Sáng kiến thành lập một tủ sách về Hoàng Sa, Trường Sa và Biển Đông
2008.03.31
Gia Minh, phóng viên đài RFA
Vấn đề tranh chấp hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa tại Biển Đông giữa Việt Nam và một số quốc gia trong vùng là đề tài chính trị gây chú ý lâu nay. Hồi tháng 12 năm ngoái và trong tháng giêng vừa qua, nhiều sinh viên tại thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đã tham gia mấy cuộc cuộc biểu tình nhằm bày tỏ chính kiến sau khi Bắc Kinh cho thành lập cấp hành chính là huyện đảo Tam Sa quản lý hai quần đảo Hoàng sa và Trường sa.
Nhằm cung cấp thêm kiến thức cho những người quan tâm về hai quần đảo đó cũng như tình hình tranh chấp tại Biển Đông, một trí thức tại thành phố Hồ Chí Minh là tiến sĩ Nguyễn Nhã, hồi đầu năm nay có sáng kiến thành lập một tủ sách về Hoàng Sa, Trường Sa và Biển Đông để đáp ứng cho yêu cầu vừa nêu.
Trong chuyên mục Sáng kiến & Đời sống tuần này, mời quí vị và các bạn cùng nghe chủ nhân tủ sách trình bày công việc thực hiện cho đến nay; bên cạnh đó là một số thông tin về tình hình liên quan.
Nhằm bổ sung kiến thức
Một tổng kết về kết quả môn sử của học sinh- sinh viên Việt Nam được đưa ra trong năm qua cho thấy đa số hiểu biết rất qua loa về sử sách đất nước. Minh chứng cho điểm đó điểm thi tuyển sinh đại học môn lịch sử của các thí sinh rất thấp, có nơi gần 99% dưới trung bình.
Đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thì sách giáo khoa phổ thông cũng không đề cập đến nhiều như thừa nhận mà một giáo viên dạy Sử tại thành phố Hồ Chí Minh sau đây:
Sách giáo khoa không thể bao quát hết mọi việc, không đề cập đến vấn đề Hoàng Sa, Trường Sa mà chỉ chỉ nói một phần là sau năm 1975 là Việt Nam xác lập chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Khi thành lập chúng tôi lên danh mục đã có, sau đó có những người cung cấp thêm tư liệu như cuộc chiến tại Hoàng Sa năm 1974. Chúng tôi còn mong muốn thành lập quĩ học bổng cho những người nghiên cứu về Hoàng Sa, Trường Sa và cả Biển Đông rồi.
Sau khi nổ ra các cuộc biểu tình của giới sinh viên và trí thức trước đại sứ quán và lãnh sự Trung Quốc ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, thì vào hạ tùân tháng giêng vừa qua, tủ sách Hoàng Sa, Trường Sa và Biển Đông do ông Nguyễn Nhã chủ xuớng ra đời.
Mục tiêu của tủ sách nhằm giúp bổ sung kiến thức cho những ai quan tâm đến vấn đề khi mà nguồn tài liệu trong sách giáo khoa, sách tham khảo không có nhiều như thừa nhận mà người giáo viên dạy môn Sử ở cấp phổ thông trung học vừa nêu ra.
Ông Nguyễn Nhã cho biết họat động của tủ sách từ đó cho đến nay, qua cuộc nói chuyện với chúng tôi sau đây:
Khi thành lập chúng tôi lên danh mục đã có, sau đó có những người cung cấp thêm tư liệu như cuộc chiến tại Hoàng Sa năm 1974. Chúng tôi còn mong muốn thành lập quĩ học bổng cho những người nghiên cứu về Hoàng Sa, Trường Sa và cả Biển Đông rồi.
Có nhiều giới tới lắm: các viện nghiên cứu; rồi độc giả ở xa như ở Long An cũng tới. Nhưng phải có trang web mới có nhiều người tham khảo. Hiện chúng tôi chưa thành lập trang web riêng nhưng một số trang web khác cũng yêu cầu chúng tôi đưa lên.
Có sinh viên đang làm luận văn tốt nghiệp cũng có đến; nhưng chúng tôi chưa có tiếp cận với học trò. Mọi người đến với tủ sách đều hoan nghênh. Như trước tết có một luật sư đến và tặng cho chúng tôi một chữ 'Dũng'.
Không được đề cập nhiều trong nhà trường
Bạn Nguyễn Tiến Nam, một thanh niên tại Hà Nội từng tham gia hai cuộc biểu tình chống Trung Quốc về vấn đề Hoàng Sa và Trường Sa hồi tháng 12 năm ngóai cũng cho biết kiến thức về vấn đề liên quan của bạn học được từ ghế nhà trường, cũng như từ các cơ quan truyền thông Việt Nam:
Những điều bọn em được học về Hoàng Sa và Trường Sa ở nhà trường đó là 'đất của ta, nước của ta'; nhưng họ không hề cho biết là Hoàng Sa bị mất từ năm 1974.
Báo chí cũng không nói gì, chúng em chỉ lên các blog, rồi trang mạng và biết sẽ có cuộc biểu tình vào ngày 9/12 sau là ngày 16. Chỉ là thông tin truyền miệng, tin nhắn về cuộc biểu tình chống Trung Quốc về việc thành lập huyện đảo Tam Sa.
Với vốn kiến thức hạn chế như thế nhưng điều gì đã thôi thúc những thanh niên như Nguyễn Tiến Nam cơ quan ngọai giao Trung Quốc để phản đối?
Hai quần đảo này là của cha ông để lại, từ thời Nguyễn đã cho người ra ở đó. Chúng em được biết công hàm mà thủ tướng Phạm Văn Đồng ký hồi năm 1958 là sai trái.
Chúng em thấy bức xúc , thấy lòng yêu nước của mình bị người Trung Quốc coi thường, nên đi biểu tình để chứng tỏ là thanh niên Việt Nam vẫn có nhuệ khí.
Và lý do họ phải ngưng các cuộc phản đối được phía công an đưa ra theo như lời thuật lại của Nguyễn Tiến Nam:
Hai quần đảo này là của cha ông để lại, từ thời Nguyễn đã cho người ra ở đó. Chúng em được biết công hàm mà thủ tướng Phạm Văn Đồng ký hồi năm 1958 là sai trái. Chúng em thấy bức xúc , thấy lòng yêu nước của mình bị người Trung Quốc coi thường, nên đi biểu tình để chứng tỏ là thanh niên Việt Nam vẫn có nhuệ khí.
Họ yêu cầu giải tán vì không được tập trung gây rối nơi công cộng; theo nghị định của chính phủ thì nếu tập trung hơn 5 người phải xin phép. Sau đó nhà trường lại nói là nếu tiếp tục đi biểu tình thì nhà trường sẽ đuổi học. Thế nhưng chúng em vẫn tiếp tục, và trong cuộc biểu tình em bị bắt tại Công an Cát Linh, Quốc tử giám Hà Nội.
Dù bị ngăn trở, nhưng bản thân Nguyễn Tíên Nam và một số bạn bè cùng chí hướng của mong muốn tìm hiểu thêm về vấn đề:
Chúng em cũng tập trung được một số bạn có tâm huyết và đi tìm hiểu về lịch sử, nhờ vào một số sách báo sử sách thì chúng em biết đuợc là vì đồng tiền, cuộc chiến mà thủ tướng Phạm Văn Đồng ký công hàm với Trung Quốc.
Tài liệu thì tìm ở các trang mạng, và những nguồn phi chính thống, rồi các thư viện và nói chuyện với các nhà sử học như ông Dương Trung Quố.
Bản thân Tiến Nam cho biết vẫn chưa thể tiếp cận với tủ sách Hoàng Sa, Trường Sa và Biển Đông do ông Nguyễn Nhã lập ra tại số 191/1D đường Trần Kế Xương, Phường 7, quận Phú Nhuận để tham khảo thêm.
Các tin, bài liên quan
- Chương trình “4 nhà cùng ra đồng” nhằm giúp nông dân có vụ mùa năng suất cao hơn
- Giới Blogger Việt Nam thảo luận tẩy chay rước đuốc Olympics tại Sài Gòn
- Phương cách phòng chống cúm gia cầm
- Trao đổi thư tín với thính giả (Ngày 15-2-2008)
- Trao đổi Thư tín với Thính giả (ngày 1-2-2008)
- Trao đổi Thư tín với Thính giả (ngày 25-1-2008)
- Quan điểm của tân Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ về vấn đề Hoàng Sa-Trường Sa
- Công an thẩm vấn gắt gao những người biểu tình chống Trung Quốc
- Nhà thơ Trần Mạnh Hảo nói về bài “Tôi yêu Tổ quốc tôi mà tôi bị bắt”