Truyền thông quốc tế (Ngày 19-11-2004)

Hoa Kỳ đã có Tổng trưởng ngoại giao mới. Báo chí thế giới nghĩ gì về người sẽ cầm đầu ngành ngoại giao của Mỹ, và chính sách mà Tổng Thống George W. Bush cho áp dụng với Châu Á-Thái Bình Dương trong 4 năm tới nên như thế nào? Ðó là những điểm đang được giới truyền thông thế giới nói đến, và chúng tôi xin trích dẫn để gửi đến quý thính giả trong khuôn khổ Tạp Chí Truyền Thông Quốc Tế tuần này.

0:00 / 0:00

By line: Nguyễn Khanh

Trưa thứ ba vừa qua tại Washington, Tổng Thống Hoa Kỳ George W. Bush đã thông báo quyết định chọn Bà Condoleeza Rice là Tổng trưởng ngoại giao, thay thế cho ông Colin Powell xin từ chức. Quyết định của Tổng Thống Mỹ hoàn toàn không gây ngạc nhiên cho giới quan sát chính trị khắp nơi, vì hơn một năm qua đã từng có tin nói ông Powell sẽ ra đi, dù rằng Tổng Thống Bush tái đắc cử nhiệm kỳ thứ nhì.

Trong 4 năm qua, Bà Rice được thế giới biết đến qua vai trò Cố Vấn An Ninh Quốc Gia cho Tổng Thống Bush. Trong những ngày tới, Bà sẽ là người cầm đầu ngành ngoại giao, trở thành khuôn mặt tiêu biểu cho nước Mỹ với các nước trên thế giới. Từ Paris, nhật báo Le Figaro cho rằng quyết định đưa Bà Rice về nắm bộ ngoại giao chứng tỏ không có nhiều thay đổi về chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ trong 4 năm tới.

"...4 năm qua, Bà Rice là tiếng nói của ông chủ Nhà Trắng. Bây giờ, Bà là tiếng nói của ông George W. Bush trên toàn thế giới. Trước đây, Ngoại Trưởng Colin Powell là một trong những số rất ít tiếng nói khác biệt trong chính quyền Bush, bây giờ Bà Rice sẽ là người tiếp lời cho những điểm ông Bush muốn trình bầy..."

“4 năm qua, Bà Rice là tiếng nói của ông chủ Nhà Trắng. Bây giờ, Bà là tiếng nói của ông George W. Bush trên toàn thế giới. Trước đây, Ngoại Trưởng Colin Powell là một trong những số rất ít tiếng nói khác biệt trong chính quyền Bush, bây giờ Bà Rice sẽ là người tiếp lời cho những điểm ông Bush muốn trình bầy.

Quan hệ gần gũi về chính trị và cá nhân giữa Bà Tân Ngoại Trưởng Hoa Kỳ và Tổng Thống George W. Bush đảm bảo hai người sẽ làm việc chặt chẽ với nhau hơn. Ðiều đó cũng chứng tỏ chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ sẽ không mấy khởi sắc và có lẽ sẽ thiếu linh động. Là người từng giữ trách nhiệm quyết định về ngoại giao và an ninh cho quốc gia, Bà Rice đã để cho quan hệ giữa Bộ Ngoại Giao và Bộ Quốc Phòng căng thẳng tới mức độ nguy hiểm, và bây giờ nhân viên Bộ Ngoại Giao đang chờ đón Bà với sự ngờ vực.

Hầu hết mọi quyết định bà từng đưa ra là những quyết định của phe bảo thủ, chi phối bởi Phó Tổng Thống Dick Cheney và ông Tổng Trưởng Quốc Phòng Donald Rumsfeld. Nếu ông John Bolton, người từng cộng tác với Bà trong chương trình giải giới võ khí hạt nhân, được đưa về làm việc ở Bộ Ngoại Giao, điều đó thể hiện cho thấy một lập trường cứng rắn với những vấn đề như Iran, Bắc Hàn, Trung Ðông và cả mối quan hệ với Châu Âu.”

Tờ Kuala Lumpur Berita Harian xuất bản bằng tiếng Mã Lai cũng cho rằng quyết định từ chức của ông Powell sẽ tạo thêm thế lực cho phe bảo thủ đang điều khiển chính trường Mỹ. Bài bình luận có đoạn viết như sau:

“Quyết định từ chức của ông Powell, người từng lớn tiếng biện hộ cho những bằng chứng dối trá của Tổng Thống George W. Bush về chuyện Iraq có võ khí giết người hàng loạt, sẽ không thay đổi được tình trạng bất ổn ở Iraq, không cản được những tàn phá đang xảy ra ở Fallujah hay những vụ giết người dã man mà binh sĩ Israel đang làm với dân Palestine.

Sự vắng mặt của người từng nắm chức Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Ðội Hoa Kỳ, người từng nói chấp nhận lập trường ôn hòa và tạo cơ hội để có thể giải quyết các vấn đề bằng phương cách ngoại giao, là cơ hội cho Phó Tổng Thống Dick Cheney và ông Tổng Trưởng Quốc Phòng Donald Rumsfeld tăng thêm uy thế cho họ. Ðây là 2 nhân vật ương ngạnh, muốn Hoa Kỳ tấn công Bắc Hàn và nếu có thể được, mở cuộc anh kích Iran, một nước Hồi Giáo đang bị cáo buộc âm mưu chế tạo võ khí hạt nhân.”

Đất nước chúng ta vẫn đang ở trong tình trạng chiến tranh. Chúng ta đang dẫn đầu một lực lượng đồng mình hùng hậu, đối đầu với những kẻ thù nguy hiểm. Chúng ta đã xây được những cấu trúc, dựng được những nền tảng giúp lật đổ được những kẻ cầm quyền bạo tàn, ngăn chận không cho chúng phổ biến tài liệu chế tạo và các loại võ khí hiểm độc, và chúng ta cũng phá vỡ các tổ chức hoạt động khủng bố.

Trong cuộc họp báo giới thiệu Bà Tân Ngoại Trưởng Condoleeza Rice, Tổng Thống Hoa Kỳ cho biết: "Đất nước chúng ta vẫn đang ở trong tình trạng chiến tranh. Chúng ta đang dẫn đầu một lực lượng đồng mình hùng hậu, đối đầu với những kẻ thù nguy hiểm. Chúng ta đã xây được những cấu trúc, dựng được những nền tảng giúp lật đổ được những kẻ cầm quyền bạo tàn, ngăn chận không cho chúng phổ biến tài liệu chế tạo và các loại võ khí hiểm độc, và chúng ta cũng phá vỡ các tổ chức hoạt động khủng bố."

Dù với tình trạng quốc gia như Tổng Thống Bush vừa nói, các nhật báo xuất bản ở Châu Á-Thái Bình Dương đồng loạt lên tiếng kêu gọi nhà lãnh đạo nước Mỹ trong nhiệm kỳ 4 năm tới phải chú trọng hơn nữa đến quan hệ với Châu Á.

Trước hết là tờ The Straits Time ở Singapore: "Lý do khiến Châu Á đóng một vai trò rất nhỏ trong cuộc bầu cử Tổng Thống Mỹ vừa rồi chỉ là vì cả hai ông Bush và Thượng Nghị Sĩ John Kerry không nắm vững vấn đề. Nhưng bây giờ với tư cách người đắc cử, ông Bush có trách nhiệm phải làm sáng tỏ những suy nghĩ của ông về Châu Á.

Tổng Thống Bush phải để mắt theo dõi 3 vấn đề chủ yếu, trước hết là an ninh, kế đến là mối đe dọa đến từ Bắc Hàn và không thể để cho chuyện Ðài Loan-Trung Quốc cứ tiếp tục kéo dài. Ông Bush cũng không thể tiếp tục để những nhóm người hoạt động hành lang lôi kéo, cắt bớt những quyền lợi kinh tế dành cho một số nước, như việc xuất khẩu thép của Nam Hàn, quota hàng may mặc dành cho Trung Quốc hoặc vụ cá basa của Việt Nam.

Thi hành đúng tinh thần các điều khoản của WTO chính là một trong những trách nhiệm mà Tổng Thống Mỹ phải làm. Ngay trong cuộc chiến chống khủng bố, việc mở trận chiến quân sự cũng phải được cân bằng bằng cách mời những người Hồi Giáo ôn hòa cùng tham dự vào mặt trận tuyên truyền để tiêu diệt những phần tử quá khích. Ðiều này ông Bush có thể làm được ở Châu Á, qua những nhà lãnh đạo mới ở Indonesia hay Malaysia.”

Tờ Minh Báo, một tờ báo thân Bắc Kinh xuất bản ở Hồng Kông lại lên tiếng báo động, cho rằng thế giớicó thể sẽ bất ổn vì ông Bush tiếp tục ngồi ở Nhà Trắng. Bài nhận định viết:

"...Lý do khiến Châu Á đóng một vai trò rất nhỏ trong cuộc bầu cử Tổng Thống Mỹ vừa rồi chỉ là vì cả hai ông Bush và Thượng Nghị Sĩ John Kerry không nắm vững vấn đề. Nhưng bây giờ với tư cách người đắc cử, ông Bush có trách nhiệm phải làm sáng tỏ những suy nghĩ của ông về Châu Á..."

“Kể từ khi chiến tranh thứ 2 kết thúc, tất cả các Chính Quyền Mỹ, Dân Chủ hay Cộng Hòa đều theo đuổi chủ thuyết mở rộng địa bàn hoạt động toàn cầu và Hoa Kỳ đóng vai sen dầm quốc tế. Khác biệt duy nhất là những Chính Phủ Dân Chủ Mỹ thường sử dụng chiêu bài nhân đạo, và bây giờ, lý do mà Chính Quyền Cộng Hòa của ông Bush đưa ra là cuộc chiến chống khủng bố.

Ông Bush nói sẽ làm việc chặt chẽ hơn với các đồng minh của Mỹ, nhưng không để các nhà lãnh đạo nước khác nắm quyền quyết định liên quan đến an ninh của Hoa Kỳ. Ðiều đó cho thấy ông Bush sẽ tiếp tục chiến lược đơn phương và đánh phủ đầu để chống khủng bố. Có thể ông ta sẽ làm điều này một cách khôn khéo hơn về mặt hình thức, nhưng nội dung thì chẳng có gì thay đổi. Đó là một trong những nguyên nhân tại sao thế giới sẽ bất ổn trong những năm tới.

Ðiều đáng lo ngại hơn nữa là nếu ông Bush cứ tiếp tục chính sách ngoại giao đơn phương và chiến lược quân sự đánh phủ đầu của ông ta, lúc đó tinh thần bài Mỹ sẽ bùng nổ mạnh hơn trong thế giới Hồi Giáo, thế giới sẽ tiếp tục thấy các hoạt động khủng bố tiếp tục diễn ra và sẽ thêm nhiều người dân vô tội trở thành nạn nhân.”

Nhưng tại Nhật Bản, tờ Tokyo Yomiuri Shimbun đưa ra một cái nhìn thực tế hơn, cho rằng có rất nhiều điều Chính Quyền Bush cần phải làm trong 4 năm tới, từ chuyện hợp tác chặt chẽ hơn với Nhật, Trung Quốc và Nga để cuộc chiến chống khủng bố mau đến chỗ thắng lợi, cho đến việc mở rộng quan hệ thương mại với các nước trong khuôn khổ WTO đã định để tạo thịnh vượng chung cho toàn cầu.

Về cuộc chiến mà Hoa Kỳ đang lãnh đạo ở Iraq và tình hình Trung Ðông, tờ Tokyo Yomiuri Shimbun viết:

“Vào năm 2005, năm đầu của nhiệm kỳ 2 của ông Bush, Iraq sẽ phải trải qua nhiều thử thách. Bầu cử được thực hiện vào tháng Giêng để chọn đại biểu Quốc Hội, là cơ cấu sẽ soạn thảo bản hiến pháp. Sau đó, một cuộc tổng tuyển cử sẽ được tổ chức theo quy định của hiến pháp mới và một Chính Quyền sẽ thành hình vào cuối năm. Cả 2 cuộc bầu chọn vừa nói là chìa khóa xây dựng ổn định và Chính Phủ hợp hiến cho quốc gia này. Không có được ổn định ở Iraq, sẽ không có được hy vọng ổn định ở Trung Ðông và ngay chính an ninh của Hoa Kỳ cũng không được đảm bảo.”