Việt Nam trong bối cảnh Quốc Hội phê chuẩn nghị định thư gia nhập WTO


2006.12.02

Nam Nguyên, phóng viên đài RFA

Những vấn đề mới khi Nhà nước bàn giao trận địa Thương Mại Thế Giới cho doanh nghiệp. Tuần này chúng tôi chọn đọc các bài báo nổi bật về sinh hoạt chính trị xã hội, trong bối cảnh quốc hội đã phê chuẩn nghị định thư Việt Nam gia nhập WTO.

BusinessWTOShopping200.jpg
Một cửa hàng bán quần áo ngoại nhập ở Hà Nội hôm 27-10-2006. AFP PHOTO

Có lẽ không có sự đón chờ quốc hội phê chuẩn nghị định thư gia nhập WTO. Rõ ràng đây là một hoạt động thuộc về thủ tục đối với thể chế chính trị một đảng cai trị và quyền lãnh đạo tối cao thuộc về đảng cộng sản Việt Nam.

Quốc Hội phê chuẩn nghị định thư WTO vào chiều ngày 28/11 tỷ lệ bỏ phiếu thuận là 90%, văn bản về việc phê chuẩn được gởi tới WTO, 30 ngày kể từ thời điểm phê chuẩn, Việt Nam chính thức là thành viên tổ chức Thương Mại Thế Giới. Tất cả các trang báo điện tử trong nước đều có thông tin này trên mạng.

Có ý nghĩa nhiều mặt

Dẫu sao việc Việt Nam tham gia sân chơi thương mại toàn cầu là một sự kiện có ý nghĩa nhiều mặt. Nhà sử học Dương Trung Quốc một đại biểu quốc hội nhiều uy tín cho rằng, sinh hoạt nghị trường của Việt Nam cũng phải đổi mới để đáp ứng thời kỳ hội nhập:

“Tôi cảm nhận một nhiệm vụ rất khó khăn.Như phát biểu chất vấn của ông chánh án tòa án tối cao khi nhìn nhận từ góc độ xét xử là thiếu những thẩm phán và ngừoi đuợc đào tạo tốt; trong lĩnh vực làm luật cũng thế: lực luợng còn mỏng, trình độ đào tạo chưa bắt kịp trình độ thế giới.”

Tôi cảm nhận một nhiệm vụ rất khó khăn. Như phát biểu chất vấn của ông chánh án tòa án tối cao khi nhìn nhận từ góc độ xét xử là thiếu những thẩm phán và ngừoi đuợc đào tạo tốt; trong lĩnh vực làm luật cũng thế: lực luợng còn mỏng, trình độ đào tạo chưa bắt kịp trình độ thế giới.

Trong phiên họp kéo dài cả ngày 28/11 trước khi quốc hội phê chuẩn nghị định thư WTO, hội trường Ba Đình cũng có không khí sôi nổi khi các đại biểu đưa ra một số nhận định. Theo Việt Nam Express đại biểu Nguyễn Ngọc Trân bày tỏ sự lo ngại về phân hoá xã hội. Ông Trân cho rằng nhiều nước thành viên WTO tăng GDP tổng sản phẩm nội địa rất nhanh, nhưng chỉ tập trung vào tay một bộ phận dân cư rất nhỏ. Điều này có thể hiểu là hố sâu ngăn cách giầu nghèo ở Việt Nam vốn đã sâu sẽ càng sâu hơn, vì 75% dân số Việt Nam sinh sống ở nông thôn.

Vẫn theo Việt Nam Express, thẩm tra báo cáo của chính phủ về việc Việt Nam gia nhập WTO, uỷ ban đối ngoại của quốc hội lưu ý chính phủ là không nên lạm dụng bảo hộ một số ngành dịch vụ dù có lộ trình cho phép. Lý do là dễ gây ra trì trệ cho sự phát triển kinh tế trong nước. Chính phủ cần nghiên cứu để trong trường hợp cần thiết có thể điều chỉnh mức và lộ trình bảo hộ tạo ra khả năng cạnh tranh cao hơn và có lợi cho người tiêu dùng.

Quan điểm về vấn đề này được bộ trưởng thương mại Trương Đình Tuyển giải thích trước đó tại uỷ ban đối ngoại quốc hội. Theo đó chính phủ cho rằng, việc mở cửa thị trường dịch vụ đem lại lợi ích lớn, đặc biệt là các lãnh vực có ảnh hưởng rộng lớn đến toàn bộ nền kinh tế Việt Nam. Điển hình như lãnh vực ngân hàng, bảo hiểm, viễn thông và giao thông vận tải.

Một độc giả các báo mạng ở TP.HCM tán dương sự mở cửa thị trường dịch vụ, đặc biệt là đối với lãnh vực viễn thông. Ông phát biểu với chúng tôi về giá cả dịch vụ điện thoại di động giảm gần 10 lần sau khi thị trường có cạnh tranh:

“Hồi Việt Nam chỉ có 2 công ty của tổng công ty Việt NamPT cung cấp là Vinaphone và Mobiphone. Lúc đó giá thật mắc, phí hoà mạng 1 triệu rưởi, sau đó chưa gọi gì hết mỗi tháng cũng phải đóng 250 ngàn tiền thuê bao để duy trì số điện thoại, rồi gọi bao nhiêu tính thêm bấy nhiêu rất mắc.

Từ khi có thêm S Phone và mạng quân đội Viettel thì trên thị trường có cạnh tranh giá giảm rất nhiều, phí hoà mạng trên lý thuyết chỉ còn 150 ngàn nhưng luôn khuyến mãi miễn phí. Thuê bao cũng chỉ còn 60 ngàn. Bỏ giá phân vùng, thống nhất 1 giá. Mở cửa thị trường càng cạnh tranh người tiêu dùng càng lợi”

Tình hình cạnh tranh gay gắt

Theo các báo mạng, trình bày trước diễn đàn quốc hội ngày 28/11, bộ trưởng Trương Đình Tuyển nói rằng, sau khi gia nhập WTO, tình hình cạnh tranh gay gắt có thể làm một số doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn thậm chí dẫn đến phá sản, kéo theo đó là tình trạng thất nghiệp. Tuy nhiên ông Tuyển cho là tác động vừa nói có tính cục bộ và chỉ là ngắn hạn.

Theo bộ trưởng Tuyển, những ngành chịu sức ép nhiều nhất là kinh doanh chứng khoán, ngân hàng, phân phối hàng hoá và dịch vụ liên quan vận tải biển. Với nông nghiệp, áp lực cạnh tranh cũng rất lớn do sản xuất nhỏ phân tán, năng suất và chất lượng thấp trong khi bình quân đất nông nghiệp theo đầu người quá ít, giá trị sản xuất nông nghiệp trên một hecta canh tác chỉ đạt 30 triệu đồng.

Vào WTO tôi cho rằng gặt gái lớn nhất là buộc nền kinh tế Việt Nam phải minh bạch hơn, dễ dự báo hơn. Bởi các chính sách phải được công bố rõ ràng rành mạch để mọi người biết mà làm. Những cái đó sẽ tạo cho hiệp hội có vai trò. Còn hiệp hội làm được hay không là do bản thân hiệp hội có mạnh và đáp ứng được hay không.

Ngành có lợi rõ rệt nhất là dệt may bởi hạn ngạch sẽ được xoá bỏ. Chúng tôi xin thêm rằng, hạn ngạch dệt may vào Mỹ chỉ được xoá bỏ khi nào quốc hội Mỹ thông qua PNTR qui chế thương mại bình thường vĩnh viễn đối với Việt Nam.

Trên Việt Nam Net ngày 30/11, thứ trưởng thương mại Lương Văn Tự nói rằng thủ tục phê chuẩn cuối cùng đã xong, từ nay các nhà đàm phán bàn giao trận địa WTO cho doanh nhân. Cơ hội đã mở ra hết cỡ, thắng thua phụ thuộc vào mức độ thiện chiến của doanh nghiệp. Xuất phát điểm từ khi Việt Nam gia nhập WTO, thì kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam còn kém xa các nước trong khu vực.

Cụ thể năm 2005 dân số Việt Nam 82 triệu, xuất khẩu của Việt Nam đạt hơn 32 tỷ đô la, so với Thái Lan dân số 63 triệu nhưng trị giá xuất khẩu của họ là 100 tỷ đô la. Xuất khẩu của Việt Nam chỉ bằng 1/3 của nước bạn. Ông Lương Văn Tự thêm rằng, bản thân việc gia nhập WTO không có nghĩa Việt Nam giàu lên hay nghèo đi, mà đó là một cơ hội. nếu các doanh nghiệp tranh thủ được cơ hội đó, thì Việt Nam sẽ giàu có, doanh nghiệp vượt qua được thách thức thì sẽ tạo ra được cơ hội mới.

Theo Vietnam Net, thứ trưởng Lương Văn tự nhấn mạnh tới sự kiện Nhà nước chuyển cách quản lý theo phong cách mới. Trước đây quản lý bằng mệnh lệnh, chỉ thị can thiệp trực tiếp vào doanh nghiệp. Bây giờ sự can thiệp sẽ rất ít và chỉ ở những nơi có số vốn lớn của Nhà nước. Tuy nhiên theo ông Tự, cách quản lý tốt hơn là thông qua biện pháp gián tiếp như xây dựng pháp luật, chính sách và kiểm tra đôn đốc. Việc nắm từng ngành hàng, không giống như trước.

Nhà nước chuyển vai trò sang hiệp hội ngành hàng để bảo vệ ngành hàng, hợp tác liên kết để phát triển. Theo thứ trưởng Lương Văn Tự trong giai đoạn mới, vai trò của hiệp hội, ngành hàng rất quan trọng.

Cùng về vấn đề phải quan niệm vai trò hiệp hội một cách tích cực, chúng tôi trích ý kiến ông Vũ Ngọc Bảo tổng thư ký hiệp hội giấy Việt Nam trụ sở tại Hà Nội:

“Vào WTO tôi cho rằng gặt gái lớn nhất là buộc nền kinh tế Việt Nam phải minh bạch hơn, dễ dự báo hơn. Bởi các chính sách phải được công bố rõ ràng rành mạch để mọi người biết mà làm. Những cái đó sẽ tạo cho hiệp hội có vai trò. Còn hiệp hội làm được hay không là do bản thân hiệp hội có mạnh và đáp ứng được hay không.”

Nhận xét của cựu Thủ tướng Pháp

Phần còn lại của mục đọc báo mạng, chúng tôi ghi nhận một vài ý kiến của cựu Thủ tướng Pháp Michel Rocard do báo Tuổi Trẻ thực hiện và đưa lên mạng ngày 1/12/2006. Ông Michel Rocard 76 tuổi là một chính trị gia khuynh hướng xã hội, ông từng giữ chức Thủ tướng Pháp trong giai đoạn 1988-1991. Ông bà Michel Ricard đi du lịch xuyên việt từ Hội An, Huế tới Hạ Long, Hà Nội và Sa Pa.

Trả lời Báo Tuổi Trẻ, ông Michel Rocard nhận xét là Việt Nam đã đổi thay một cách đáng kinh ngạc. Năm 1994 ông từng ghé qua Việt Nam thì thấy đường phố toàn xe đạp, còn bây giờ thì xe đạp đã nhường chỗ cho xe gắn máy và ô tô.

Cựu Thủ tướng Pháp xem đây là một câu chuyện kinh tế thú vị, tuy nhiên ông cảm nhận rằng sự hiện diện của nước Pháp ở cựu thuộc địa này dừơng như ít ỏi hơn là dự kiến. Ông Rocard nói ông vui vì sự phát triển của Việt Nam và ông quan tâm đến Việt Nam ở thì tương lai chứ không phải ở quá khứ.

Cựu Thủ tướng Michel Rocard nhận định rằng, Việt Nam luôn chứng tỏ là quốc gia có đầy đủ năng lực tự quyết định vận mệnh của mình. Tất cả đều biết phát triển nhanh bao giờ cũng kéo theo phân biệt giàu nghèo, bất bình đẳng xã hội. Đây là nguyên nhân bùng nổ các xung đột. Vẫn theo ông Michel Rocard, ở Mỹ La Tinh trải qua một thời kỳ tăng trưởng nhanh, giờ đây ngừơi ta đang tìm cách kéo chậm nhịp lại, bởi tăng trưởng nhanh đã đẻ ra ngổn ngang bao vấn đề xã hội phải giải quyết.

Việt Nam phải tính toán theo thực tế của mình . Vị cựu Thủ tướng Pháp lưu ý Việt Nam rằng, đi theo tốc độ nào cũng cần nhìn lại những gì đã diễn ra trong lịch sử. Ông Michel Rocard nhận định tiếp rằng, Việt Nam đang phải đối phó với nạn tham nhũng. Tham nhũng nảy sinh do năng lực quản trị kém.

Nền kinh tế ngày càng phình to, hoặc qui mô doanh nghiệp ngày càng lớn, nhưng thiếu năng lực quản lý dẫn tới nhiều góc khuất, nhiều khâu thiếu minh bạch đã nuôi dưỡng tham nhũng. Việt Nam cần nỗ lực tăng cường năng lực quản trị.

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.