Bệnh tiêu chảy


2006.09.29

Nguyễn Bình, phóng viên đài RFA

Chương trình Sức Khoẻ và Đời Sống của chúng ta hôm nay có lẽ khá đặc biệt. Đó là sự hiện diện của Bác sĩ Y khoa Huỳnh Trung Chỉnh. Bác sĩ Huỳnh Trung Chỉnh tốt nghiệp Bác sĩ Y khoa tại Việt Nam năm 1971.

TieuChayDiarrhea200.jpg
Bệnh tiêu chảy. Photo courtesy nih.gov

Ông cùng gia đình sang Hoa Kỳ định cư năm 1979, tiếp tục theo đuổi ngành Y học và tốt ngiệp tại tiểu bang Oklahoma. Trong suốt 19 năm, Bác sĩ Huỳnh Trung Chỉnh đã làm việc tại một bệnh viện Quân Y, chăm sóc sức khoẻ cho những Cựu Chiến Binh Hoa kỳ.

Bình Nguyên: Chúng tôi rất hân hạnh đón tiếp Bác sĩ Trần Trung Chỉnh đến với quí thính giả của đài Á Châu Tự Do.

Bác sĩ Huỳnh Trung Chỉnh: Kính chào cô Bình Nguyên. Kính chào quý thính giả của đài Á Châu Tự Do.

Sơ lược căn bệnh

Bình Nguyên: Thưa Bác sĩ, có một chứng bệnh rất là thông thường, mà ngày ngày xưa cũng như ngày nay, người ta vẫn có thể bị mắc phải, dù là người lớn hay trẻ em. Và cái bệnh này khi có người nào bị, thì người ta gọi một cái tên rất là châm chọc, là bị “tào tháo đuổi!”

Thật ra thì có những người bị tiêu chảy, là họ bị tiêu chảy ngay. Phần lớn những bệnh tiêu chảy là do siêu vi trùng. Có những người bị tiêu chảy trước khi mà cái triệu chứng cảm hay là cúm nó phát hiện. Thì phần lớn những trường hợp mà do siêu vi trùng đó thì tự nó dần dần rồi nó cũng khỏi.

Thưa Bác sĩ đó là bị “tiêu chảy”, có phải không ạ? Thế thì xin Bác sĩ giải thích thế nào về chứng bệnh này?

Bác sĩ Huỳnh Trung Chỉnh: Cái bệnh tiêu chảy nếu mà mình nói cho nó rõ ràng thì cũng phải kể tới cái bệnh tiêu chảy của trẻ em và của người lớn. Hai cái bệnh đó thì cái nguyên nhân nó hơi khác nhau một chút. Nó là cái bệnh khiến cho người ta đi tiêu nhiều lần.

Phân thì thường là lỏng như nước vậy; có khi người ta ói mửa, làm đau bụng, có khi bị nóng sốt, có khi không. Đa số con người ta trong đời thế nào cũng bị một hai lần, và tùy theo cái nguyên nhân và cách chữa trị có khi nó cũng hơi khác nhau.

Bình Nguyên: Vậy thì có những triệu chứng nào báo hiệu là người ta sẽ bị tiêu chảy không thưa Bác sĩ?

Bác sĩ Huỳnh Trung Chỉnh: Thật ra thì có những người bị tiêu chảy, là họ bị tiêu chảy ngay. Phần lớn những bệnh tiêu chảy là do siêu vi trùng. Có những người bị tiêu chảy trước khi mà cái triệu chứng cảm hay là cúm nó phát hiện. Thì phần lớn những trường hợp mà do siêu vi trùng đó thì tự nó dần dần rồi nó cũng khỏi.

Chỉ trừ có nhiều trường hợp tiêu chảy là do vi trừng. Nhưng mà họ bị cái cảm hay là cái cúm nó phát hiện trước, tức là có khi họ bị nóng sốt, rồi họ bị đau cổ họng sổ mũi, rồi họ có thể ho chút đỉnh, đau bụng rồi họ có thể làm bị tiêu chảy. Có những trường hợp báo trước, và có những trường hợp tự dưng tiêu chảy thì họ bị tiêu chảy ngay.

Bình Nguyên: Cái con vi trùng đó nguyên do từ đâu mà ra?

Bác sĩ Huỳnh Trung Chỉnh: Siêu vi trùng đó là cái con siêu vi trùng thông thường trong trời đất. Nhất là những cái lúc mà mình bị cảm cúm đó, khi mình cúm hay là mình cảm, tức là khi mình bị siêu vi trùng tấn công thì người mình nó yếu đi, những bạch huyết cầu có khi nó bị giảm, thì là cái sức đề kháng của mình nó yếu đi.

Lúc bấy giờ là những con vi trùng sẵn trong cơ thể của mình, từ cổ họng, lỗ tai, trong phổi, ruột..nó bắt đầu nó..tôi hay nói đùa với bệnh nhân của tôi là “nông thôn vùng dậy” đó. Nó đứng dậy nó đánh người ta, thành ra lúc đó nó làm cho mình bị tiêu chảy.

Mà những con vi trùng nổi tiếng đó chẳng hạn như là “ecolai”, một con vi trùng nổi tiếng khác nó gọi là “samonila”, nó có nhiều ở trong sữa, trong thịt heo, thịt bò, trong trứng. Rồi một con vi trùng nữa cũng nổi tiếng nó gọi là “sigala”, mình hay gọi là kiết lỵ đó.

Cái bị tiêu chảy của trẻ em nó có một con siêu vi trùng rất nổi tiếng gọi là “Rota virus’. Cho nên bây giờ các nhà khoa học đã nghiên cứu chế ra một cái loại thuốc chủng, để chủng ngừa cho các em bị tiêu chảy.

Cách phòng ngừa

Bình Nguyên: Tức là khi mà chủng ngừa cho các em, thì các em sẽ tránh được cái bệnh tiêu chảy. Tức là khoảng bao lâu thì các em được chích ngừa thưa Bác sĩ?

Bác sĩ Huỳnh Trung Chỉnh: Cái trường hợp tiêu chảy này hình như là cho uống thuốc. Còn người lớn của chúng ta đó, thì những cái bệnh tiêu chảy, ngoài cái đề do virus, tức do siêu vi trùng đó, còn có những cái bệnh tiêu chảy cũng là do vi trùng nữa.

Mà những con vi trùng nổi tiếng đó chẳng hạn như là “ecolai”, một con vi trùng nổi tiếng khác nó gọi là “samonila”, nó có nhiều ở trong sữa, trong thịt heo, thịt bò, trong trứng. Rồi một con vi trùng nữa cũng nổi tiếng nó gọi là “sigala”, mình hay gọi là kiết lỵ đó.

Hễ nói kiết lỵ là phải nói tới”sigala” là một, và phải nói tới con “amit” ký sinh trùng đó. Hai con này đó nó làm cho người ta tiêu chảy, cứ đi một chút là đi, một chút là đi, mà đi một ngày có khi cả chục lần hay hai ba chục lần. Dĩ nhiên là ngoài những cái nguyên nhân này, còn có thể có những trường hợp khác nữa, nhưng mà đại khái nó là như vậy.

Bệnh tiêu chảy của những người đi du lịch

Bình Nguyên: Thưa Bác sĩ Vào những năm từ thập niên 90, và nhất là khoảng cuối thập niên 90 cho đến năm 2000 trở đi, thì người Việt Nam chúng ta ở Hải Ngoại đã trở thăm quê hương và thân nhân rất nhiều, và đa số thì Bình Nguyên có nghe họ than phiền nhiều nhất là về bị tiêu chảy.

Thế thì khi bị như vậy là do đồ ăn, thức uống, hay là do một nguyên nhân nào khác, ví dụ như có người cho rằng vì trường khác biệt chẳng hạn, thì Bác sĩ nghĩ sao ạ? Vậy môi trường có ảnh hưởng gì đến bệnh tiêu chảy không, thưa Bác sĩ?

Cái thứ hai nữa là tại sao người ở bên nhà họ không bị mà mình lại bị? Tại vì cái môi trường của người bên nhà họ tiếp xúc với con vi trùng đó quen rồi, thì họ cũng giống như là miễn nhiễm, gần như vậy! Còn chúng ta ở bên này, chúng ta không có tiếp xúc với con vi trùng đó thường xuyên thì thành ra lúc chúng ta về, chúng ta bị nó tấn công là chúng ta quỵ ngay.

Bác sĩ Huỳnh Trung Chỉnh: Cái này nó gọi là Travel, hay traveler diaria. Tức là bệnh tiêu chảy của những người đi du lịch đó. Thì cái cách chữa trị này cũng rất là giản dị. Và dĩ nhiên trong những trường hợp này là người ta phải dùng trụ sinh.

Tôi là phòng mạch ở ngoài đó thì bà con đi về chúng tôi cho phải noí là cho liên mien, mà chính bản thân tôi, năm 2001 tôi về bên nhà tôi cũng bị nó, và tôi chỉ có uống một viên là khỏi. Tại vì trong đồ ăn nhiều khi nó có con vi trùng đó. Những người sửa soạn đồ ăn đó họ làm không kỹ là một.

Cái thứ hai nữa là tại sao người ở bên nhà họ không bị mà mình lại bị? Tại vì cái môi trường của người bên nhà họ tiếp xúc vớicon vi trùng đó quen rồi, thì họ cũng giống như là miễn nhiễm, gần như vậy! Còn chúng ta ở bên này, chúng ta không có tiếp xúc vói con vi trùng đó thường xuyên thì thành ra lúc chúng ta về, chúng ta bị nó tấn công là chúng ta quỵ ngay.

Bình Nguyên: Dạ có cách nào ngăn ngừa, để tránh bị tiêu chảy hay không, mà nếu khi người bệnh nhân đã bị rồi thì có cách chữa trị nào mà nhanh nhất để làm cho ngưng ngay cái bệnh này không, thưa Bác sĩ?

Bác sĩ Huỳnh Trung Chỉnh: Vấn đề ngăn ngừa thì ai cũng khuyên là mình về quê nhà thì luôn luôn là phải ăn đồ ăn nấu chin, ăn rau thì cẩn thận, phải rửa sạch sẽ, hoặc là luộc là tốt nhất. Thịt thà cũng thế, phải nấu cho thật chín.

Một cách ngăn ngừa nữa đó là tôi cho họ trụ sinh họ uống, họ nói họ uống mỗi ngay một viên là họ ăn thả giàn, đại khái như vậy! Chữa trị, thì vẫn là cái thuốc tôi vừa kể, tức là mới vừa phát đó, thì mình uống trụ sinh vào, thì tôi nghĩ đa số trường hợp là khỏi.

Bệnh thổ tả

Bình Nguyên: Đồng bào của mình ở Việt Nam họ đang sống ngay tại trong nước mà đôi khi họ cũng vẫn bị những cái bệnh tiêu chảy đó tương tự như vậy, thì Bác sĩ nghĩ như thế nào, phương cách nào chữa cho họ một cách nhanh chóng không thưa Bác sĩ?

Bác sĩ Huỳnh Trung Chỉnh: Tôi nghĩ rằng cái cách tốt nhất vẫn là làm thế nào mà cấy được cái con vi trùng vào trong ruột người ta, tức là mình coi cái con vi trùng tiêu chảy đó trong ruột mình là con vi trùng gì đó. Cái nói về vấn đề tiêu chảy của mình ở đây, ở Mỹ thì nó khách với con vi trùng ở bên Việt Nam, cho nên nó mới có môn khoa học gọi là Khoa Học Nhiệt Đới, nó gọi là Topical Medicine, tức là những cái môn y học ở nhiệt đới.

Tôi nghĩ rằng cái cách tốt nhất vẫn là làm thế nào mà cấy được cái con vi trùng vào trong ruột người ta, tức là mình coi cái con vi trùng tiêu chảy đó trong ruột mình là con vi trùng gì đó. Cái nói về vấn đề tiêu chảy của mình ở đây, ở Mỹ thì nó khách với con vi trùng ở bên Việt Nam, cho nên nó mới có môn khoa học gọi là Khoa Học Nhiệt Đới, nó gọi là Topical Medicine, tức là những cái môn y học ở nhiệt đới.

Có những bệnh ở vùng Nhiệt đới mà ở vùng Ôn đới không có. Tôi nói ví dụ như Sốt Rét, thì ở Mỹ mình làm gì có Sốt Rét. Ngoài những cái như tôi vừa kể, nên nhà nó có những cái bệnh tiêu chảy, chẳng hạn như là mình bị thổ tả đó, cái đó rất là nguy hiểm mà tôi đã thấy trường hợp đó rồi. Bên đó mà nếu không chữa kịp thời thì người ta cũng dễ chết vì mất nước.

Bình Nguyên: Thưa cái nguyên do nào đã gây ra cái chứng bệnh thổ tả đó?

Bác sĩ Huỳnh Trung Chỉnh: Thổ tả nó do con vi trùng thổ tả. Nếu mà mình biết kịp thời thì mình cho người ta trụ sinh và cho người ta chuyền nước biển bù lại cái nước mà người ta bị mất đó thì mình cứu được người ta.

Người ta hay dùng gạo rang, họ đổ nước vô nấu cháo, cái chất vàng của cái gạo đó thì nó có chất là chất hấp thu, hấp thu đây là nó hấp thu chất độc tố con vi trùng vào trong ruột người ta tiết ra. Nó có thể gián tiếp nó trị tiêu chảy cho người ta.

Bình Nguyên: Bác sĩ có lời khuyên nào đối với tất cả những người mà chúng ta muốn quan tâm đến sức khoẻ, muốn ngăn ngừa những cái bệnh đó để chúng ta khỏi bị, thưa Bác sĩ?

Bác sĩ Huỳnh Trung Chỉnh: Cái bệnh tiêu chảy mà tôi muốn nói là thông thường do cái siêu vi trùng đó, thì tự nó, nó cũng khỏi. Cái vấn đề mà chữa bệnh tiêu chảy giữa con vi trùng. Cái quan trọng là không phải là mình giết con siêu vi trùng, tại vì người ta chưa có thuốc giết.

Thế nhưng mà mình phải bồi bổ lại những cái chất mất trong người, mà cái đầu tiên là cái mất nước, chưa kể những trường hợp bị ói đó. Trẻ em cũng thế thôi. Mình căn cứ vào bệnh sử trong cái triệu chứng, ở trong cái thí nghiệm về thử máu cũng như thử phân, mình biết rõ con vi trùng đó rồi, thì mình dùng cái trụ sinh thích ứng với con vi trùng đó mình trị thì tiêu chảy nó sẽ khỏi.

Mời các bạn tham gia mục Sức khoẻ và Đời sống. Mọi email xin gửi về Vietweb@rfa.org

Cái vấn đề phòng ngừa đó là do con vi trùng đó, mình chỉ dĩ nhiên là ăn uống một cách cẩn thận, cái gì cũng nấu chin thì nó vẫn là một phương pháp rất là tốt. Còn cái do siêu vi trùng thì chịu thua, tại vì con siêu vi trùng là nó ở đầy trong không khí đó, mà khi nó tới mùa, giống như chúng ta bị cúm vào mỗi mùa hàng năm từ tháng mười cho tới tháng hai, tại vì nó đầy ở trong không khí rồi. Cũng may là trường hợp con siêu vi trùng đó, tự động từ từ rồi nó cũng khỏi.

Bình Nguyên: Vâng, Bác sĩ trình bầy rất là chi tiết thì Bình Nguyên mong rằng nó sẽ giúp cho mỗi chúng ta quan tâm hơn về sức khoẻ của mình trong vấn đề đi lại, cũng như vấn đề ăn uống. Nếu mà có nằm đau, có bệnh rồi thì mới thấy sức khoẻ là quý vô cùng phải không thưa Bác sĩ? Xin cảm ơn Bác sĩ rât là nhiều.

Thông tin trên mạng:

- Làm thế nào để hạn chế và điều trị tiêu chảy khi đang du lịch

- Who gets diarrhea?

- MedlinePlus: Diarrhea

- Division of Parasitic Diseases - Parasitic Pathways - Diarrhea

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.