Nguyễn Khanh, phóng viên đài RFA
Chuyến đi Châu Âu của Tổng Thống Hoa Kỳ George W. Bush, Thủ Tướng Tony Blair thắng cử ở Anh Quốc, là các đề tài được báo chí thế giới nói đến trong 7 ngày qua và như thường lệ, chúng tôi thu thập để gửi đến quý vị trong khuôn khổ Tạp Chí Quan Ðiểm Truyền Thông Quốc Tế tuần này.

Thứ Hai tuần này, Tổng Thống Hoa Kỳ George W. Bush đã có mặt ở Quảng Trường Ðỏ để cùng với Tổng Thống Vladimir Putin của Nga và hơn 50 nguyên thủ các nước khác tham dự ngày chiến thắng phát xít Ðức.
Tại Hoa Kỳ, nhật báo USA Today cho rằng chiến thắng phát xít Ðức đã và vẫn là một chiến thắng vĩ đại. Tuy nhiên, bài bình luận của tờ báo này viết rằng để cho những chế độ độc tài không có cơ hội xuất hiện trở lại vẫn là một thử thách đầy khó khăn, điển hình là tình trạng chính trị ở ngay nước Nga, quốc gia vẫn lưu giữ võ khí hạt nhân, vẫn có ảnh hưởng đến nhiều khu vực.
“Lịch Sử Và Ðường Lối Ngoại Giao”
Làm sao để chế độ độc tài không xuất hiện trở lại ở ngay chính đất Nga? Tờ USA Today cho rằng cách tốt nhất là phải sử dụng các phương cách ngoại giao, và đó chính là điều mà Tổng Thống Hoa Kỳ George W. Bush đã làm khi có mặt ở Maxcơva.
Bài bình luận mang nhan đề "Lịch Sử Và Ðường Lối Ngoại Giao" của tờ USA Today viết: "Lên tiếng dạy dỗ người khác về dân chủ, đưa ra những lời tuyên bố cứng rắn ngay ở đất của người bị chỉ trích chỉ tạo nên những phản ứng bất lợi.
Cách tốt nhất để nói chuyện dân chủ với ông Putin là khẳng định với người đang lãnh đạo nước Nga rằng chính phủ do ông ta lãnh đạo, quyền hành ông ta đang nắm trong tay là hợp hiến. Washington có thể làm điều này với ông Putin bằng cách nhắc nhở Tổng Thống Nga biết trách nhiệm của ông ta, và chỉ khi nào ông ta làm tròn trách nhiệm lúc đó Hoa Kỳ mới ủng hộ cho Nga gia nhập các tổ chức quốc tế, thí dụ như Tổ Chức Mậu Dịch Thế Giới WTO.
Cách tốt nhất để nói chuyện dân chủ với ông Putin là khẳng định với người đang lãnh đạo nước Nga rằng chính phủ do ông ta lãnh đạo, quyền hành ông ta đang nắm trong tay là hợp hiến.
Ngoài ra, Hoa Kỳ cũng có thể chọn thời điểm thuận lợi nhất để lên tiếng ủng hộ các tổ chức dân sự, giúp các tổ chức này cơ hội để tiếp tục thúc đẩy dân chủ ngay trong nước Nga."
Ðó là những gì mà Tổng Thống Hoa Kỳ George W. Bush đã làm. Tại Maxcơva, Ông Bush chỉ nhắc đến tầm quan trọng của những thỏa thuận ông đạt được với Tổng Thống Nga, đồng thời ông cũng dừng chân ở Latvia và Gruzia để lên tiếng ủng hộ những nỗ lực mà các nước này đã làm trên đường hội nhập với Tây Phương.
Ông Bush nổi tiếng là người thẳng thắn, không thích khách sáo. Nhưng nhờ ngoại giao mà chuyến đi Nga và qua những nước từng thuộc Liên Xô cũ của ông đã để lại những ấn tượng sâu đậm.
Tạo quan hệ chặt chẽ với đồng minh
Theo tờ Boston Globe, một bài học khác của lịch sử mà ông Bush phải thu thập được trong chuyến đi Âu Châu mới kết thúc hôm Thứ Ba tuần này là phải tạo được quan hệ chặt chẽ với đồng minh. Bài bình luận của tờ Boston Globe có đoạn viết như sau:
"Khi mới lên làm Tổng Thống, chính ông Bush là người đã không để ý đến bài học để lại từ thời thế chiến thứ 2, coi thường quan hệ đồng minh mà ngay chính cha ông là Cựu Tổng Thống George Bush đã khéo léo dựng xây để có thể giải quyết được cuộc chiến tranh lạnh và đưa đến thống nhất của nước Ðức.
Khi mới lên làm Tổng Thống, chính ông Bush là người đã không để ý đến bài học để lại từ thời thế chiến thứ 2, coi thường quan hệ đồng minh mà ngay chính cha ông là Cựu Tổng Thống George Bush đã khéo léo dựng xây để có thể giải quyết được cuộc chiến tranh lạnh và đưa đến thống nhất của nước Ðức.
Thật là tốt cho Hoa Kỳ và cho những nước đồng minh nếu ông Bush lắng nghe điều mà ông Puitn nói ở Quảng Trường Ðỏ hôm thứ Hai đầu tuần này là không thể chia chiến thắng phát xít Ðức ra thành chiến thắng của chúng tôi hay là chiến thắng của người khác được, mà là chiến thắng chung cho tất cả chúng ta.
Thật là tốt cho Hoa Kỳ và đồng minh nếu ông Bush đón nhận được bài học để lại từ thế hệ cha của ông về giá trị của hợp tác, đồng minh vững mạnh để bảo vệ an ninh chung."
Ca ngợi cuộc tranh đấu cho dân chủ
Sau khi rời Maxcơva, Tổng Thống Hoa Kỳ đã dừng chân ở Gruzia trước khi về lại Washington. Tại Quảng Trường Tự Do ở thủ đô Tbilisi, ông Bush đã lên tiếng ca ngợi cuộc tranh đấu cho dân chủ mà người dân Gruzia đã làm.
"Các bạn đã xây dựng một xã hội dân chủ, trong đó tập thể thiểu số được tôn trọng, tự do báo chí được phát huy và tinh thần đoàn kết được dựng xây trong hòa bình. Các bạn đã đóng góp rất nhiều cho lý tưởng tự do, nhưng đóng góp quan trọng nhất là hành động của các bạn được mọi người coi là những hành động tiêu biểu.
Trước khi có cuộc Cách Mạng Mầu Tím ở Iraq, Cách Mạng Mầu Cam ở Ukraina hay cuộc Cách Mạng Bách Hương ở Li Băng, thế giới đã có cuộc Cách Mạng Hoa Hồng ở Gruzia. Giờ đây, ở khắp nơi, từ vùng Cáp Ca ở Trung Á, cho tới vùng Trung Ðông rộng lớn, chúng ta thấy ước mơ tự do đang bừng cháy trong lồng ngực của những người trẻ. Họ đòi hỏi tự do và họ sẽ có tự do."
Những nhận xét trái ngược
Sự kiện Tổng Thống Hoa Kỳ ghé thăm Latvia và Gruzia được tờ The Daily Telegraph xuất bản ở Luân Ðôn đánh giá cao. Tờ báo viết rằng:
"Khi quyết định những nước sẽ đến thăm trong chuyến đi Châu Âu, Tổng Thống Hoa Kỳ đã tỏ rõ quyết tâm giúp dựng xây dân chủ ngay ở những nước nằm bên cạnh Nga. Cùng lúc đó, Ba Lan và 3 nước Baltic đòi hỏi Nga phải xin lỗi về chuyện quân đội Liên Xô xâm chiếm nước họ.
Ông Putin thì coi việc Nga mở rộng về hướng Tây sau 1945 là một cuộc giải phóng chứ không phải là một cuộc xăm lăng. Nhận định đó chẳng có gì lạ, vì ông Putin là một cựu nhân viên KGB và là người đã từng nói câu sự sụp đổ của Liên Bang Sô Viết là thảm họa vĩ đại nhất về mặt địa lý của thế kỷ 20, và tư tưởng này được ủng hộ của quốc hội, của báo giới cũng như của những tay đầu sỏ chính trị ở nước Nga. Nhưng lịch sử đã thay đổi và đến bây giờ, ông Putin vẫn chưa nhìn nhận điều đó."
Khi quyết định những nước sẽ đến thăm trong chuyến đi Châu Âu, Tổng Thống Hoa Kỳ đã tỏ rõ quyết tâm giúp dựng xây dân chủ ngay ở những nước nằm bên cạnh Nga. Cùng lúc đó, Ba Lan và 3 nước Baltic đòi hỏi Nga phải xin lỗi về chuyện quân đội Liên Xô xâm chiếm nước họ.
Nhưng cũng ở Luân Ðôn, nhận định của nhật báo The Independent là ông Bush đưa ra những lời tuyên bố không thể chấp nhận được khi nói về tự do.
"Tổng Thống George W. Bush nhìn thấy lịch sử nối dài, bắt đầu từ chiến thắng của Ðồng Minh giải phóng Châu Âu cách đây 60 năm và lên đến cực điểm với chiến thắng dân chủ ở vùng Trung Ðông.
Ông Bush đã vơ đũa cả nắm khi tìm cách gói trọn kỷ nguyên đầy rối loạn bởi cuộc thế chiến vào với chiều hướng xây dựng dân chủ ôn hòa đang xảy ra ở những địa điểm như Palestine, Li Băng và Ai Cập. Và dưới cùng một lăng kính, ông Bush cũng coi Iraq là một thành quả của tự do và dân chủ.
Tự coi việc đưa quân vào Iraq là một thành quả là điều không phù hợp với sự thật. Tự giải thích cuộc chiến Iraq là bằng chứng của bài học rút tỉa từ cuộc chiến chống phát xít là tụ lừa dối mình và tự mãn. Không thể đem cuộc chiến chống phát xít ra để so sánh với việc đưa quân vào Baghdad được."
Thủ Tướng Tony Blair thắng cử nhiệm kỳ 3
Cuộc bầu cử nghị viên ở Anh đã kết thúc hồi cuối tuần trước, với kết quả ông Tony Blair tiếp tục giữ ghế Thủ Tướng, trở thành chính trị gia đầu tiên của đảng Lao Ðộng nắm chức vụ quan trọng này 3 nhiệm kỳ liên tiếp.
Ông Blair thắng cuộc bầu cử hôm mùng 5 tháng Năm vừa qua không dễ dàng, đồng thời cho thấy con đường tương lai chính trị của ông Thủ Tướng Anh là con đường nhiều chông gai, vì ngay các chính khách trong đảng cũng thấy rằng quyết định tham gia cuộc chiến Iraq sẽ gây trở ngại cho đảng.
Báo chí Á Châu nói gì về thắng lợi chính trị mà ông Blair mới đạt được? Chúng tôi xin được mở đầu với bài bình luận của tờ Giang Nam xuất bản bằng tiếng Hoa ở Malaysia.
"Cuộc chiến Iraq đã cho ông Blair và đảng Lao Ðộng một bài học lớn. Có thể nói rằng ông Blair may mắn, không phải đối đầu với thất bại như đảng từng cầm quyền ở Tây Ban Nha thất cử chỉ vì ủng hộ cuộc chiến Iraq.
Ông Blair thắng cuộc bầu cử hôm mùng 5 tháng Năm vừa qua không dễ dàng, đồng thời cho thấy con đường tương lai chính trị của ông Thủ Tướng Anh là con đường nhiều chông gai, vì ngay các chính khách trong đảng cũng thấy rằng quyết định tham gia cuộc chiến Iraq sẽ gây trở ngại cho đảng.
Kết quả cuộc bầu cử còn cho thấy rằng cử tri muốn nước Anh đi theo con đường riêng của mình, chứ không phải cứ tiếp tục đi theo con đường được dẫn dắt bởi Tổng Thống Hoa Kỳ George W. Bush."
Cũng ở Malaysia, tờ Sin Chew Jit Poh cho rằng dù thắng, nhưng thật sự ông Tony Blair lại thua. Tờ báo viết:
"Mặc dù Thủ Tướng Blair kêu gọi nhân dân Anh hướng về tương lai, nhưng khi nào binh sĩ Anh vẫn tiếp tục hiện diện ở Iraq và con số thương vong tiếp tục tăng, ông Blair sẽ gặp nhiều khó khăn khi vận động những người chống đối cuộc chiến ủng hộ Chính Phủ do ông lãnh đạo.
Vì số ghế đại biểu thuộc đảng Lao Ðộng ở nghị viện ít hơn, Chính Phủ do ông Blair thành lập cũng sẽ yếu thế hơn và nếu cứ tiếp tục ngoan ngoãn nghe theo lời ông Bush thì tương lai chính trị của ông Blair sẽ không sáng sủa gì."
Tại Ấn Ðộ, tờ The Indian Express viết rằng dù ông Blair đắc cử nhưng số ghế đại biểu mà đảng Lao Ðộng chiếm được lại giảm bớt, cho dù trong hơn một thập kỷ qua, không có một nhà lãnh đạo nào trên thế giới được cảm tình của dân chúng cho bằng ông Tony Blair.
Tờ báo cho rằng cuộc chiến Iraq đã làm lu mờ những thành quả mà vị Thủ Tướng Anh đã đạt được ở 2 nhiệm kỳ đầu.
Tại Pakistan, tờ The Nation xuất bản ở Islamabad chia sẻ quan điểm đó:
"Ông Blair có thể sẽ gặp khó khăn khi thực hiện những chương trình cải cách công quyền như cải tổ ý tế, giáo dục. Ngoài ra, vì tỷ lệ dân chúng ủng hộ ông ta giảm bớt, cũng có thể khiến ông gặp trở ngại khi kêu gọi nhân dân Anh ủng hộ bản Hiến Pháp EU sẽ được đưa ra trưng cầu dân ý vào năm 2006, và đừng quên, ngay chính trong đảng của ông ta bây giờ cũng đã có những tiếng nói chống đối."