David Beasley - Phạm Điền
Biển Đông Hải của ta hay Bắc Kinh xem là Nam Hải của Trung Quốc là nơi có hải lộ chiến lược nắm một vai trò sinh tử về kinh tế và an ninh thế giới. Sự căng thẳng giữa Hoa Lục và Đài Loan ngang vùng eo biển càng làm cho vùng biển này nóng hơn nữa.

Hoa Kỳ không thể không chú tâm vào nhất cử nhất động trong vùng này, vì ảnh hưởng của nó rất lớn đối với các nước trong vùng và sự ổn định không những chỉ của vùng mà còn của toàn cầu. Giáo sư David Rosenberg, của khoa chính trị tại đại học Middlebury College mới đây đã nói chuyện đến vấn đề này.
Sáng kiến An ninh Container
Vùng biển phía Nam Trung Quốc đóng vai trò chính trong nền kinh tế và an ninh phần lớn của toàn cầu và đó là lý do tại sao Hoa Kỳ chú tâm kiểm soát khu vực này chặt chẽ hơn nữa. Có 6 quốc gia trong vùng phía nam biển Trung Hoa có chung biên giới biển, nơi hải lộ có 60% tàu chở dầu và 50% tàu chở hàng hoá của thế giới thông thương.
Giáo sư khoa học chính trị David Rosenberg của đại học Middlebury đã nhấn mạnh về tầm quan trọng của con đường biển chiến lược này trong buổi nói chuyện ở Viện Nghiên Cứu Quốc Tế về Đông Nam Á ở Washingtton DC hồi tuần trước.
Ông cho hay, sau ngày biến động 11 tháng 9 năm 2001 xảy ra, tầm quan trọng của vùng biển nam Trung Hoa đã buộc Hoa Kỳ đặt thành định chế hai biện pháp an ninh chưa từng được quy định trước đây. Biện pháp thứ nhất là CSI, chữ viết tắt cho Sáng kiến An ninh Container, được ban hành vào tháng Giêng năm 2002, làm thay đổi các luật lệ điều hành hải lộ và phương thức theo đó các luật lệ này được thi hành.
Giám sát và theo dõi việc kiểm soát an ninh
phải chấp thuận việc bổ nhiệm một viên chức thuế quan Hoa Kỳ giám sát và theo dõi việc kiểm soát an ninh. Rồi họ còn phải trang bị máy dò tất cả những kiện hàng.
Cho đến nay đã có có 18 trong số 20 hải cảng nước ngoài được Cơ quan Quan Thuế Hoa Kỳ cho là cần ưu tiên thực hiện, đã tuân thủ sáng kiến này, trong số đó có hai cảng lớn nhất là Hồng Kông và Singapore. Thế thì các quốc gia ký kết vào chương trình CSI phải làm gì để tuân hành quy định đó.
Ông Rosenberg cho biết rằng trước hết họ phải chấp thuận việc bổ nhiệm một viên chức thuế quan Hoa Kỳ giám sát và theo dõi việc kiểm soát an ninh. Rồi họ còn phải trang bị máy dò tất cả những kiện hàng.
Việc kiểm soát không những dò tìm võ khí sinh hoá hay các lọai võ khí qui ước mà còn cả những lọai phóng xạ, các lọai ma túy trái phép, các món khác cần quan tâm. Sau đó họ phải lập danh sách điện tử ghi lại những gì nằm trong các container đó cho Hoa Kỳ và tiếp tục nâng cấp các biện pháp đó theo những tiêu chuẩn sau này được loan báo.
Theo ông Rosenberg thì việc chuyển trọng tâm việc bảo vệ an ninh từ cảng đến sang cho cảng xuống hàng là “một sự thay đổi to lớn trong việc trao đổi hàng hoá, gửi hàng hoá toàn cầu”. Ông Rosenberg cho hay, điều đáng kể về sự thay đổi này được áp dụng khá nhanh chóng và êm ả, ít gặp phản đối.
Sáng kiến Cấm phổ biến võ khí
Biện pháp an ninh thứ nhì, được biết dưới tên gọi tắt là PSI tức Sáng kiến Cấm phổ biến võ khí, được ban hành vào tháng 9 năm 2003. Biện pháp này chủ yếu là nhằm tịch thu các lọai võ khí có khả năng hủy diệt lớn và các lọai kỹ thuật liên quan, trên đường biển cũng như đường hàng không, trước khi chúng rơi vào tay quân khủng bố hay những xứ bảo trợ cho khủng bố.
Ông Rosenberg giải thích: "Một biện pháp nữa được chính phủ Bush đưa ra là tìm cách lấy tin tức về những chuyến hàng khả nghi rồi cho lệnh chận bắt giữ các tàu hàng khả nghi để khám xét. Ngoài ra còn khuyến khích tất cả những nước tham dự cải tiến luật lệ của họ theo hướng dẫn tổng quát về những chất liệu cần cấm phổ biến".
Bạn nghĩ gì về vấn đề này? Xin email về Vietnamese@www.rfa.org
Ông Rosenberg cho hay vì những biện pháp đó tương đối mới và chưa áp dụng nhiều nên chưa kết luận là chúng có hữu hiệu hay không. Tuy nhiên ông đề nghị để làm giảm bớt sự bực bội của những quốc gia tham dự, Hoa Kỳ nên kiên quyết áp dụng hai sáng kiến CSI và PSI, nêu rõ các lợi ích khác như chống hải tặc, chống ô nhiễm, chống buôn lậu.
Thêm vào đó, ông Rosenberg nói rằng, nên cho các quốc gia tham dự được phản hồi ý kiến và trợ giúp về chi phí tham gia và huấn luyện nhân sự. Giữ được an ninh cho hải lộ có tầm chiến lược toàn cầu trong vùng biển Trung Hoa là một công tác nan giải.
Sau vụ khủng bố tấn công nước Mỹ ngày 9 tháng 11, việc đặt ra các biện pháp ứng phó trước các biến động có thể xảy ra, hẳn nhiên là những bước không thể tránh. Hoa Kỳ ý thức được điều này trong lúc các nước tham dự cũng cảnh giác và có sự tham gia các chương trình phòng chống đúng mức, mới có thể giúp tránh khỏi cảnh “mất bò rồi mới rào chuồng”.