Công tác bảo tồn phố cổ Hội An và đền Mỹ Sơn?


2004.08.27
Share on WhatsApp
Share on WhatsApp

Từ ngày 26 đến 29 tháng 8 này, tỉnh Quảng Nam tổ chức lễ hội kỷ niệm năm năm hai di sản tại tỉnh, là đô thị cổ Hội An và khu đền tháp Mỹ Sơn đuợc UNESCO công nhận. Sinh họat này nhằm mục tiêu nêu cao thêm nữa giá trị của những di sản mà tỉnh sở hữu. Tuy nhiên công tác bảo tồn, khai thác di sản mà UNESCO công nhận đuợc tiến hành ra sao?

Vào hôm 5 tháng 8, Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng, tiến hành họp báo tại Hà Nội giới thiệu chương trình lễ hội kỷ niệm năm năm di sản văn hóa thế giới Hội An và Mỹ Sơn.

Theo thông báo thì đúng vào 8 giờ tối ngày 26 tháng 8 buổi khai mạc đuợc tiến hành bên bến Sông Hòai ở phố cổ Hội An với hơn 300 diễn viên chuyên nghiệp và quần chúng. Chương trình sân khấu hóa đuợc cho hay kéo dài suốt 85 phút. Vào sáng ngày khai mạc, một người dân tại Hội An cho biết không khí chuẩn bị cho lễ hội nhân dịp đặc biệt này: (audio clip)

Ông chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh Quảng Nam, Nguyên Xuân Phúc cho biết sẽ không kỷ niệm năm năm những khu di tích của tỉnh đuợc công nhận là di sản thế giới bằng những khẩu hiệu sáo rỗng mà phải coi trọng các họat động văn hóa, nghệ thuật để làm hài lòng du khách.

Chủ tịch Hội đồng Nhân dân Thị xã Hội An và giám đốc sở Văn hóa- Thông tin thì nói rõ mục tiêu của dịp kỷ niệm không phải là hòai niệm về các di sản mà là làm sao để mọi người hiểu và có trách nhiệm với di sản.

Báo cáo của Trung tâm quản lý bảo tồn di tích Hội An cho hay trong năm năm qua tòan thị xã đã chống đỡ, cứu nguy cho 125 di tích đang xuống cấp nghiêm trọng trong khu phố cổ. Riêng trong năm nay, từ nguồn kinh phí của chương trình mục tiêu và vốn do chính phủ hỗ trợ, Hội An tiếp tục trùng tu 28 ngôi nhà là di tích do nhà nước quản lý đang bị xuống cấp.

Có một nghịch lý mà nhiều người dân phố cổ đem ra nói vui với nhau là nhờ nghèo khó mà họ giữ gìn đuợc di tích để nay trở thành di sản thế giới. Có thể câu nói khó hiểu thế nhưng nghiệm ra thì cũng đúng, vì trong cơn lốc đô thị hóa tại những thành phố lớn tại Việt Nam, người dân phố cổ do ít tiền nên trước đây không phá nhà cổ để xây nhà cao tầng. Phải chăng đó là điều may trong cái rủi.

Phố cổ Hội An thì may mắn như thế. Tuy nhiên khu tháp Mỹ Sơn thì không đuợc vậy. Dù từ lâu nhiều chuyên gia Ba Lan có đến giúp trùng tu khu tháp cổ bị chiến tranh tàn phá. Thế rồi đến các chuyên gia Nhật. Nhưng vì do nằm xa khu dân cư và là phế tích nên số du khách đến với Mỹ Sơn không ‘nườm nuợp’ như ở Phố Cổ. Từ đó xảy ra nhiều điều đáng buồn cho khu tháp chàm Mỹ Sơn. Do nằm giữa mênh mông rừng núi, xa khu thị tứ cách Hội An chừng 50 cây số về phía Tây, khó bảo vệ, nhiều hiện vật đã bị kẻ gian lấy mất.

Vừa qua diễn ra một vấn đề tại Mỹ Sơn đó là một công trình bê tông theo kiến trúc tân thời đuợc xây dựng ngay cửa ngõ vào khu thánh địa cổ của người Chămpa này. Công trình này đuợc gọi tên là Nhà Trưng Bày Mỹ Sơn diện tích rộng 1200 mét vuông.

Một kiến trúc sư có tên tuổi tại Việt Nam, ông Hòang Đạo Kính, lên tiếng cho biết làm như thế sẽ phá vỡ kiến trúc của khu tháp cổ: "Từ trước nhiều chuyên gia kể cả người Pháp từng quan niệm là không đuợc xây dựng gì trong khu này cả." (audio clip)

Ông Hòang Đạo Kính, hiện là phó chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam và đồng thời là chủ tịch Hội đồng Kiến trúc của Hội Kiến Trúc Sư Việt Nam, Ủy viên Hội đồng Di tích của Bộ Thông Tin Văn Hóa, ngay sau đó đã gửi một lá thư cấp tốc đến cho các ban ngành nêu rõ việc xây dựng như thế là phản lại yêu cầu bảo tồn. Tuy nhiên sau đó mọi việc vẫn đuợc tiến hành như hiện nay, ông cay đắng phát biểu: "Có thể là họ đúng, thế nhưng hãy để lịch sử phán xét." (audio clip)

Phía nhà chức trách Quảng Nam thì cho biết đây là vấn đề đã có chủ trương của chính phủ, của ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam, của phía Nhà Nước Việt Nam và Nhà nước Nhật Bản là nước tài trợ cho công trình cho nên việc xây dựng đuợc tiến hành.

Suốt thời gian qua, các tỉnh miền Trung từ Quảng Bình đến Khánh Hòa tiến hành một lọat họat động lễ hội trong khuôn khổ Con đường Di Sản để quảng bá cho tiềm năng du lịch trong vùng. Hầu hết các khu vực khác cũng tổ chức lể hội du lịch với mong muốn nền công nghiệp không khói sẽ mang về nhiều ngọai tệ cho địa phương. Tuy nhiên mọi cố gắng sẽ trở thành công dã tràng nếu như thắng cảnh và di tích bị bàn tay con người biến đổi làm mất đi chất thực của chúng là cái mà du khách tìm đến để chiêm nguởng, tìm hiểu.

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.