Diễn Đàn Kinh Tế Thế Giới - 2005
2005.02.23
Tiến sĩ Mai Thanh Truyết
Từ ngày 26 đến 30/1/2005, hàng ngàn đại biểu đến từ 96 quốc gia đa có mặt tại thành phố Davos, Thụy Sĩ để tham dự Diễn đàn Kinh tế Thế giới-2005. Diễn đàn quy tụ nhiều lãnh đạo quốc gia, kỹ nghệ gia, và các tổ chức phi chính phủ, như Thủ tướng Đức, Tổng thống Yushchenko vừa đắc cử ở Ukraina, cựu Tổng thống Clinton, và nhà tỷ phú Bill Gate v.v...

Tuy là Diễn đàn Kinh tế thế giới nhưng nội dung 5 ngày thảo luận liên quan đến nhiều vấn đề môi trường và toàn cầu hóa, ngoài những tiêu đề kinh tế trên thế giới.
Có tất cả 12 vấn đề cần thảo luận, trong số đó có: - sự thay đổi khí hậu toàn cầu; - sự toàn cầu hóa cần được thể hiện bình đẳng hơn; - cung cách quản lý thế giới về kinh tế lẫn bảo vệ môi trường; - Và sự nghèo đói trên thế giới. Vì vậy hôm nay chúng tôi nhờ Tiến Sĩ Mai Thanh Truyết trình bày về những đề tài vừa kể.
Hỏi: Thưa Tiến sĩ Mai Thanh Truyết, nghị trình của diễn đàn Davos năm nay, ngoài các đề tài về kinh tế, là những vần đề cấp bách của toàn cầu như sự hâm nóng toàn cầu qua Nghị định thư Kyoto đã đi vào áp dụng hôm 16/2/05, và hiện tượng toàn cầu hóa, thì trong bối cảnh đó Tiến sĩ thấy quan điểm chung của các đại diện quốc gia như thế nào?
Đáp: Về dư luận chung, hầu hết đại diện các quốc gia đang phát triển vẫn còn tầm nhìn rất tiêu cực, còn đang nghi ngờ khả năng và thiện chí của những nhà lãnh đạo ở các quốc gia kỹ nghệ.
Họ không hy vọng đạt được bất kỳ tiến bộ nào trong việc thực hiện những lời hứa mà các quốc gia trên đã đưa ra trước đây để đối phó với các thách thức mang tính toàn cầu như Nghị định thư Kyoto, và việc giải quyết nạn xóa đói giảm nghèo trên thế giới.
Báo cáo Sáng kiến Quản lý Toàn Cầu kỳ này được phân phối trước khi khai mạc Diễn đàn đã nói lên tính cách nghi ngờ này.
Hỏi: Báo cáo Sáng kiến Quản lý Toàn cầu còn nêu lên những điểm nào khác hơn nữa không thưa Tiến sĩ?
Đáp: Dạ có thưa anh. Báo cáo còn nêu rõ những thất bại của nhiều quốc gia trong việc cải thiện các hạng mục mà họ đã hứa trong năm rồi như: giảm tỷ lệ nghèo đói, cải thiện lãnh vực y tế, giáo dục, nhân quyền và môi trường.
Nhìn chung những mối quan tâm nêu trên không được các quốc gia đang phát triển thực thi nghiêm chỉnh. Ngược lại, vẫn còn nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam càng làm cho tình trạng xấu đi, nhất là về mặt môi trường và ô nhiễm không khí.
Hỏi: Còn về các hợp tác quốc tế để giải quyết vấn đề chung của thế giới , thì các quốc gia phó họp ứng xử như thế nào trong năm qua, thưa Tiến sĩ?
Đáp: Nhìn chung, thế giới trong năm qua có nhiều biến động, nhiều thiên tai xảy ra khắp nơi, và nhất là cuộc chiến ở Iraq, và cuộc chiến chống khủng bố toàn cầu khiến cho những nhà đầu tư quốc tế chùng bước không dám thực hiện những cam kết như đã hứa ban đầu.
Như trường hợp Việt Nam, vì tình trạng môi trường ngày càng xuống cấp và quốc tế đã không nhìn thấy được những phương hướng giải quyết của Việt Nam dù trong ngắn hạn hay dài hạn. Do đó mức đầu tư ngoại quốc không đạt được kết quả như Việt Nam mong muốn.
Như trường hợp Việt Nam, vì tình trạng môi trường ngày càng xuống cấp và quốc tế đã không nhìn thấy được những phương hướng giải quyết của Việt Nam dù trong ngắn hạn hay dài hạn. Do đó mức đầu tư ngoại quốc không đạt được kết quả như Việt Nam mong muốn.
Hỏi: Trong cùng thời gian với Diễn đàn Kinh tế Thế giới 2005, thì Diễn đàn Xã hội Thế giới cũng đã diễn ra tại Porto Allegro, Brazil, Tiến sĩ vui lòng cho biết thêm về Diễn đàn này. Đáp: Đúng như anh nói, cùngngày 26/1, Diễn đàn Xã hội Thế giới đã nhóm họp quy tụ trên 5.700 tổ chức phi chính phủ trên thế giới. Diễn đàn này chấm dứt vào ngày 31/2/05 và có sự tham dự của Tổng thống Brazil, và Venezuela.
Chủ đề chính của Diễn đàn là phản đối mặt trái của tiến trình toàn cầu hóa do các quôc gia kỹ nghệ áp đặt, đặc biệt là Hoa Kỳ. Diễn đàn còn bàn thêm về sự bất công xã hội qua nạn nghèo đói, và sự hủy hoại môi trường của con người. Vấn dề năng lượng toàn cầu cũng đã được bàn thảo đến.
Một lần nữa, Hoa Kỳ sẽ phải chuẩn bị giải thích trước cộng đồng quốc tế về các vấn đề thay đổi khí hậu toàn cầu
Đặc biệt trong bài tham luận của Thủ tương Tonny Blair, Anh Quốc,, ông đã đặt vấn đề với Hoa Kỳ như sau: "Một lần nữa, Hoa Kỳ sẽ phải chuẩn bị giải thích trước cộng đồng quôc tế về các vấn đề thay đổi khí hậu toàn cầu". Vấn đề sự hâm nóng toàn cầu đã được Diễn đàn quan tâm nhiều nhất và là đề tài chính trong kỳ phó hội này.
Có sự tham gia của hàng ngàn đại diện, và cả những người hành động chống toàn cầu hóa. Đặc biệt hơn nữa, không khí chống toàn cầu hóa trong năm nay dịu bớt đi, không còn mang tính cách cực đoan và khích động như những năm qua nữa. Các đại diện đã kêu gọi trì hoãn biểu tình ở nhiều nơi trên thế giới có nhóm họp về Toàn cầu hóa .
Hỏi: Thưa Tiến sĩ, thiết nghĩ, vấn đề toàn cầu hóa, trên lý thuyết và đã được LHQ cổ võ là một tiến trình tối ưu cho thế giới trong tương lai, có mục đích mang tất cả các quốc gia trên địa cầu đến gần nhau hơn và cùng chia xẻ những phúc lợi mà thế giới đã cùng tạo dựng. Nhưng tại sao lại có nhiều nước chống đối, đặc biệt là những quốc gia đang phát triển?
Đây là một tiến trình trong đó mọi hợp tác, trao đổi, chuyển tải công nghệ, thông tin, y tế, xã hội v.v... sẽ lần lần được các quốc gia "giàu" san sẻ đến các nước "nghèo".
Đáp: Thưa anh, sở dĩ có sự chống đối trên toàn cầu là tùy theo nhận thức của chính phủ và trình độ dân trí của từng quốc gia về tầm nhìn toàn cầu hóa. Thậm chí có nhiều quôc gia đi đến quyết định là phản bác hoàn toàn tiến trình toàn cầu hóa. Tất cả chỉ vì tuyệt đại đa số các quốc gia này có tầm nhìn thiển cận về toàn cầu hóa và họ chỉ chú trọng vào khía cạnh kinh tế của vấn đề mà không nhìn đến toàn cảnh của tiến trình.
Đây là một tiến trình trong đó mọi hợp tác, trao đổi, chuyển tải công nghệ, thông tin, y tế, xã hội v.v... sẽ lần lần được các quốc gia "giàu" san sẻ đến các nước "nghèo". Nhưng ngược lại, hầu hết các quốc gia nghèo đều đi đến kết luận rất tiêu cực là " tiến trình toàn cầu hóa chỉ làm cách biệt xa thêm giữa các quốc gia nghèo và giàu" mà thôi.
Hỏi: Tại sao lại có trường hợp nghịch lý như thế thưa Tiến sĩ?
Đáp: Thưa cũng dễ hiểu thôi anh ạ. Đối với các quốc gia đang phát triển, quả thực hiện nay việc cân bằng giữa phát triển và bảo vệ môi trường không được tính toán nghiêm chỉnh. Từ đó làm chậm đi tiến trình chuyển tải công nghệ sạch và tiên tiến đến các quốc gia này.
Do đó, họ không tìm được lối thoát để giải quyết vấn nạn môi trường và tiếp tục làm tăng thêm mức độ suy thoái môi trường trong chính quốc. Thêm nữa vốn đầu tư quốc gia đa phần là vốn đầu tư ngoại quốc, bị thất thoát quá lớn do nhiều nguyên nhân khác nhau như: tham nhũng, quản lý không đúng cách, và không đủ trình độ và nghiệp vụ để khai triển một công trình lớn.
Hầu hết các công trình kiến thiết, xây dựng của Việt Nam đều bị thất thoát trên 60% vốn đầu tư do tham nhũng, có nhiều công trình sự thất thoát lên đến hơn 80% theo thống kê của Việt Nam.
Nếu lấy Việt Nam làm thí dụ, thì trong hầu hết các công trình kiến thiết, xây dựng của Việt Nam đều bị thất thoát trên 60% vốn đầu tư do tham nhũng, có nhiều công trình sự thất thoát lên đến hơn 80% theo thống kê của Việt Nam. Cũng do thiếu điều nghiên, dự án nhà máy lọc dầu Dung Quất đã làm tiêu tốn ngân sách quốc gia trên 200 triệu Mỹ kim và bị hủy bỏ nửa chừng.
Đối với Trung Quốc chẳng hạn, mặc dù mức tăng trưởng do phát triển đạt đến 8- 9% mỗi năm, nhưng theo ước tính của chính phủ quốc gia này thì mức tác hại đến môi trường qua phát triển trên có thể tương đương đến 7% tổng sản lượng quốc gia. Do đó mức phát triển chỉ còn lại 1- 2% mà thôi, và di hại do ô nhiễm môi trường sẽ không chấm dứt trong nhiều thế hệ sắp tới.
Hỏi: Tiến sĩ đã từng có nhiều bài phân tích về tiến trình toàn cầu hóa, thì đứng trước những bế tắc về toàn cầu như hiện nay, dù nhìn từ nhiều phía, Tiến sĩ có thể đưa ra những hướng đi nào khả dĩ có thể mang lại niềm hy vọng cho toàn cầu nhất là đối với các quôc gia đang phát triển?
Đáp: Qua nhiều bài viết từ nhiều năm qua, đặc biệt là chúng tôi có nêu lên trường hợp cân bằng phát triển và bảo vệ môi trường của Chi Lê (Chile) và Indonesia. Chi-Lê đã biết hạn chế phát triển qua việc khai thác mỏ đồng và kẽm lớn nhất trên thế giới để giảm thiểu việc ô nhiễm môi trường.
Theo Bảng xếp hạng năm 2004 của Báo cáo Thông tin Công nghệ toàn cầu quy tụ 102 quốc gia tại Geneve, Hoa Kỳ đã chiếm vị trí hàng đầu. Còn các quốc gia đang phát triển và Á Châu chiếm vị trí như sau: Singapore hang 2, Nhật Bản,12, Đài Loan,17, Hong Kong,18, Hàn quốc 20, Malaysia 25, Chi Lê, 26, Brazil 39, và Trung Quốc, 45. Việt Nam không được xếp hạng trong bảng này.
Cũng như Indonesia đã đẩy mạnh chương trình quôc gia về giáo dục nông dân trong việc quản lý và xử dụng các hóa chất dùng trong nông nghiệp đúng cách. Kết quả là trong cả hai quốc gia này, vấn nạn ô nhiễm môi trường không còn là một ưu tiên cấp bách phải giải quyết nữa.
Theo Bảng xếp hạng năm 2004 của Báo cáo Thông tin Công nghệ toàn cầu quy tụ 102 quốc gia tại Geneve, Hoa Kỳ đã chiếm vị trí hàng đầu. Còn các quốc gia đang phát triển và Á Châu chiếm vị trí như sau: Singapore hang 2, Nhật Bản,12, Đài Loan,17, Hong Kong,18, Hàn quốc 20, Malaysia 25, Chi Lê, 26, Brazil 39, và Trung Quốc, 45. Việt Nam không được xếp hạng trong bảng này.
Thành quả của Chi Lê đã nói lên một cách xác tín là: Bảo vệ môi trường phải là ưu tiên hàng đầu trong công cuộc phát triển quốc gia.
Hỏi: Gần đây nhất thế giới mới công bố bảng sắp hạng trong năm 2004 chỉ số môi trường của các quốc gia đang phát triển trong đó có Việt Nam, Tiến sĩ thấy tình trạng môi trường ở Việt Nam có tiến bộ hơn so với năm 2003 hay không?
Đáp: Dù không có bảng chỉ số xếp hạng môi trường đi nữa, chúng tôi cũng nhận thấy tình trạng mội trường của Việt Nam năm vừa qua càng xuống cấp trầm trọng, qua chính báo chí và truyền thông trong nước loan tin.
Tình trạng phế thải gia cư hay rác sinh hoạt đang đi dần đến bế tắc ở các thành phố lớn. Ngay cả ở những thị trấn nhỏ như Đà Lạt, tình trạng rác rến chất hàng đống trên khắp các đường phố, không được thu dọn đúng kỳ là hình ảnh xảy ra thường xuyên trước mắt của những du khách từng viếng thăm thắng cảnh này.
Các báo cáo y tế về tình trạng bịnh về mắt, và đường hô hấp, do khí thải và bụi thải hồi vào không khí đặc biệt là ở trẻ em khiến cho UNICEF càng quan tâm hơn nữa.
Trở lại câu hỏi về chỉ số môi trường ở Việt Nam, so với 146 quốc gia đang phát triển trên thế giới, Việt Nam đứng hạng thứ 127, sụt 7 hạng so với năm 2003. Điều này thể hiện đúng đắn tình trạng môi trường chúng tôi vừa nêu trên.
Trong không khí đầu Xuân, và để chấm dứt câu chuyện KH &MT hôm nay, chúng tôi chỉ có một ước mơ nhỏ là hy vọng trẻ em Việt Nam trong một tương lai không xa sẽ được ngắm nhìn rõ chú Cuội bên gốc đa già trên cung Quảng.
Kính chào Quý thính giả của Đài ACTD.
Những bài liên quan
- Bối cảnh Lịch sử của Chiến dịch Ranch Hand
- Hiện trạng môi trường ở hệ thống kinh rạch TP HCM
- Việt Nam xếp hạng 127/146 về mức độ an toàn của môi trường
- Năng lượng tái tạo
- Nghị Quyết của Bộ Chính trị về Bảo vệ Môi trường
- Một bước ngoặt của sự hâm nóng toàn cầu
- Khía cạnh Pháp lý của Vụ Khiếu nại chất Da cam của Việt Nam
- Năng lượng gió
- Báo cáo Hatfield
- Một bài học từ thảm nạn Chernobyl
- Năng lượng hạch nhân cho tương lai
- Xử lý nước thải bằng phương pháp vi sinh
- Bãi Rác Đông Thạnh: Thí Dụ Điển Hình cho Việc Quản Lý "Kém" (bài 2)
- Bãi rác Đông Thạnh: Thí dụ điển hình cho việc quản ký kém (Bài 1)
- Góp ý về việc phát triển đồng bằng sông Cửu Long