Nguyễn Khanh, phóng viên đài RFA
Việt Nam vừa bước qua ngưỡng cửa của 20 năm đổi mới. Với chính quyền Hà Nội và với các nước Tây Phương, những thành quả trong 20 năm qua cho thấy Việt Nam đã đi đúng đường, đạt được những tiến bộ đáng kể, hay ít nhất, nói như Sử Gia Dương Trung Quốc trong cuộc phỏng vấn dành cho Ðài Á Châu Tự Do chúng tôi hồi gần đây, là Việt Nam đã “đi vào quỹ đạo của một quốc gia phát triển bình thường”.

Nhưng chưa hẳn ai cũng có cái nhìn như vậy. Vẫn có nhiều người cho rằng Việt Nam tiếp tục đi những bước khập khiễng, vì chỉ đổi mới kinh tế mà không đổi mới chinh trị, chưa bắt đầu những bước sơ khởi cho tiến trình dân chủ hóa đất nước.
Khách mời của Ban Việt Ngữ tuần này là ông Ngô Nhân Dụng. Cách đây đúng 20 năm, ông Ngô Nhân Dụng cho phổ biến quyển sách nói về đổi mới và tương lai của Việt Nam mang nhan đề “Ðổi Mới Kinh Tế, Chủ Nghĩa Cộng Sản Ðã Thất Bại, Việt Nam đi về đâu?” và một bài viết đăng trên Tạp Chí Thế Kỷ 21 do ông làm Chủ Bút xuất bản ở bang California, Hoa Kỳ, dưới tựa đề “Ði Một Chân Ðược Bao Lâu???”.
Hôm nay, nhân đánh dấu ngày 20 năm đổi mới, chúng tôi mời ông đưa ra những nhận xét về tình hình Việt Nam sau 2 thập kỷ thay đổi, trước khi đặt câu hỏi Việt Nam cần phải làm gì để hoàn tất chiến lược đổi mới cho quốc gia. Như thường lệ cuộc phỏng vấn do Nguyễn Khanh thực hiện và Ban Việt Ngữ gửi đến quý thính giả trong khuôn khổ Tạp Chí Câu Chuyện Thời Sự Hàng Tuần.
Nguyễn Khanh: Cách đây 20 năm, ông có viết một bài nhận định về chuyện đổi mới ở Việt Nam, mang nhan đề "Ði Một Chân Ðược Bao Lâu". Thưa ông, đi một chân cũng đã được 20 năm, liệu đó có đủ là một thành quả đáng kể hay không?
Ông Ngô Nhân Dụng: Vâng, tôi nghĩ rằng một người đi khập khiễng được 20 năm thì mình cũng phải nói đó là một cái thành quả rất tốt. Hồi tôi viết bài "Ði Một Chân Ðược Bao Lâu", thì cái ý chính của nó là thay đổi về kinh tế mà không thay đổi về chính trị thì có thể thành công hay không?
Cái ý đó đến bây giờ vẫn là ý đúng, vì thay đổi kinh tế trong 20 năm qua có thay đổi được nước Việt Nam nhiều, nhưng chưa phát triển được hết tiềm năng đáng lẽ người Việt Nam có thể đạt tới. Nếu có thay đổi cả về chính trị thì nước ta còn tiến bộ hơn nhiều, và trong tương lai nếu mà có thay đổi về chính trị, nước ta còn tiến bộ hơn nữa. Ði một chân rõ ràng không có lợi, và đó là cái ý mà chúng ta nên suy nghĩ và tôi vẫn tin đó là một cái ý rất đúng.
Cái ý đó đến bây giờ vẫn là ý đúng, vì thay đổi kinh tế trong 20 năm qua có thay đổi được nước Việt Nam nhiều, nhưng chưa phát triển được hết tiềm năng đáng lẽ người Việt Nam có thể đạt tới. Nếu có thay đổi cả về chính trị thì nước ta còn tiến bộ hơn nhiều, và trong tương lai nếu mà có thay đổi về chính trị, nước ta còn tiến bộ hơn nữa. Ði một chân rõ ràng không có lợi, và đó là cái ý mà chúng ta nên suy nghĩ và tôi vẫn tin đó là một cái ý rất đúng.
Nguyễn Khanh: Khi nói về đổi mới chính trị thì tôi nhớ chính đương kim Thủ Tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng khi còn làm Phó Thủ Tướng đã từng tuyên bố điều quan trọng nhất là muốn phát triển thì cần có ổn định…
Ông Ngô Nhân Dụng: Câu không thể thay đổi chính trị vì cần phải bảo vệ sự ổn định để phát triển không có đúng, vì người ta vẫn có thể thay đổi chính trị mà vẫn bảo vệ được sự ổn định xã hội. Cái ổn định quan trọng nhất của xã hội là người ta có thể tin tưởng được ở luật pháp.
Ðối với những người kinh doanh thì nếu một xã hội có luật pháp, những điều đã ký kết sẽ được tôn trọng, nêu không sẽ bị trừng phạt bởi luật pháp, và đó chính là sự ổn định quan trọng nhất. Ổn định về tâm lý chính là ổn định quan trọng nhất. Nếu người ta cứ phải lo âu không biết ngày mai sẽ ra sao, không biết Chính Phủ sẽ thay đổi những cái gì thì ai dám bỏ tiền ra để đầu tư, và đó là cái sự bât ổn.
Thành ra, việc thay đổi về chính trị để dân chủ hóa sẽ đưa đến một xã hội tôn trọng luật pháp nhiều hơn. Luật chơi không còn nằm trong tay của những người cầm quyền, những người đó có khi vừa đá banh vừa thổi còi.
Khi luật chơi được tôn trọng, trọng tài là những người khác quan thì đương nhiên, người ta sẽ tin tưởng. Ðó là cái sự ổn định quan trọng nhất. Và cái ổn định như vậy chỉ có thể đạt được nếu người ta sống trong một xã hội dân chủ, tự do.
Nguyễn Khanh: Ông mới nói đến sân chơi. Quốc tế khi nhìn Việt Nam, hình như người ta thấy, ít ra, cái sân chơi nó cũng có vẻ bằng phẳng, và đó là lý do tại sao sau 20 năm đổi mới, Việt Nam được gia nhập Tổ Chức Mậu Dịch Thế Giới WTO, Họ coi đó là thành quả, là phần thưởng của Việt Nam. Ông nghĩ thế nào về điều đó?
Ông Ngô Nhân Dụng: Nếu coi chuyện WTO là một thành quả thì cũng nên suy nghĩ lại, bởi vì một nước như Kampuchea, phải nói là bé hơn, nghèo hơn Việt Nam, mà lại gia nhập WTO trước chúng ta tới 4, 5 năm. Coi việc được gia nhập WTO là một thành quả của đổi mới thì như vậy có nghĩa là Việt Nam đã tiến bộ hơn Nga hay sao, bởi vì đến bây giờ Nga vẫn chưa được vào WTO.
Thành ra, chúng ta không nên nhìn việc được gia nhập một tổ chức và coi đó là thành quả. Trong cuốn sách tựa đề là “Ðổi Mới Kinh Tế, Chủ Nghĩa Cộng Sản Ðã Thất Bại, Việt Nam đi về đâu?” mà tôi viết hồi 1987, tôi có nói rằng không thể nào giữ chủ nghĩa Maxist được, vì chủ nghĩa Maxist trái ngược hẳn với tất cả các quy luật của kinh tế thị trường.
Nguyễn Khanh: Nhưng thưa với ông là chủ nghĩa Maxist vẫn còn với Việt Nam, và như lời Chính Phủ Việt Nam nói là vẫn tiếp tục đi theo con đường đổi mới. Như thế, Việt Nam sẽ đi về đâu?
Việt Nam hiện giờ đang dần dần biến thành một quốc gia với một chính quyền độc tài, không còn là một chính quyền thực sự là cộng sản nữa, dù là họ vẫn mang cái tên đó. Có thể nói là ở Việt Nam bây giờ, cái chủ nghĩa Mác chỉ là nhãn hiệu mà thôi, không còn ai quan tâm và cũng chẳng còn ai nghiên cứu để thi hành nó nữa.
Ông Ngô Nhân Dụng: Việt Nam hiện giờ đang dần dần biến thành một quốc gia với một chính quyền độc tài, không còn là một chính quyền thực sự là cộng sản nữa, dù là họ vẫn mang cái tên đó. Có thể nói là ở Việt Nam bây giờ, cái chủ nghĩa Mác chỉ là nhãn hiệu mà thôi, không còn ai quan tâm và cũng chẳng còn ai nghiên cứu để thi hành nó nữa.
Thành ra, chính quyền Việt Nam hiện nay sẽ dần dần biến thành một chính quyền độc tài, không khác gì những chế độ độc tài như chính quyền của ông Marcos ở Philippines, của ông Suharto ở Indonesia trước đây, hay chính quyền Miến Ðiện hiện giờ.
Ðó là cái chế độ mà những người nắm được quyền hành và họ bảo vệ quyền hành đó bằng bất cứ giá nào, và tron lúc sử dụng quyền hành thì họ làm giầu cho chính họ và những người đồng đảng của họ. Hiện nay có thể nói nó không còn là chủ nghĩa cộng sản nữa mà là thứ chủ nghĩa tư bản hoang dã, như cái thời người ta mới khai phá ra chủ nghĩa tư bản ở các nước Tây Phương.
Nguyễn Khanh: Nói tóm lại, ông vẫn nghĩ Việt Nam tiếp tục đi một chân?
Ông Ngô Nhân Dụng: Có thể nói bây giờ họ đã đi một chân rưỡi rồi, vì họ đã thay đổi nhiều điều ma họ không thể quay ngược lại được nữa. Ðó là điều đáng mừng. Nếu nói về phương diện tích cực thì đó là một khía cạnh rất tích cực.
Như chúng ta thấy từ đời ông Tổng Bí Thư này đến đời ông Tổng Bí Thư khác, từ đời ông Thủ Tướng này đến ông Thủ Tướng khác, thì chế độ ở Việt Nam nới lõng ra, mõi ngày người dân một dễ thở hơn.
Ðó là vì cái áp lực của chính người dân đòi hỏi, và có thể nói là tất cả cái quá trình đổi mới ở Việt Nam là một cái quá trình thụ động, tức là đảng cộng sản là đảng cầm quyền, và họ thấy khi nào có cái áp lực mạnh quá thì họ thay đổi, nói như ông Trần Xuân Bách là “phải đổi mới hay là chết”.
Khi bị áp lực, họ thay đổi để cho dân chúng đỡ phẫn uất, và họ có thể cứ tiếp tục làm như vậy và nếu người dân Việt Nam không chống đối họ, họ sẽ còn cai trị lâu. Chúng ta thấy chế độ Suharto ở Indonesia cầm quyền tới 30 năm, còn đảng cộng sản Việt Nam thì mới bắt đầu đổi mới được 20 năm.
Nói là 20 năm chứ hồi 1986 khi ông Nguyễn Văn Linh bắt đầu đổi mới, cái đổi mới của ông ta chỉ là những đổi mới có tính cách dè dặt, mới chỉ là thay đổi về đường lối văn nghệ, về cải thiện hợp tác xã, để cho người dân được tự do làm ăn hơn. Những cái đó vẫn chưa thực sự là đổi mới.
Thứ nhất chúng ta đều thấy nạn tham nhũng là một cái khó khăn. Nạn tham nhũng cứ tiếp tục tăng, không thể trừ được vì không có đổi mới chính trị. Bao giờ báo chí được tự do, bao giờ những người đối lập được lên tiếng, được tranh cử, bao giờ người dân thật sự được quyền dùng lá phiếu của mình, thì lúc đó mới có thể trừ được tham nhũng.
Có thể nói là chỉ đến năm 1992 sau khi Cộng Sản Việt Nam làm bản hiến pháp mới, thì lúc đó mới thực sự có đổi mới thật. Kể từ đó đến nay mới chỉ có mười mấy năm, và nếu họ tiếp tục duy trì một chế độ độc tài, dùng công an bảo vệ chế độ và bảo vệ quyền lợi, tiếp tục dùng những công ty độc quyền để làm giàu thì họ sẽ tiếp tục cai trị Việt Nam một thời gian lâu nữa.
Nguyễn Khanh: Thế theo ông, con đường đổi mới của Việt Nam trong những ngày tháng tới sẽ gặp khó khăn gì?
Ông Ngô Nhân Dụng: Thứ nhất chúng ta đều thấy nạn tham nhũng là một cái khó khăn. Nạn tham nhũng cứ tiếp tục tăng, không thể trừ được vì không có đổi mới chính trị. Bao giờ báo chí được tự do, bao giờ những người đối lập được lên tiếng, được tranh cử, bao giờ người dân thật sự được quyền dùng lá phiếu của mình, thì lúc đó mới có thể trừ được tham nhũng.
Nạn tham nhũng cũng xảy ra vì chế độ độc đảng, trao quá nhiều quyền hành cho đảng viên. Vì thế, chi có thể chữa được căn bệnh đó bằng cách phải có một chế độ dân chủ, dùng pháp luật để cai trị chứ không phải dùng cán bộ để cai trị. Cái khó hiện giờ là hệ thống chính trị của Việt Nam không thay đổi.
Ðứng về phương diện thuần túy kinh tế, thì cái khó khăn sắp tới của Việt Nam là rất thiếu cơ sở hạ tầng, như là điện, nước. Một công ty ngoại quốc khi bỏ vốn đầu tư sẽ đòi được đảm bảo không thiếu điện, không thiếu nước. Hiện nay khắp nước Việt Nam ai cũng đang lo cái nạn đó. Ở nơi đang được coi là tốt nhất là thành phố Sài Gòn thì trong một hai, năm tới, vấn đề thiếu điện và thiếu nước sẽ xảy ra.
Cơ sở hạ tầng, còn có cả hải cảng, phi trường cần phải cải thiện. Hải cảng là điểm kém nhất ở Việt Nam, mà Chính Phủ Việt Nam chưa có những nỗ lực mạnh mẽ để giải quyết, như làm sao để cải thiện bến cảng Sài Gòn.
Có lẽ một phần cũng vì lý do chính trị, người ta muốn bến cảng ở những miền khác mạnh lên, trước khi cho bến cảng ở Sài Gòn được phát triển. Những thiếu thốn về cơ sở hạ tầng đó sẽ cản trở, khiến các nhà đầu tư ngoại quốc khó quyết định đem thêm tiền đến Việt Nam.
Nguyễn Khanh: Xin cám ơn ông Ngô Nhân Dụng cho buổi nói chuyện hôm nay.
Theo dòng thời sự:
- Việt Nam, 20 năm sau đổi mới (phần 1)
- Việt Nam, 20 năm sau đổi mới (phần 2)
- Việt Nam, 20 năm sau đổi mới (phần 3)