Trà Mi, phóng viên đài RFA
Trong số những email của thính giả mà chương trình nhận được mấy tuần gần đây, có lá thư của một thính giả thắc mắc về bệnh Glucôm (Glaucoma) và mong muốn có được lời khuyên của giới chuyên môn hầu cứu vãn nguy cơ bị mù loà vĩnh viễn do bệnh trạng của bà hiện nay.
Nhân dịp này, "Sức Khỏe và Đời Sống" xin phép được nhắc lại đề tài về bệnh Glucôm để giải đáp câu hỏi của vị thính giả này cũng như giúp quý vị tìm hiểu kỹ hơn về căn bệnh hết sức nguy hiểm, có khả năng cướp đi ánh sáng cuộc đời của nhiều người.
Tuần này, bác sĩ Vĩnh Phước, chuyên khoa mắt, hiện đang hành nghề tại phía Nam, sẽ trình bày về những đặc điểm, nguyên nhân, và dấu hiệu nhận biết bệnh Glucôm. Mời quý vị theo dõi:
Tình trạng tăng nhãn áp
Bác sĩ Vĩnh Phước : Glucôm nói theo cách dân gian cho dễ hiểu, đó là một tình trạng tăng nhãn áp tức là tăng cái áp lực ở trong nhãn cầu, giống như huyết áp tức là tăng cái áp lực trong lòng mạch. Ở cái này là tăng áp lực trong nhãn cầu.
Áp lực trong nhãn cầu thì thực tế ra nó phụ thuộc rất là nhiều yếu tố, nhưng mà cơ bản tựu trung là nó có một cái mà chúng ta cần chú ý đó là thuỷ dịch. Thuỷ dịch trong nhãn cầu giữ áp lực trong mắt và cái áp lực khi gia tăng lên thì nó sẽ gây ra tình trạng ta gọi là tăng nhãn áp.
Thường thường người ta sử dụng cái nhãn áp kế của Liên Xô thì nhãn áp trên 24 gọi là tăng nhãn áp, dưới 24 coi như nhãn áp bình thường. Thông thường thì nhãn áp của mắt sẽ khoảng chừng 18-19 milimet thuỷ ngân (theo nhãn áp kế của Liên Xô). Nếu mà trên 24 milimet thuỷ ngân coi như là tình trạng tăng nhãn áp. Người ta còn có thể dùng danh từ glucôm.
Một số người còn gọi là thiên đầu thống.(migraine headache). Bệnh nhân hay hỏi là "Tôi có bị cườm nước hay bị cườm khô" thì cái này phải phân biệt cho thật rõ là tăng nhãn áp là cườm nước, và cườm khô tức là bị đục thuỷ tinh thể.
Nguyên nhân của tăng nhãn áp thì có những nguyên nhân về thực thể, thí dụ như là ở góc của mắt có nơi để thoát chất nước ra bên ngoài, gọi là góc, tức là nơi thoát ra thuỷ dịch để cân bằng nhãn áp. Nếu cái góc này bị xơ hoá đi nó sẽ gây nên tình trạng tăng nhãn áp mãn tính, tức là từ từ , gọi là glucôm mãn tính.
Trà Mi : Tức là có nhiều cách gọi khác nhau đối với bệnh tăng nhãn áp?
Bác sĩ Vĩnh Phước : À, có nhiều cách gọi khác nhau đối với cái này.
Nguyên nhân
Trà Mi : Dạ, xin mời Bác Sĩ trình bày về những nguyên nhân dẫn tới bệnh tăng nhãn áp cũng cũng như là những yếu tố nguy cơ mà mình cần lưu ý.
Bác sĩ Vĩnh Phước : Nguyên nhân của tăng nhãn áp thì có những nguyên nhân về thực thể, thí dụ như là ở góc của mắt có nơi để thoát chất nước ra bên ngoài, gọi là góc, tức là nơi thoát ra thuỷ dịch để cân bằng nhãn áp. Nếu cái góc này bị xơ hoá đi nó sẽ gây nên tình trạng tăng nhãn áp mãn tính, tức là từ từ , gọi là glucôm mãn tính.
Nếu cái góc này bị đóng, giống như người ta đóng sập cánh cửa lại, thì nhãn áp sẽ gia tăng một cách cấp tính, người ta gọi là glocôm cấp. Như vậy glucôm mãn tính là do tình trạng xơ hoá dần cái góc và tình trạng glucôm cấp do cái góc bị đóng giống như cánh cửa bị đóng lại, áp lực sẽ gia tăng một cách dột ngột và nó gây ra tình trạng cấp tính.
Trà Mi : Vì sao cái góc mắt bị xơ hoá hay là bị đóng lại?
Bác sĩ Vĩnh Phước : Cái góc mắt bị xơ hoá thì thực ra nguyên nhân của nó chưa được rõ lắm, còn nguyên nhân của cái góc bị đóng thì có thể do cái tiền phòng hơi nông một chút xíu, một cái nguyên nhân nào đó phối hợp, ví dụ một cái stress này kia có thể làm đóng cái góc đó lại thì nó gây nên cơn đau. Một số nguyên nhân dễ dẫn đến glucôm cấp là thường thường người ta bị căng thẳng gì đó ở người phụ nữ thì có thể gây nên một cơn glucôm cấp tính.
Trà Mi : Ngoài cái đối tượng mà Bác Sĩ vừa nhắc tới thì những đối tượng nào khác được coi là dễ mắc cái bệnh này nhứt?
Bác sĩ Vĩnh Phước : Bị tiểu đường chẳng hạn cũng có thể gây nên cơn glucôm cấp, nhưng thực ra điều này cũng ít rõ rệt lắm. Chủ yếu là do tiền phòng nông và có thể gặp những stress, tức căng thẳng ở một người phụ nữ lớn tuổi, khoảng trên 40 tuổi chẳng hạn, thì nó dễ dẫn đến hơn là những người trẻ tuổi.
Nói cho dễ hiểu như thế này. Glucôm cấp tính thì nó dữ dội lắm, tức là bệnh nhân sẽ đau một nửa đầu, buồn ói, có thể có cơn đau phát tán như là đau ở bụng chẳng hạn, và mắt bệnh nhân sẽ có thị lực giảm sút rất là nhanh, thậm chí mờ trong vòng một hai tiếng đồng hồ. Và nếu mà không chữa trị kịp thời, cấp bách, thì bệnh nhân có thể bị gây mù loà cấp tính. Thường thuờng trị glucôm thì sau khi điều chỉnh hạ nhãn áp xuống thì thị lực bệnh nhân cũng ít khi nào trở lại bình thường.
Những đối tượng dễ mắc bệnh
Trà Mi : Tức là những đối tượng dễ mắc bệnh này nhứt là phụ nữ cao niên? Như vậy xin Bác Sĩ cho biết những dấu hiệu, những triệu chứng giúp người bệnh nhận biết được là mình bị mắc phải bệnh glucôm cấp hay là mãn thì như thế nào ạ?
Bác sĩ Vĩnh Phước : Đối với những người bị glucôm mãn tính thì dấu hiệu có vẻ mơ hồ, tức là bệnh nhân cảm thấy hơi khó chịu, hơi mỏi mắt, cảm giác hơi mờ mờ, hơi vướng về mắt một chút. Và cuối cùng thì xác định được đó là glucôm mãn tính khi đi khám, thì phải đo nhãn áp nhiều lần trong ngày thì mới phát hiện được cơn glucôm mãn tính.
Có khi mình đo không đúng vào cái cơn nó lên, nó chỉ hơi nhích một chút xíu so với cơn glucôm cấp tính, thí dụ như nó khoảng 26-27. Còn ngược lại glucôm cấp tính thì nó sẽ là những cơn đau dữ dội mà thường thì nó đau một nửa bên đầu kèm theo có thể có ói mửa, và có thể có những cơn đau ở xa hơn có thể gây lầm lẫn nếu ta không chú ý đến bệnh glucôm cấp, như có thể đau ở vùng bụng mà nhiều khi người ta chẩn đoán nhầm là viêm ruột thừa.
Trà Mi : Nhưng mà đó là một trong những triệu chứng của glucôm?
Bác sĩ Vĩnh Phước : Đó là một triệu chứng. Nói cho dễ hiểu như thế này. Glucôm cấp tính thì nó dữ dội lắm, tức là bệnh nhân sẽ đau một nửa đầu, buồn ói, có thể có cơn đau phát tán như là đau ở bụng chẳng hạn, và mắt bệnh nhân sẽ có thị lực giảm sút rất là nhanh, thậm chí mờ trong vòng một hai tiếng đồng hồ.
Và nếu mà không chữa trị kịp thời, cấp bách, thì bệnh nhân có thể bị gây mù loà cấp tính. Thường thuờng trị glucôm thì sau khi điều chỉnh hạ nhãn áp xuống thì thị lực bệnh nhân cũng ít khi nào trở lại bình thường.
Trà Mi : Dạ. Trước khi nói về phương pháp điều trị thì cũng xin được hỏi thăm Bác Sĩ thêm một cách kỹ hơn. Bác Sĩ nói rằng triệu chứng nhận biết là chỉ mờ mắt thôi, thế còn những cảm giác như là bị khô mắt, rát mắt, hoặc là....
Bác sĩ Vĩnh Phước : Cái đó tức là người ta nói đó là những cảm giác khó chịu, nhưng thực ra cảm giác khô mắt, rát mắt này nó vẫn chồng lên ở những cái bệnh khác, ví dụ như khô giác mạc cũng gây triệu chứng hơi cảm giác khô và cảm giác rát, chứ không phải chỉ duy nhứt ở bệnh này (glucôm). Nghĩa là nhiều bệnh nhân mắt thì cũng vẫn có những triệu chứng chồng lên nhau.
Trà Mi : Dạ vâng. Thế cũng tương tự như những bệnh khác về mắt?
Bác sĩ Vĩnh Phước : Đúng đó. Tức là nói chung thì đó là những triệu chứng mơ hồ của mắt. Khi mà người ta nghi ngờ thì bắt buộc người ta phải đo nhãn áp.
Trà Mi : Vậy là khi mà có bất cứ triệu chứng nào khác thường ở mắt thì cũng nên đi thăm khám kịp thời đúng không ạ?
Mời bạn tham gia mục Sức khoẻ và Đời sống. Xin gửi email về Vietweb@rfa.org
Bác sĩ Vĩnh Phước : Đúng rồi. Ở phòng khám chuyên khoa, nơi đó người ta sẽ có người đo nhãn áp.
Trà Mi : Dạ. Và nhiều người thắc mắc rằng nếu như làm việc nhiều giờ với máy vi tính hoặc với sách vở thì nó có ảnh hưởng gì, nó có là một trong những yếu tố nguy cơ dẫn tới bệnh này hay không?
Bác sĩ Vĩnh Phước : Nói chung bệnh ở mắt thì người ta vẫn khuyên là mọi người nên sử dụng mắt một cách vừa phải, không nên làm việc quá căng thẳng, vì cái gì quá căng thẳng cũng sẽ dẫn đến stress, và cái stress cũng có thể dẫn đến là đóng góc tiền phòng với những điều kiện thuận lợi như là tiền phòng người ta nông.
Thành ra nói chung là nó không phải là yếu tố xác định sẽ dẫn đến, nhưng nó là yếu tố hỗ trợ thôi, có khả năng gây nên nguy cơ, chứ không phải hẳn như vậy, ví dụ mình dùng mắt quá căng thẳng này kia thì chắc chắn sẽ gây nên tăng nhãn áp đâu, không phải như vậy, nhưng có thể nó là một trong những nguyên nhân phụ thôi.
Trà Mi : Bệnh này có hy vọng được chữa khỏi hay không? Các phương pháp phòng ngừa và điều trị hiện nay đối với bệnh Glucôm ra sao? Trong chương trình Sức Khoẻ & Đời Sống sáng Thứ Năm tuần sau Bác sĩ Vĩnh Phước sẽ giải đáp những câu hỏi này cùng với thắc mắc của vị thính giả ký tên Xuân Anh trong email gửi đến chúng tôi.
Mời quý vị và các bạn đón theo dõi. Chương trình "Sức Khoẻ và Đời Sống" tuần này xin dừng lại tại đây. Hẹn tái ngộ cùng quý vị và các bạn vào giờ này, sáng Thứ Sáu tuần sau. Trà Mi kính chào.