho một Việt Nam tươi đẹp, cựu Ðại tá Phạm Quế Dương cũng cho biết, rằng ông không hề nghĩ tới một Việt Nam của 30 năm về sau như hiện nay: (Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên)

Cụ Trần Đại Sơn

Cũng với hiện trạng Việt Nam ngày nay, một lão thành cách mạng khác là cụ Trần Ðại Sơn với 60 năm tuổi đảng, đã có lời nhắn gửi thông qua câu chuyện mà ông kể dưới đây: (Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên)

30 năm qua đi, Việt Nam ngày nay là Việt Nam của thế hệ mới, của những người sinh ra và lớn lên sau cuộc chiến. Vậy thế hệ cha anh, những người từng cầm súng, từng đi trước sẽ để lại lời nhắn nhủ gì cho họ.

Cựu Ðại tá Phạm Quế Dương có lời: (Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên)

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.