Nha khoa tổng quát

Bình Nguyên, đặc phái viên đài RFA

Kính thưa quí thính giả, Những chuyện liên quan đến các chứng bệnh về răng thì vẫn còn rất nhiều vấn đề mà chúng ta cần nên đề cập đến, và hôm naychương trình Sức Khoẻ và Đời Sống xin được tiếp tục gửi đến quí thính giả trong và ngoài nước một chứng bệnh liên quan đến răng miệng của chúng ta, đó là bệnh đau nứu răng.

GumNuuRang200.jpg
Nứu răng. Photo courtesy ada.org

Thưa quí thính giả, bệnh đau nứu răng là bệnh gì, và bệnh này có nguy hiểm cho hàm răng và cho sức khoẻ của chúng ta hay không? Bình Nguyên xin kính mời quí thính giả theo dõi cuộc tìm hiểu sau đây với Bs LiLy Nam Sinh hiện đang cư ngụ và hành nghề tại Orange County, thuộc Nam Calif. Hoa Kỳ.

Thưa quí thính giả, Bác sĩ LiLy Nam Sinh tốt nghiệp Bác sĩ Nha Khoa tại đại học UCi tiểu bang Calif. Là một nha sĩ hành nghề khi còn rất trẻ, nhưng đã có rất nhiều những kinh nghiệm chữa trị cho bệnh nhân trên 10 năm nay về những bệnh liên quan đến răng miệng người lớn và trẻ em. Và sau đây là cuộc nói chuyện của Bình Nguyên với Bác sĩ LiLy Nam Sinh

Bình Nguyên: Dạ xin chào Bác sĩ LiLy Nam Sinh.

Bác sĩ LiLy: Chào chị Bình Nguyên và chào quí vịính giả của đài Á Châu Tự Do.

Nguyên nhân đau nứu răng

Chứng bệnh nứu răng nguyên do vì vi trùng ở trong miệng mình. Những khi mình ăn uống và mình không có đánh răng sạch sẽ, thì có những cái chất đồ ăn dơ còn lại và trong đó có nhiều vi trùng bám vào trong răng và ngày qua tháng lại sẽ làm cho cái nứu răng mình xưng lên.

Bình Nguyên: Thưa Bác sĩ Trong chương trình Sức Khoẻ và Đời Sống kỳ này, chúng ta sẽ đề cập đến chứng bệnh đau nứu răng. Vậy xin Bác sĩ có thể mô tả qua về chứng bệnh nứu răng này được không ạ?

Bác sĩ LiLy: Chứng bệnh nứu răng nguyên do vì vi trùng ở trong miệng mình. Những khi mình ăn uống và mình không có đánh răng sạch sẽ, thì có những cái chất đồ ăn dơ còn lại và trong đó có nhiều vi trùng bám vào trong răng và ngày qua tháng lại sẽ làm cho cái nứu răng mình xưng lên.

Và sau khi một thời gian nó xưng lên nó sẽ phát triển thêm lên những chứng khác bằng cách chảy máu răng và cái nứu của mình sẽ lúc nào cũng bị sưng hết, và dần cái bệnh nó phát triển mạnh hơn thì bệnh nhân sẽ mất răng về trong những giai đoạn sau cùng

Bình Nguyên: Bình Nguyên cũng biết rằng có rất nhiều người khi mà còn trẻ đó, thì răng lợi của họ rất là tốt, và cái hàm răng của họ rất là đều, nhưng mà bỗng một thời gian sau thì Bs khám phá ra là họ bị đau nứu răng. Vậy thì cái bệnh nứu răng này xuất phát từ đâu ạ?

Bác sĩ LiLy: Bệnh nứu răng có rất nhiều lý do. Nguyên do thứ nhất là mình không giữ gìn sạch sẽ. Thời giờ hạn chế mình không thể đi vào hết được nhưng mà đại khái là khi chúng ta còn trẻ, thì cơ thể mình còn khoẻ mạnh hơn, chống kháng của mình nó tốt hơn, nên vĩ dầu mình có không có đánh răng cho sạch sẽ nhưng mà mình không có cái bệnh nứu răng lúc còn trẻ.

Đôi khi cũng có trường hợp có những người trẻ bị, nhưng mà về sau mình lớn lên thì cái cách ăn uống, nếu mình không giữ sạch sẽ hơn thì cái sự chống kháng của mình nó không có như hồi còn trẻ, mình không có thể nào mình chống lại với con vi trung đó thì mình sẽ dễ bị bệnh nứu răng hơn.

Triệu chứng

Bình Nguyên: Vâng thưa Bác sĩ thế thì làm thế nào để mà chúng ta có thể biết được là mình bị bệnh nứu răng? Thực tế thì chúng ta cũng hiểu là đa số nói đến bác sĩ nha sĩ thì người ta rất là ngại, trừ khi nào họ bị đau răng thôi, thưa Bác sĩ?

Bác sĩ LiLy: Như trường hợp như mình đánh răng, tự nhiên mình thấy cái nứu mình nó chảy máu quá nhiều và mình thấy cái bàn chải mình đánh sao nó cứ chảy máu hoài. Đó là một cái triệu chứng để mình biết cho nên nứu răng nó mới đỏ khi mình đánh đụng vào nên nó mới chải máu ra.

Cái này nó là một cái nó đi rất nhanh nếu mà mình không có biết ra để mình chữa trị thì nguy hiểm, vì khi mà mình mất xương của cái hàm răng của mình, thì cái xương nó không giữ cái hàm răng của mình chắc nữa. Sau một thời gian, mình cứ mất dần, mất dần, răng mình nó sẽ lung lay, và khi mình mất cái răng đi mình không có lấy lại cái xương lại được.

Cái đó là một cái triệu chứng mà mình thấy đầu tiên, và sau khi đó mình sẽ thấy cái nứu răng mình tại sao càng ngày nó cứ càng hổng lên, nó không có bám chắc quanh cái răng, cái vấn đề thứ hai, thấy nứu răng của mình lúc nào nó cũng đỏ sưng lên, và đôi khi có cái mùi hôi, nó từ trong miệng mình, mình cảm thấy nó không có được tinh khiết. Đó là một vài cái triệu chứng sớm.

Bệnh nứu răng có người họ đau, có người họ không đau gì hết, cho nên người ta không có thể biết được sớm. Mình phải đi tới văn phòng bác sĩ thường xuyên, thì người ta đo cái nứu răng của mình, người ta sẽ cho mình biết là mình có bệnh nứu răng hay không?

Bình Nguyên: Vậy xin Bác sĩ có thể cho biết cái sự nguy hại của bệnh nứu răng ra sao nếu mà người ta không giữ gìn răng miệng cho kỹ?

Bác sĩ LiLy: Cái này nó là một cái nó đi rất nhanh nếu mà mình không có biết ra để mình chữa trị thì nguy hiểm, vì khi mà mình mất xương của cái hàm răng của mình, thì cái xương nó không giữ cái hàm răng của mình chắc nữa.

Sau một thời gian, mình cứ mất dần, mất dần, răng mình nó sẽ lung lay, và khi mình mất cái răng đi mình không có lấy lại cái xương lại được. Họ điều trị sớm là cái cách tốt nhất để mà mình khỏi có bị nguy hại là bằng cách là mình mất răng về sau này.

Cách chữa trị

Bình Nguyên: Xin Bác sĩ cho biết cách chữa trị của cái bệnh nứu răng này ra sao?

Bác sĩ LiLy: Chữa trị thì nó có vài cách để chữa trị. Khi mà mình bị cái tình trạng sớm thì người nha sĩ họ lấy tất cả những cái đá răng chung quanh cái răng thì cái nứu mình sẽ không có sưng nữa và nó sẽ bớt.

Một cách nữa là mình đi họ cắt cái gum, tức cái nứu của mình ngắn lại. Sau khi đó thì bệnh nhân phải bảo tồn, nghĩa là bệnh nhân phải đi clean mỗi sáu tháng. Nếu mà những người nặng hơn thì phải đi mỗi ba tháng, bốn tháng để cho bác sĩ điều trị bằng cách là lấy hết những vi trùng ra. Nó sẽ không có tiến tới một cái tình trạng trầm trọng hơn.

Cái bệnh nó có thể trở lại nếu người bệnh nhân kkông bảo tồn được, thì bằng cách là họ phải đi thường xuyên hơn, đánh răng kỹ hơn, đánh răng sau bữa ăn. Chỉ có trị bằng cách để cho những gì mình đã mất, thì đã mất rồi, nhưng mà mình không có bị nặng hơn, và mình còn giữ cái số răng còn lại của mình bằng cách giữ gìn sạch sẽ.

Bình Nguyên: Nếu mà người bệnh nhân này họ giữ kỹ càng trở lại thì cái bệnh đó nó có dứt hẳn luôn không, hay là nó sẽ trở lại v ì nguyên do nào đó, thưa Bs?

Bác sĩ LiLy: Cái bệnh nó có thể trở lại nếu người bệnh nhân kkông bảo tồn được, thì bằng cách là họ phải đi thường xuyên hơn, đánh răng kỹ hơn, đánh răng sau bữa ăn. Chỉ có trị bằng cách để cho những gì mình đã mất, thì đã mất rồi, nhưng mà mình không có bị nặng hơn, và mình còn giữ cái số răng còn lại của mình bằng cách giữ gìn sạch sẽ.

Ở đây thì người ta có thuốc để cho mình uống, thì cái thuốc đó uống để nó điều trị cho một thời gian lâu dài, mình uống để cho cơ thể mình nó không có chống cự với cái xương của mình mà đã gây ra bởi con vi trùng nó nằm ở đó.

Trong những miền quê thì kem đánh răng không có, bàn chải đánh răng cũng không có, tuy rằng như vậy, mình cũng phải giữ gìn sạch sẽ. Mình không có kem đánh răng thì mình dùng muối chẳng hạn.

Mình phải chà sao cho nó sạch những cái con, nhưng cái thức ăn mà nó bám chung quanh dưới chân răng của mình gần cái nứu, mình phải lấy hết những cái đồ ăn nó ra, thì khi không có những đồ ăn, thì không có những vi trùng, nó sẽ bớt cái phần bị bệnh nứu răng đi rất là nhiều.

Để bảo vệ hàm răngị

Bình Nguyên: Có những trường hợp khi mà còn trẻ, người ta có một cái hàm răng rất là đều và rất là đẹp, nhưng một thời gian sau đó, về cỡ khoảng tuổi trung niên thì tự nhiên họ nói rằng cái hàm răng của họ ngày trước tôi không bị hô mà bây giờ tôi bị hô, thì Bác sĩ giải thích như thế nào ạ?

Răng nó sẽ lung lay trong khi mình nhai, trong khi mình cắn đồ hay là mình nghiến răng, nó làm cho răng mình sẽ lung lay và một thời gian sau, nó sẽ di chuyển ra khỏi cái vị trí của hồi xưa mà mình sinh ra với một cái hàm răng thật là thẳng và thật là đẹp, thì càng già đi, răng nó hô ra hay nó xiêu vẹo đi vì nó mất xương, xương nó không còn ở đó để nó giữ răng trong cái vị trí cũ nữa. Đó là một cái lý do tại sao những người già họ mất răng đi, răng họ thưa đi và nó hô ra, vì nó thay đổi những vị trí đó.

Bác sĩ LiLy: Lý do là vì hồi mình còn trẻ mình có đầy đủ cái xương để nó giữ những cái răng của mình vào những cái vị trí của nó mọc ra trong miệng mình. Khi mình bắt đầu mình bị bệnh nứu răng thì bệnh nứu răng nó phá cái phần xương đó đi, thì cái xương nó không có giữ cái răng của mình đúng vào cái vị trí của nó nữa, và khi nó mất xương đi thì cái chân răng của mình nó không có chôn sâu ở trong cái xương.

Răng nó sẽ lung lay trong khi mình nhai, trong khi mình cắn đồ hay là mình nghiến răng, nó làm cho răng mình sẽ lung lay và một thời gian sau, nó sẽ di chuyển ra khỏi cái vị trí của hồi xưa mà mình sinh ra với một cái hàm răng thật là thẳng và thật là đẹp, thì càng già đi, răng nó hô ra hay nó xiêu vẹo đi vì nó mất xương, xương nó không còn ở đó để nó giữ răng trong cái vị trí cũ nữa. Đó là một cái lý do tại sao những người già họ mất răng đi, răng họ thưa đi và nó hô ra, vì nó thay đổi những vị trí đó.

Bình Nguyên: Vâng thưa quý thính giả đang theo dõi cuộc nói chuyện của Bình Nguyên trong chương trình Sức Khoẻ và Đời Sống với Bác sĩ Lily NamSinh, và xin Bác sĩ có lời đề nghị nào đến với quý thính giả của chúng ta trong vấn đề chăm sóc hàm răng, để có một sức khoẻ tốt đẹp, được ăn ngon ngủ yên, thưa Bác sĩ.

Bác sĩ LiLy: Lúc nào mình cũng bắt đầu từ lúc mình có con còn bé, mình dậy cách đánh răng và giữ gìn từ lúc còn thuở ngây thơ, thì những cái thói quen đó nó phát triển qua đời sống hàng ngày và tới khi mình lớn lên mình vẫn giữ được cái cách mình sạch sẽ, mình về già mình sẽ không có bị những cái bệnh nứu răng xảy ra.

Bình Nguyên: Vâng xin cảm ơn Bác sĩ đã dành thì giờ đến với quí thính giả qua làn song phát thanh của đài Á Châu Tự Do. Mong rằng qua cuộc tìm hiểu ngắn ngủi trên đây, ít nhiều gì cũng để lại cho chúng ta một số những kiến thức về phương pháp giữ gìn răng miệng, đặc biệt là về nứu răng, để chúng ta có thể bảo vệ sức khoẻ của chính bản thân mình. Xin chân thành cảm ơn Bác sĩ.

Thông tin trên mạng:

- ADA.org: Oral Health Topics: Gum Disease (Periodontal Diseases)