Phương cách phòng chống cúm gia cầm

Gia Minh, phóng viên đài RFA

Dịch cúm gia cầm bùng phát trở lại tại Việt Nam đợt này là một quan tâm lớn đối với chính quyền cũng như dân chúng. Dịch bệnh cộng với những thiệt hại do thời tiết thất thường vừa qua đang gây nhiều thiệt hại làm cuộc sống thêm phần khó khăn.

BirdfluDuck150.jpg
Dịch cúm gia cầm tiếp tục lây lan ở Việt Nam. AFP PHOTO.

Công tác phòng chống cúm gia cầm, không để dịch bệnh bùng phát, lây lan đang là nhiệm vụ quan trọng, nhất là đối với những người đang chăn nuôi gia cầm hiện nay

Trong chuyên mục Sáng Kiến & Đời Sống tùân này, chúng tôi trình bày những phương cách cần thực hiện để đạt được mục tiêu vừa nêu và một số ý kiến liên quan.

Tình trạng lơ là cảnh giác được cho là một trong những nguyên nhân chính khiến cho dịch cúm gia cầm bùng phát trở lại tại Việt Nam. Theo đánh giá của các cơ quan chức năng thì người chăn nuôi, nhất là những người chăn nuôi nhỏ lẻ, không theo đúng mọi chỉ dẫn của thú y địa phương.

Vậy những người đang trực tiếp chăn nuôi gia cầm áp dụng các phuơng pháp nào để đàn gia cầm của họ khỏe mạnh, khó nhiễm bệnh?

Giám đốc một công ty chuyên nuôi vịt tập trung ở khu vực Miền Đông Nam Bộ là ông Hùynh Thanh Quốc Trung trình bày những biện pháp mà công ty ông đang áp dụng:

Ông Huỳnh Thanh Quốc Trung : Con giống của mình là mình tự có. Giống ở nhà mình tự giữ, mình có ấp giống riêng của mình. Hồi chưa có dịch cúm thì mình đã có làm từ hồi đó tới giờ. Hồi dịch cúm có tiêu huỷ trong thành phố tới ở ngoài thành phố, mình có mấy trại ở Phú Hoài mình vẫn giữ và vẫn ấp nở, coi như mình duy trì nó lại ít thôi. Khi dịch cúm hết là mình phát triển trở lại và hai ba năm nay mình bắt đầu đẩy mạnh ra rồi.

Nó trở lại bình thường rồi. MÌnh đâu có thiếu con giống. Vì mình nuôi thì mình cũng tiêm ngừa đúng ngày, mình chích ngừa đúng ngày. Chích ngừa thì nó đảm bảo, nó không có bị bệnh. Với lại mình nuôi khép kín bằng thức ăn đặt riêng của mình, chứ không phải mình lấy thức ăn ở ngoài đồng hay này kia mà mình mua về pha chế. Thức ăn của công ty nó pha chế sẵn, nó đảm bảo cho mình, nó an toàn.

Gia Minh : Ngoài việc con giống là giống tốt như thế, tiêm phòng xong rồi còn tiêu độc, khử trùng, giữ vệ sinh thì ra sao ạ?

Con giống của mình là mình tự có. Giống ở nhà mình tự giữ, mình có ấp giống riêng của mình. Hồi chưa có dịch cúm thì mình đã có làm từ hồi đó tới giờ. Hồi dịch cúm có tiêu huỷ trong thành phố tới ở ngoài thành phố, mình có mấy trại ở Phú Hoài mình vẫn giữ và vẫn ấp nở, coi như mình duy trì nó lại ít thôi. Khi dịch cúm hết là mình phát triển trở lại và hai ba năm nay mình bắt đầu đẩy mạnh ra rồi.

Ông Huỳnh Thanh Quốc Trung : Phun thuốc thì hàng tuần mình phải đi từng chuồng trại của mình. Ví dụ nếu có cúm thì mình có lưới bao quanh lại, giống như mình giăng mùng vậy đó, cho cái trang trại của mình để cho chim chóc này kia không vô được. Còn hết cúm thì mình mới dẹp mấy cái đó lên đặng cho có đủ ánh sáng .

Gia Minh : Rồi còn vấn đề nguồn nước thì ra sao ạ?

Ông Huỳnh Thanh Quốc Trung : Nguồn nước là khoan giếng, nước lấy toàn nước ngầm ở dưới đất lên rồi tiệt trùng đàng hoàng mới cho nó uống.

Gia Minh : Làm như vậy thì nó quá công nghiệp, còn đối với những người chăn nuôi ở hộ gia đình theo anh thì cần có những biện pháp gì để phòng tránh dịch bệnh?

Ông Huỳnh Thanh Quốc Trung : Có chỉ người ta nhưng mà vì theo đồng lãi của người ta, người ta tiết kiệm nên người ta không làm theo lời của mình. Nếu làm theo mình thì sẽ tốn tiền phí, có thể mắc hơn mỗi con vịt như vậy có thể mắc hơn 5 ngàn tới 10 ngàn. Họ tiếc chỗ đó nên họ không làm mà làm theo ý của họ, thành ra tới khi có dịch thì họ bị kẹt.

Hướng dẫn thực hành

Về phần đơn vị chuyên hướng dẫn cho nông dân về những thực hành tốt trong việc chăn nuôi thì có những hướng dẫn ra sao? Chủ Tịch Hiệp Hội Gia Cầm Việt Nam, ông Trần Công Xuân đưa ra những khuyến cáo mà người nuôi gà vịt cần thực hiện trong thời điểm được cho là báo động đỏ về dịch cúm gia cầm hiện nay:

Ông Trần Công Xuân : Về gia cầm thì Hội chúng tôi có một số biện pháp rất là quan trọng. Điều thứ nhất là tất cả những gia cầm, đặc biệt là ban đêm và mưa rét dấy, theo tôi là nhốt hết tất cả vào trong buồng và đồng thời che chắn bằng vải bạt, và các biện pháp khác như là cót, để làm sao không cho gió lạnh đùa vào.

Đấy là biện pháp cực kỳ quan trọng. Biện pháp thứ hai, đối với gia cầm non, gia cầm mới nở và còn ít ngày ít tuổi thì cần thiết phải cho thêm lò sưởi. Lò sưởi ở đây thì có nhiều biện pháp, nếu có điều kiện thì để bằng điện, và nếu không có điều kiện thì để bằng dầu. Những nời vùng sâu vùng xa thì có thể sưởi bừng các chất đốt như là củi hoặc rơm rạ.

Biện pháp thứ ba, ngoài việc tăng nhiệt và giữ nhiệt cho nó thì biện pháp nuôi dưỡng thì cực kỳ quan trọng: tăng khẩu phần ăn cho nó, tăng lượng đạm để làm cho nó tăng sức đề kháng. ba cái biện pháp đấy tôi cho là rất quan trọng. Biện pháp thứ tư là không nên cho nó uống nước lạnh, mà trong giai đoạn này thì phải nên cho nó uống dưỡng bằng cách mình đun cho nước ấm lên là mình cho nó uống thôi.

Gia Minh : Nhưng mà thưa ông, vịt thì phải thả, phải ra ao hồ thì làm sao mà cho uống nước ấm được?

Ông Trần Công Xuân : Những ngày rét đâu có cần thiết phải thả đâu. Ngày nay vịt người ta vẫn nuôi nhốt mà và thậm chí người ta nuôi trong chuồng riêng lẻ. Nhưng mà những ngày rét này thì nên nhốt nó lại. Và như tôi vừa nói, nhốt nó lại và phải che chắn. Nhưng biện pháp quây lại, nhốt lại, che chắn lại thì tôi cho là biện pháp dề làm hơn cho con trâu, con bò.

Gia Minh : Trong thời điểm dịch cùm gia cầm trở lại ở nhiều địa phương thì ông có những lời khuyên như thế nào đối với người chăn nuôi gia cầm?

Ông Trần Công Xuân : Hiện nay chúng tôi cũng rất là mừng vì công tác tiêm phòng của chúng tôi tương đối tốt hơn những năm trước, và chính vì công tác tiêm phòng nó tốt cho nên việc dịch bệnh được hạn chế rất nhiều so với những năm trước. Nhưng mà những thời gian rét này và đặc biệt sức đề kháng của cơ thể gia súc hôm nay nó cũng làm ảnh hưởng rất lớn cho việc dễ bị bệnh. Theo tôi thì tôi nghĩ rằng có một số biện pháp mà chúng tôi cho là quan trọng.

Những ngày rét đâu có cần thiết phải thả đâu. Ngày nay vịt người ta vẫn nuôi nhốt mà và thậm chí người ta nuôi trong chuồng riêng lẻ. Nhưng mà những ngày rét này thì nên nhốt nó lại. Và như tôi vừa nói, nhốt nó lại và phải che chắn. Nhưng biện pháp quây lại, nhốt lại, che chắn lại thì tôi cho là biện pháp dề làm hơn cho con trâu, con bò.

Biện pháp thứ nhất là bằng mọi giá phải thực hiện tốt công tác tiêm phòng, bởi hiện nay một số nơi chưa thực hiện tốt thì phải thực hiện tốt, mà cái này tôi cho là biện pháp hàng đầu trong công tác phòng chống dịch cúm gia cầm. Mà muốn tiêm tốt thì chúng ta phải tiêm đủ số lượng nhưng đồng thời phải chất lượng, và đồng thời đúng kỹ thuật. Nếu chúng ta khôgn đảm bảo đúng thì cũng có thể không đảm bảo về công tác đủ điều kiện kháng lại dịch bệnh và đồng thời nó dễ phát lại bệnh. Tôi cho đây là yếu tố hàng đầu.

Biện pháp thứ hai, biện pháp an toàn y học, thì biện pháp này là biện pháp không có thể thiếu được đối với người chăn nuôi. Hiện nay về công tác giết bỏ của một số nơi tôi cho là vần chưa chặt chẽ, cho nên nhiều khi có những trường hợp bị dịch mà người ta chưa khai báo, đồng thời sản phẩm ấy lại được tung ra thị trường. Cho nên việc quản lý vấn đề gia cầm, theo dõi, giám sát đàn gia cầm đối với cán bộ, về chuyên môn là quy đối với chính quyền địa phương, tôi cho là rất quan trọng. Cái này là phải giám sát chạt chẽ.

Liên quan đến công tác quản lý gia cầm mà cái vấn đề giết bỏ, cái giết bỏ hiện nay là vấn đề nan giải, mà cái tình trạng giết bỏ phân tán và cái việc quản lý chất lượng thì tôi cho là vấn đề quản lý công tác giết bỏ đối với chuyên môn về ngành thú y cũng như là chính quyền các nơi, theo tôi thì nên quan tâm.

Và phải làm những biện pháp làm sao để chúng ta giám sát, đừng để giết bỏ chính là cái nguồn mà lại đưa một mạch ra ngoài. Nó liên quan đến công tác vận chuyển trên đường, rồi là vấn đề là sản phẩm từ cái nguồn cung cấp cho thị trường thì chúng ta cầnm phải nắm chăc. Nếu không nắm được cái nguồn sản phẩm tung ra thị trường đấy thì chúng ta chưa làm tốt công tác quản lý. Mà cái việc này hiện nay rất nhiều địa phương chưa làm được.

Thế còn đối với người chăn nuôi thì việc thực hiện đảm bảo về công tác an toàn, tức là đối với quá trình chăn nuôi, thì người chăn nuôi phải thực hiện nghiêm túc. Những nét chính là: thứ nhất là dứt khoát mua giống là phải mua ở nơi có nguồn gốc và đồng thời đảm bảo an toàn. Nhiều nơi để là giống bệnh mà bao người khác sản xuất ra con giống này cũng tung ra thị trường thì cái này chưa quản lý được.

Và cái việc đảm bảo vấn đề cho con giống an toàn thì hiện nay nhiều người chưa làm được. Đặc biệt những con giống do những cơ sở nhỏ lẻ, phân tán trong dân dã thì lượng giống này cũng nhiều, nhưng mà về quản lý thì chưa chặt chẽ và thực hiện biện pháp này thì chưa tốt.

Cơ sở chăn nuôi thì việc phun phòng tẩy uế, rồi vấn đề đảm bảo ngăn chận mầm bệnh từ ngoài vào, thì hiện nay nhiều nơi vẫn chưa thực hiện được. Ví dụ như vấn đề các dụng cụ chăn nuôi, thế rồi là các cơ sở chuồng trại là người ra người vào vẫn tuỳ tiện. Thế rồi vấn đề những dụng cự đó chưa đựoc sát trùng cũng đưa vào trại. Thế rồi cổng chuồng cổng trại cũng chưa có. Biện pháp đảm bảo an toàn y học nhiều nơi chưa tốt. Tôi đề nghị bà con nên chú ý việc này.

Rồi là hàng tuần, hàng ngày thì phải vệ sinh chuồng trại thường xuyên, rồi hàng tuần phải phun phòng thứôc tẩy uế các máng ăn máng uống, rồi đường đi lối lại, rồi khu vực chung quanh trại là phải làm cho tốt, và phải cố định người chăn nuôi, cố định dụng cụ chăn nuôi, đặc biệt là phải mua thức ăn tại những nơi có uy tín và đảm bảo chất lượng. Nếu không thì chính nguồn thức ăn cũng là nguồn mang mầm bệnh vào.

Công tác môi trường thì ở đây nhiều khi bà con chăn nuôi chưa chú ý tới môi trường cho nên vấn đề phân tro rồi các chất độn mang về để độn cho gà nhiều khi không đảm bảo. Có nơi mang về thậm chí không khử trùng, đưa vào luôn độn cho gà, chính cái đấy là đưa mầm bện vào, thì cái này nhiều bà con nông dân chưa thực hiện được. Về nước uống cũng cần phải dảm bảo cho có nguồn nước sạch.

Nhận định của thương gia

Anh Tám Ruộng ở Thạnh Hóa, Long An, người chuyên kinh doanh gà vịt cho biết về việc tuân thủ các qui định của cơ quan chức năng khi mua bán gia cầm và một số nhận định của bản thân về tình hình dịch gia cầm bùng phát hiện nay:

Mình đi mua thì coi như nó đã có giấy tiêm phòng khu của mình hoạt động, mình mua là mình biết là chỗ đó phòng bệnh mình mua mình bán cho người ta được. Giấy đó do thú ý người ta chích rồi người ta cấp cho người chăn nuôi đó.

Anh Tám Ruộng : Mình đi mua thì coi như nó đã có giấy tiêm phòng khu của mình hoạt động, mình mua là mình biết là chỗ đó phòng bệnh mình mua mình bán cho người ta được. Giấy đó do thú ý người ta chích rồi người ta cấp cho người chăn nuôi đó.

Gia Minh : Trong quá trình vận chuyển thì các cơ quan chức năng thú y họ có kiểm soát ra sao ạ?

Anh Tám Ruộng : Trong quá trình vận chuyển thì côi như thú y nó có chốt kiểm tra. Giấy đó mình trình cho người ta, hoặc người ta ghi cho mình ra khỏi tỉnh khỏi huyện vậy đó, người ta phun chiếc xe mình đang vận chuyển.

Gia Minh : Đó là những quy định lâu nay mà anh thực hiện, nhưng rồi có những người không thực hiện những điều đó thì những gà vịt trôi nổi như vậy vì sao vẫn còn xuất hiện ?

Anh Tám Ruộng : Tại vì thí dụ như là người ta không có giấy tờ, người ta trốn trạm thú y, coi như số vịt đó không có tiêm phòng, như hàng trôi nổi ở chợ, thì hàng đó nó rẻ. Còn hàng người ta lấy từ chỗ có tiêm phòng thú y, người ta đưa vô chỗ làm ra sản phẩm thì cái đó nó mắc hơn.

Gia Minh : Bây giờ dịch bệnh ở Long An cũng tái xuất hiện và nhiều nơi cũng có lại thì anh có đánh giá vì sao mà dịch vẫn cứa trở lại hoài vậy không?

Anh Tám Ruộng : Nếu bịnh là tại vì nguyên nhân trời lạnh đó anh.

Gia Minh : Chớ không phải những người chăn nuôi không áp dụng những biện pháp được yêu cầu hay sao?

Anh Tám Ruộng : Tại nó không áp dụng biện pháp thì nó bị bịnh thôi. Chỗ môi trường nó nuôi hoài thì nó phải bị bịnh thôi. Nó không có xịt thuốc thì nó bị bịnh thôi.

Mục Sáng Kiến & Đời Sống tuần này tạm dừng tại đây. Hẹn gặp lại quí thính giả và các bạn trong chương trình kỳ tới cũng vào giờ này trên làn sóng phát thanh của Đài Á Châu Tự Do.

Gia Minh chào tạm biệt.