Mũ bảo hiểm làm bằng trái dừa

Gia Minh, phóng viên đài RFA

Trong hai tuần qua, nhiều báo chí và độc giả trong nước đều lên tiếng về tình trạng an toàn giao thông tại Việt Nam. Những ý kiến cảnh báo đó được gióng lên sau khi xảy ra hai vụ tai nạn giao thông do xe máy gây nên ở Hà Nội khiến một vị giáo sư người Việt tử vong và một giáo sư người nước ngoài đang trong tình trạng thập tử nhất sinh.

MuBaoHiemBangDua200.jpg
Những chiếc mũ bảo hiểm từ vỏ trái dừa khô. Hình của KhoaHoc Online.

Vị thứ nhất là giáo sư Nguyễn Văn Đạo, nhà cơ học hàng đầu Việt Nam, nguyên là chủ tịch Hội đồng Khoa học Tự nhiên, Hội đồng Khoa học Việt Nam. Người đang trong tình trạng mê man, mà đuợc cho khó qua khỏi, là nhà tóan học nổi tiếng thế giới, giáo sư Seymour Papert, thuộc viện Công nghệ Massachussetts, Hoa Kỳ.

Các ý kiến đều cho rằng tai nạn giao thông xảy ra như cơm bữa ở Việt Nam là do ý thức chấp hành hành luật lệ giao thông của nhiều người dân còn thấp. Hay có người dùng chữ nghĩa hơn gọi đó là văn hóa ứng xử khi tham gia giao thông kém cỏi.

Một trong những biểu hiện của sự thiếu ý thức đó là cho dù chính phủ đã có quyết định phải đội mũ bảo hiểm tại những tuyến đường bắt buộc thế nhưng nhiều người điểu khiển xe máy vẫn cố tình không chấp hành, và ngay cả cơ quan chức năng giúp thực thi quyết định của chính phủ vẫn không có biện pháp đúng đắn.

Trong chuyên mục tuần này, Gia Minh giới thiệu cùng quí thính giả và các bạn sáng kiến của nhóm giảng viên và sinh viên bộ môn quản lý tài nguyên thiên nhiên và môi trường, khoa nông nghiệp sinh học, Đại học Cần Thơ: đó là những chiếc mũ bảo hiểm làm bằng trái dừa, một lọai nguyên liệu dồi dào ở vùng đồng bằng Sông Cửu Long và nhiều nơi khác ở Việt Nam.

Chất lượng

Theo chương trình phát minh xanh Sony và tôi hướng dẫn sinh viên làm. Có những dạng khác nhau làm nón cho người lớn và trẻ em, bên trong có dụng cụ nạo sạch và lót một lớp vải mịn bên trong. Không ép dập gì; làm có tính chất môi trường nên khi không dùng nữa có thể bỏ mà không ảnh hưởng môi trường.

Thọat nghe về chiếc mũ bảo hiểm làm từ trái dừa khô hẳn sẽ có nhiều người cười nghi ngờ về chất lượng của nó so với những chiếc mũ trông thật chắc chắn nhập từ nước ngoài vào Việt Nam.

Trước hết, trưởng bộ môn Quản lý Tài nguyên Thiên nhiên và Môi trường thuộc đại học Cần Thơ, tiến sĩ Nguyễn Hữu Chiếm, nói về công dụng của trái dừa hợp cho việc sản xuất ra mũ bảo hiểm: "Dừa có khả năng chịu va đập tốt và có độ xốp nhiều, nên người ta sẽ chấp nhận chất liệu đó."

Ông cũng trình bày về thiết kế của chiếc mũ bảo hiểm làm từ vỏ trái dừa khô: "Theo chương trình phát minh xanh Sony và tôi hướng dẫn sinh viên làm. Có những dạng khác nhau làm nón cho người lớn và trẻ em, bên trong có dụng cụ nạo sạch và lót một lớp vải mịn bên trong. Không ép dập gì; làm có tính chất môi trường nên khi không dùng nữa có thể bỏ mà không ảnh hưởng môi trường.

Để chống mưa thì có lớp chống thấm và sơn bạc, hay dùng dầu thực vật chống thấm. Có dây đeo làm bằng dây đay, bố; nút thì dùng gáo cứng làm ra.”

Ông cũng cho biết về giá cả: "Dự kiến một cái bán chừng ba bốn chục ngàn, cao lắm là 50 ngàn."

Tất nhiên khi nghiên cứu làm ra một sản phẩm mang tính bảo vệ như thế thì những thông số về sức chịu đựng va đập phải được kiểm chứng.

Tiến sĩ Nguyễn Hữu Chiếm cho biết về công tác này: "Trước khi đem đi thi thì có đưa qua khoa công nghệ Đại học Cần thơ để kiểm tra về các thông số."

Quy trình sản xuất

Đơn vị sản xuất đầu tiên những chiếc mũ bảo hiểm làm bằng vỏ trái dừa là cơ sở sản xuất thủ công mỹ nghệ Nhịp Cầu. Chị Bùi thị Hồng Nga người phụ trách cho biết về công việc sản xuất: "Sản xuất từ hồi tháng năm năm 2006, nhưng do cơ sở bị nằm trong khu qui họach nên phải dừng lại; dù rằng có nhu cầu.Công ty Du lịch Cần Thơ là đơn vị đặt hàng đầu tiên."

Câu chuyện cách đây cũng ba năm rồi, chủ yếu chúng ta đánh giá cao về góc độ bảo vệ môi trường, và có sản phẩm đáp ứng được nhiều nhu cầu. Gáo dừa thì có nhiều ở Đồng bằng Sông Cửu Long.

Tuy vậy chị cũng nói về qui trình sản xuất: "Nói chung cũng đơn giản, chỉ lấy phần trong ra giữ phần 'shell'."

Giáo sư Thân Đức HIền, giám đốc trung tâm quốc tế đào tạo về khoa học Vật liệu, Đại học Bách Khoa Hà Nội cho biết về đề tài dự thi 'mũ bảo hiểm làm từ trái dừa', và việc hoàn thiện để có thể đưa vào sử dụng:

“Câu chuyện cách đây cũng ba năm rồi, chủ yếu chúng ta đánh giá cao về góc độ bảo vệ môi trường, và có sản phẩm đáp ứng được nhiều nhu cầu. Gáo dừa thì có nhiều ở Đồng bằng Sông Cửu Long.

Đưa vào sử dụng thì phải có cơ quan chức năng của nhà nước đánh giá. Kế họach này khả thi nhưng hình thức phải xử lý thêm cho đẹp.”

Thống kê cho thấy cứ mỗi ngày tại Việt Nam có khoảng vài chục người tử vong do tai nạn xe máy gây nên. Thường khi điều khiển xe máy mà ngã xuống thường bị chấn thương sọ não; nếu đầu được bảo vệ bằng mũ bảo hiểm thì nguy cơ chấn thương đầu sẽ bớt đi.

Sản phẩm mũ bảo hiểm làm từ vỏ dừa khô dù được giải thưởng Phát minh xanh của công ty Sony Việt Nam hồi năm 2002 nhưng đến nay vẫn chưa hoàn chỉnh, nếu sớm ra đời và đạt mọi tiêu chuẩn yêu cầu hẳn sẽ có góp phần vào công cuộc an toàn giao thông quốc gia.

Mục Sáng kiến & Đời sống tuần này tạm dừng tại đây. Hẹn gặp lại quí thính giả và các bạn trong chương trình kỳ tới cũng vào giờ này trên làn sóng phát thanh của Đài Á Châu Tự Do.

Gia Minh chào tạm biệt.