By: Nguyễn Khanh
Căng thẳng chính trị Ukraina sau ngày bầu cử Tổng Thống, những thành quả đạt được sau Thượng Ðỉnh ASEAN lần thứ 10 mới kết thúc ở thủ đô Vientiane của Lào và chuyện giải quyết căng thẳng về hạt nhân với Iran là những đề tài được giới truyền thông quốc tế nói đến trong 7 ngày qua, và chúng tôi xin được gửi đến quý thính giả trong khuôn khổ Tạp Chí Truyền Thông Quốc Tế tuần này.
Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 10
Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 10 kết thúc với những cam kết mới giữa 10 quốc gia thành viên cùng Trung Quốc. Cam kết được đưa ra là sẽ cùng nhau đẩy mạnh phát triển và hợp tác kinh tế, và báo on-line Asia Times ở Singapore có nhận định như sau:
"Cuối cùng, Trung Quốc đã giải quyết được những nghi ngờ liên quan đến chủ đích của họ bằng cách thông qua hiệp định cùng ASEAN xây dựng thị trường mậu dịch tự do lớn nhất thế giới, và tạo thêm sự bực bội cho Washington."
"Cuối cùng, Trung Quốc đã giải quyết được những nghi ngờ liên quan đến chủ đích của họ bằng cách thông qua hiệp định cùng ASEAN xây dựng thị trường mậu dịch tự do lớn nhất thế giới, và tạo thêm sự bực bội cho Washington.
Hiệp ước được ký kết giữa ASEAN và Trung Quốc vào hôm Thứ Hai vừa qua ở thượng đỉnh Vientiane nhằm mục đích để 2 triệu người dân có thể mua hàng miễn thuế vào cuối thập kỷ này. Với sự kiện Ấn Ðộ cũng đang thảo luận để đạt được một mục đích tương tự, trong tương lai khu vực mậu dịch tự do này sẽ được mở rộng hơn, quy tụ phân nửa tổng sô dân toàn cầu. Kế hoạch còn dự tính lôi kéo cả Nhật Bản và Nam Hàn, ngoài ra Australia cùng với New Zealand cũng đang chờ được mời tham gia."
Mặc dù coi đó là một thành quả rất đáng kể, nhưng bài bình luận của Asia Times cũng đưa ra một số trở ngại mà các quốc gia có mặt ở Thượng Ðỉnh Vientiane phải đối phó.
"Vẫn còn những e ngại, không biết làm sao một Ðông Á có thể đoàn kết trong khi vẫn còn nhiều khác biệt chính trị, tranh chấp về lãnh thổ, và các nền kinh tế không đồng đều. Chủ thuyết dân tộc và quyền lợi chính trị riêng tư của từng quốc gia đương nhiên sẽ chi phối công việc chung. Rất khó để mường tượng thấy Thái Lan được toàn quyền thống trị thị trưởng lúa gạo, hay Malaysia đồng ý mở cửa thị trường cho xe hơi bán với giá rẻ do Trung Quốc chế tạo."
"Vẫn còn những e ngại, không biết làm sao một Ðông Á có thể đoàn kết trong khi vẫn còn nhiều khác biệt chính trị, tranh chấp về lãnh thổ, và các nền kinh tế không đồng đều. Chủ thuyết dân tộc và quyền lợi chính trị riêng tư của từng quốc gia đương nhiên sẽ chi phối công việc chung. Rất khó để mường tượng thấy Thái Lan được toàn quyền thống trị thị trưởng lúa gạo, hay Malaysia đồng ý mở cửa thị trường cho xe hơi bán với giá rẻ do Trung Quốc chế tạo."
Cũng trên báo on-line Asia Times, bình luận gia Alan Boyd cho rằng sự kết hợp giữa ASEAN và Trung Quốc đang trên đường bước vào một khúc quanh mới.
"Đến nay, các nước ASEAN dường như chấp nhận vị thế một cường quốc kinh tế trong khu vực của Trung Quốc. Một trong những lý do là vì nền kinh tế của các nước ASEAN ngày một tuy thuộc nhiều hơn vào sự thành công của nền kinh tế Trung Quốc. Tính đến tháng 6 năm nay, ASEAN đầu tư cả thảy 34 tỷ đô la ở Hoa Lục, số tiền Trung Quốc bỏ vào đầu tư ở các nước ASEAN lên đến 1 tỷ 37 triệu đô la.
Chuyện còn lại là Bắc Kinh phải thắt chặt hơn nữa quan hệ đang có với ASEAN, trong khi tìm cách đắp vào chỗ trống mà Washington tạo nên vì rút quân và bận rộn với cuộc chiến chống khủng bố, và bởi nhưng bất đồng giữa các nước ASEAN về cách Hoa Kỳ giải quyết can thiệp quân sự ở Iraq và tại Afghanistan."
Bầu cử ở Ukrain
Căng thẳng xảy ra sau ngày bầu chọn Tổng Thống ở Ukraina là vấn đề được cả thế giới chú ý đến. Trong lúc chờ đợi các phe nhóm chính trị tìm giải pháp, những bài bình luận được đăng tải trên báo chí khắp nơi đều đưa ra một lập luận chung là tiếng nói mà người dân bày tỏ qua lá phiếu phải được tôn trọng.
"Chúng ta vẫn chưa rõ cuộc tranh chấp chính trị ở Ukraina sẽ được giải quyết như thế nào. Ý định của nhà cầm quyền đương thời và những người được Moscow yểm trợ để dựng một Chính Quyền độc đoán như Chính Quyền của Tổng Thống Boris Yelsin đã bị người dân cương quyết chống đối."
Bài bình luận mang nhan đề Dân Chủ Cho Ukraina được đăng tải trên nhật báo The Washington Post số ra ngày hôm qua có đoạn viết:
"Chúng ta vẫn chưa rõ cuộc tranh chấp chính trị ở Ukraina sẽ được giải quyết như thế nào. Ý định của nhà cầm quyền đương thời và những người được Maxcơva yểm trợ để dựng một Chính Quyền độc đoán như Chính Quyền của Tổng Thống Boris Yelsin đã bị người dân cương quyết chống đối.
Mặc dù nhà cầm quyền chủ mưu tổ chức bầu cử không công bằng, đa số người dân Ukraina vẫn nhất quyết bỏ phiếu cho ứng cử viên đối lập là ông Victor Yushchenko; khi nhà cầm quyền muốn đảo ngược kết quả cuộc bầu phiếu, cả trăm ngàn người dân Ukraina liền có mặt trên đường phố thủ đô Kiev, khơi mào cho một cuộc cách mạng không đổ máu."
Vẫn theo tờ Post, giải pháp duy nhất cho Ukraina là tổ chức một cuộc bầu cử mới theo thể thức dân chủ.
"Rất khó để biết được liệu ông Victor Yanukovich có thể nhậm chức Tổng Thống hay không, kể cả trường hợp Tòa Án Tối Cao ra phán quyết xác nhận ông là người thắng cử. Vì vậy, vấn đề sống còn cho Ukraina là vị tân Tổng Thống sẽ được chọn lựa như thế nào. Câu trả lời duy nhất là phải tổ chức một cuộc bầu cử mới theo đúng tiêu chuẩn công bằng và dân chủ.
Cuộc bầu cử này không chỉ giúp giải quyết ổn thỏa căng thẳng chính trị đang xảy ra, mà còn xác định Ukraina, một quốc gia có vị thế chiến lược Ukraina với 50 triệu dân, và những nước Châu Âu chung quanh là một tập thể không chia rẽ và tự do."
Khúm Núm Với Tehran
Thứ Hai đầu tuần này, Hội Ðồng Quản Trị Cơ Quan Nguyên Tử Năng Quốc Tế thông qua nghị quyết hoan nghênh việc nhà cầm quyền Iran đơn phương tiếp tục đình chỉ các hoạt động liên hệ đến chương trình hạt nhân mà họ từng làm trước đây.
"Nghị quyết của Cơ Quan Nguyên Tử Năng Quốc Tế không đáp ứng được đòi hỏi mà Hoa Kỳ đưa ra vì không có tính cưỡng chế, không đưa Iran ra trước Hội Ðồng Bảo An Liên Hiệp Quốc nếu quốc gia này không ngưng ngay các hoạt động liên quan đến hạt nhân. Nghị quyết mới được thông qua cũng là thí dụ cho thấy lối làm việc không hiệu quả của Cơ Quan Nguyên Tử Năng Quốc Tế, kể từ ngày Cơ Quan này đưa người vào Iran để thanh tra."
Bài bình luận mang nhan đề “Khúm Núm Với Tehran” mà tờ The Washington Times cho đăng tải ngày hôm qua cho rằng quyết định của Cơ Quan Nguyên Tử Năng Quốc Tế chứng tỏ sự yếu kém của cộng đồng thế giới và sự chia rẽ của các cường quốc. Bài bình luận viết:
"Nghị quyết của Cơ Quan Nguyên Tử Năng Quốc Tế không đáp ứng được đòi hỏi mà Hoa Kỳ đưa ra vì không có tính cưỡng chế, không đưa Iran ra trước Hội Ðồng Bảo An Liên Hiệp Quốc nếu quốc gia này không ngưng ngay các hoạt động liên quan đến hạt nhân. Nghị quyết mới được thông qua cũng là thí dụ cho thấy lối làm việc không hiệu quả của Cơ Quan Nguyên Tử Năng Quốc Tế, kể từ ngày Cơ Quan này đưa người vào Iran để thanh tra.
Cứ vài tháng, Hội Ðồng Quản Trị Cơ Quan lại gặp nhau để thông qua một bản nghị quyết lên án Iran dối trá, dấu giếm hoạt động, và lúc đo thì 3 nước EU là Anh, Pháp và Ðức lại loan báo rằng Iran đã đồng ý thay đổi thái độ. Vài tháng sau, thế giới lại được biết Iran tiếp tục dối trá, không thi hành đúng nhưng gì đã hứa. Rõ ràng Iran cố ý kéo dài để tiếp tục các hoạt động chế tạo võ khí hạt nhân, và họ đã thành công."