Mô hình nuôi cá rô phi giúp người nghèo kiếm thêm thu nhập


2005.09.26

Gia Minh, phóng viên đài RFA

Vùng đồng bằng Sông Cửu Long đang vào mùa nước nổi. Lâu nay, đến thời điểm này nhiều cư dân trong vùng, đặc biệt là những người nghèo, phải lâm vào cảnh khốn khó không còn cơ hội cày thuê cấy mướn để kiếm kế sinh nhai.

FloodFishing200.jpg

Vừa qua, Khoa Thuỷ sản thuộc Đại học Cần Thơ cùng Sở Khoa học- Công nghệ tỉnh An Giang thực hiện mô hình nuôi cá rô phi trong lồng bè để giúp người nghèo kiếm thêm thu nhập vào mùa nước lũ.

Trong chương trình kỳ này, Gia Minh mời quí vị cùng nghe câu chuyện với những người tham gia vào hoạt động vừa nói: đó là tiến sĩ Dương Nhựt Long, trưởng bộ môn kỹ thuật nuôi thuỷ sản, Khoa Thuỷ Sản, Đại học Cần Thơ; ông Trần Châu Phương Tuấn, Trưởng trung tâm khuyến ngư huyện An Phú, tỉnh An Giang và chị Tuyết, một người ứng dụng mô hình thử nghiệm nuôi cá trong bè vào mùa nước lũ.

Mục tiêu của mô hình

Chuyện nuôi cá trong lồng bè không hề mới lạ gì ở vùng sông nước Cửu Long; thế nhưng ý nghĩa của dự án mà Khoa Thuỷ Sản trường Đại học Cần Thơ đưa ra nhằm giúp cho người dân nghèo tận dụng mùa nước lên để kiếm sống. Tiến sĩ Dương Nhựt Long, cho biết về mục tiêu của mô hình nuôi cá trong lồng bè nhỏ mà nông dân thiếu vốn có thể tham gia được:

"Chủ yếu giúp dân nghèo. Lồng một khối nuôi ở tầng mặt, và sáu tháng sau có thể thu hoạch. Cách nuôi phù hợp mùa nước lũ. Nuôi năm nay nữa là năm thứ hai. Kết quả sau khi làm hai cách: một là cá riêu hồng hai là cá rô phi, hiệu quả là từ 17 đến 35%.

Lồng một khối đóng kinh phí chừng 60 ngàn đồng thôi. Nếu giữ kỹ thì nuôi được hai mùa.Tiêu thụ cũng dễ dàng vì số lượng không nhiều, bán chủ yếu nội địa. Kế hoạch mở rộng thì tiếp tục làm.

Mô hình đó phát triển tốt. Dân làm theo cũng nhiều; tình hình bấp bênh là do giá cả thị trường thôi. Lỗ thì có vài hộ nhưng không đáng kể.Vay vốn thì cũng dễ thôi. Hộ nghèo được hỗ trợ qua chương trình người nghèo.

Có một điểm cần lưu ý là vào giai đoạn đầu phải chờ qua đợt nước đồng ruộng đổ ra, có lưu tồn thuốc trừ sâu. Dịch bệnh cũng chưa có, chỉ sợ nước sản xuất nông nghiệp thôi.

Thức ăn có thể dùng thức ăn công nghiệp hay thức ăn tự chế. Con giống thì không vấn đề, vì VN chủ động được giống. Tỉ lệ sống hơn 70%."

Mức độ thiết thực

Mô hình được triển khai đầu tiên tại huyện An Phú, tỉnh An Giang, nên chúng tôi cũng hỏi chuyện ông trưởng Trung tâm khuyến nông huyện, Trần Châu Phương Tuấn, và được ông cho biết về việc thực hiện dự án như sau:

"Mô hình đó phát triển tốt. Dân làm theo cũng nhiều; tình hình bấp bênh là do giá cả thị trường thôi. Lỗ thì có vài hộ nhưng không đáng kể.Vay vốn thì cũng dễ thôi. Hộ nghèo được hỗ trợ qua chương trình người nghèo."

Còn người nông dân tham gia vào mô hình nhận thấy mức độ thiết thực của dự án ra sao và những khó khăn còn lại thế nào? Chị Tuyết, một người tham gia trong chương trình lâu nay cho biết:

Nhiều hộ nuôi lắm. Tôi có tham gia và thấy cũng được, mình lấy công làm lời thôi. Tính ra một vụ có thể kiếm được vài triệu. Có thể nuôi quanh năm. Khi nào giá thấp thì giữ lại.Nếu đợc vay vốn thêm nữa thì tốt."

Mục ‘Sáng kiến & Đời sống’ kỳ này tạm dừng tại đây, hẹn gặp lại quí thính giả và các bạn trong chương trình tuần tới cũng vào giờ này trên làn sóng phát thanh của Đài Á Châu Tự Do. Gia Minh chào tạm biệt.

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.