Sản phẩm robot vớt rác trên sông nước của hai anh em Phạm Văn Đại và Phạm Văn Lượng
2006.11.13
Gia Minh, phóng viên đài RFA
Trong tình hình môi trường ngày càng bị ô nhiểm như hiện nay thì một trong những nhiệm vụ của người dân là góp phần gìn giữ và làm sạch nơi sinh sống, làm việc của mình và người khác.
Vừa qua, có hai anh em sinh đôi tại thành phố Hải Phòng đã cùng nhau làm ra một lọai robot có thể tham gia vớt các loại rác thải trên sông nước, và công trình này nhận được giải nhất trong cuộc thi sáng tạo dành cho thanh thiếu niên nhi đồng toàn quốc năm 2005. Vừa qua, sản phẩm này cũng được gửi đến Triển lãm quốc tế về sáng tạo khoa học kỹ thuật tại Hàn quốc và nhận được Cúp Vàng.
Ý tưởng sản phẩm robot vớt rác trên sông nước của hai anh em Phạm Văn Đại và Phạm Văn Lượng, nguyên học sinh trường Trung học Phổ thông Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng, là đề tài của chương trình Sáng kiến & Đời sống tuần này.
Robot vớt rác trên sông nước là sản phẩm của một quá trình tìm tòi, sáng tạo. Phạm Văn Đại nay là sinh viên năm thứ nhất đại học Công nghiệp Hà Nội nói đến những con đường đưa hai anh em đến với công việc sáng chế: “Từ nhỏ hai anh em đã đam mê các ngành kỹ thuật, đạc biệt là tự động hóa. Rồi có ông họ giúp cho.”
Đối với tác phẩm mang lại giải thưởng cho hai anh em là robot vớt rác trên sông nước thì Phạm Văn Đại cho biết: “Vào năm lớp 10, trường phát động cuộc thi "Biển xanh quê em'; em nghĩ cần phải có một sản phẩm có tác dụng lâu là làm ra con robot vớt rác.
Tại cuộc thi của TW đoàn và VIFOTEC thì em nghĩ là có thể phổ biến ý tưởng để có thể làm ra một sản phẩm làm vệ sinh cho môi trường bị ô nhiễm.
Trước tiên là nghĩ làm ra robot không chiếm vị trí, có thể nổi. Robot có cần vớt rác và thùng đựng rác. Nó có hai cào: cào động và cào nghiêng. Cào lúc đầu gắn trực tiếp motor nhưng rác nhẹ thì hất tung ra, còn rác nặng thì không đưa được vào, nên sau phải cho vào bánh răng để tăng lực lên.
Về bộ điều khiển từ xa thì phức tạp mà chúng em chỉ làm được một kênh, nên đang trên đường khắc phục. Đang muốn cải tiến bộ phận lấy rác, nhưng điều kiện chưa có và kiến thức thì chưa toàn diện.”
Trước tiên là nghĩ làm ra robot không chiếm vị trí, có thể nổi. Robot có cần vớt rác và thùng đựng rác. Nó có hai cào: cào động và cào nghiêng. Cào lúc đầu gắn trực tiếp motor nhưng rác nhẹ thì hất tung ra, còn rác nặng thì không đưa được vào, nên sau phải cho vào bánh răng để tăng lực lên.
Sự hỗ trợ
Ý tưởng làm ra robot vớt rác trên sông nước của Phạm Văn Đại và Phạm Văn Lượng sẽ khó đạt kết quả nếu không có sự trợ giúp của gia đình và những người khác. Thầy chủ nhiệm, Lê Văn Trầm, của hai học sinh Đại và Lượng cho biết:
“Tôi là giáo viên sinh vật, nên khi dạy cũng ra bài về môi trường cho các học sinh. Đồ Sơn có bãi biển du khách nhiều nhưng ý thức không cao; còn công ty đô thị thì chỉ dọn rác trên bờ mà không dọn dưới nước. Khi đưa các học sinh đi thì các em có ý tưởng đó.
Chúng tôi chỉ giúp cho các em về tinh thần, động viên thôi. Hiện nay mô hình ý tưởng đó chỉ dừng lại ở đó thôi chứ chưa thể sử dụng ở ngoài được. Đoàn phát động phong trào nhưng rồi ở các cấp thành phố và thị xã không nắm, nên chúng tôi phải giúp các cháu mang đi nộp.”
Người chị gái của hai em Phạm Văn Đại và Phạm Văn Lượng cũng có phát biểu về công việc sáng tạo của hai em: “Hai em thì tìm tòi, nghịch các đồ điện tử rồi học từ ông họ. Hai anh em nghịch rồi làm ra những cái mà thích. Nhà thì bố mất, mẹ cố gắng tạo điều kiện để cho hai em.”
Được biết Quỹ Hỗ trợ Sáng tạo Việt Nam, VIFOTEC, là đơn vị giúp đưa sản phẩm robot vớt rác của hai tác giả Phạm Văn Đại và Phạm Văn Lượng đến với Triển lãm Sáng tạo khoa học Kỹ thuật tại Hàn Quốc vừa qua. Bà Vũ Trung Thoa, mộ viên chức phụ trách của VIFOTEC, có nhận xét về sản phẩm robot của Đại và Lượng như sau:
“Sản phẩm đó sau khi dự thi về thì các cháu mang về tự quản lý. Phải cần đầu tư thêm mới sử dụng được, cần nghiên cứu thêm. Nước ngoài thì họ đánh giá cao vì ở lức tuổi thanh thiếu niên.”
Bản thân Phạm Văn Đại sau khi đi Hàn Quốc trình bày sản phẩm robot vớt rác của hai anh em làm ra, có so sánh về môi trường sáng tạo ở nước ngoài và ở Việt Nam, cũng như mong muốn của em.
“Bên đó các bạn tham gia theo công nghệ cao. Như ở Việt Nam thì vẫn còn thấp, điều kiện thực hành không được cao, mình chỉ làm ra những cái gần gũi cuộc sống thôi. Việt Nam chỉ dạy đa số về lý thuyết, còn thực hành thì các bạn khá đa dạngphong phú.”
Mục Sáng kiến & Đời sống tuần này tạm dừng tại đây. Hẹn gặp lại quí thính giả và các bạn trong chương trình kỳ tới cũng vào giờ này trên làn sóng phát thanh của Đài Á châu Tự Do.
Gia Minh chào tạm biệt.
Những bài liên quan
- Sử dụng các loại chế phẩm sinh học trong việc chống sâu bệnh rầy nâu
- Thử nghiệm thành công hoa tử linh lan để trồng trong nhà
- Ý chí vượt khó của một người mất hết tay chân kiếm sống bằng nghề vẽ
- Nỗ lực giúp người nghèo khó được trao giải Nobel Hoà Bình 2006
- Thiết bị lọc nước từ vỏ trấu
- Phương cách phòng chữa dịch lở mồm long móng bằng nước 'ôzôn'
- Ý tưởng cải thiện nguồn nước sinh họat hằng ngày của thầy giáo tỉnh lẻ
- Philippines dùng tóc người để ngăn chận nạn dầu loang trên biển
- “Chiếc máy dạy học” của thầy giáo tư nhân Nguyễn Ngọc Hùng