Cách phòng và trị bệnh viêm Amiđan


2007.12.20

Trà Mi, phóng viên đài RFA

Tuần này, Trà Mi mời quý vị cùng tìm hiểu về một chứng bệnh tai- mũi-họng rất thừơng gặp và cũng gây khó chịu không kém so với bệnh viêm xoang mà chúng ta đã có dịp bàn tới cách đây hai tuần trước. Đó là căn bệnh viêm Amiđan.

TonsilitisAmidan200.jpg
Viêm Amiđan. Photo courtesy of wikipedia

Vì sao ta mắc bệnh viêm Amiđan? Cách phòng và trị căn bệnh này ra sao? Bác sĩ Ngọc Đức từ Sài Gòn sẽ giúp giải đáp những thắc mắc của qúy vị trong chương trình hôm nay:

Trà Mi : Thưa Bác Sĩ, để giúp quý thính giả hiểu rõ hơn về căn bệnh amiđan, một trong những căn bệnh phổ biến ở Việt Nam, thì trước tiên xin Bác Sĩ cho một dịnh nghĩa khái quát : Amiđan là gì? Chức năng của nó đối với cơ thể con người ra sao, thưa Bác Sĩ?

Bác sĩ Ngọc Đức : Amiđan là hai khối lymphô nằm ở hai bên họng miệng, còn gọi là amiđan khẩu cái. Amiđan có vai trò tạo ra kháng thể giúp đề kháng vi trùng vào cơ thể qua vùng họng và vùng mũi.

Trà Mi : Khi nào được gọi là bệnh viêm amiđan, thưa Bác Sĩ?

Bác sĩ Ngọc Đức : Bệnh viêm amiđan là tình trạng viêm, xung huyết và xuất huyết của amiđan. Nguyên nhân là thưòng do vi khuẩn hoặc virus gây nên. Vi khuẩn gây bệnh thường gặp là liên cầu, tụ cầu. Đặc biệt là liên cầu đa huyết beta nhóm A rất nguy hiểm có thể gây ra nhiều biến chứng.

Trà Mi : Thế còn nguyên nhân từ virus thì sao ạ?

Bác sĩ Ngọc Đức : Nguyên nhân từ virus thì một số virus như là virus gây bệnh cúm, bệnh sởi, một số virus gây bệnh viêm mũi họng thông thường.

Bệnh viêm amiđan là tình trạng viêm, xung huyết và xuất huyết của amiđan. Nguyên nhân là thưòng do vi khuẩn hoặc virus gây nên. Vi khuẩn gây bệnh thường gặp là liên cầu, tụ cầu. Đặc biệt là liên cầu đa huyết beta nhóm A rất nguy hiểm có thể gây ra nhiều biến chứng.

Trà Mi : Thưa Bác Sĩ, những loại vi khuẩn và virus gây ra viêm amiđan thì từ ở môi trường như thế nào mà mình có thể nhiễm các loại vi khuẩn, virus đó?

Bác sĩ Ngọc Đức : Vi khuẩn, virus thường là có sẵn trong đường mũi họng của cơ thể. Khi cơ thể bị nhiễm lạnh hoặc suy yếu thì vi khuẳn đó có thể trở nên vi khuẩn gây bệnh. Một số yếu tố thuận lợi dễ gây bệnh như là do lạnh, do thời tiết thay đổi đột ngột hoặc do một số yếu tố kích thích như là khói thuốc lá, hoá chất cũng gây bệnh.

Trà Mi : Vâng. Và cũng xin được hỏi thăm Bác Sĩ về n hững dấu hiệu, những triệu chứng giúp cho người bệnh nhận viết là mình bị viêm amiđan.

Bác sĩ Ngọc Đức : Một số triệu chứng để giúp mình nhận đoán được là viêm amiđan là triệu chứng lâm sàng thì người bệnh có cảm giác mệt mỏi, chán ăn, có cảm giác ớn lạnh. Về triệu chứng sốt thì ở trẻ em và một số thể bệnh nặng thì thường là sốt cao 39 đến 40 độ C. Và triệu chứng đau họng, nuốt vướng, đầu tiên là cảm giác khô, rát họng, sau đó đau sẽ đau nhói tại chỗ hoặc đau quanh tai, hoặc đau răng khi nuốt. Bệnh nhân có thể có triệu chứng ho. Ho là do xuất huyết nhầy ở vòm họng. Và bệnh nhân có triệu chứng hơi thở hôi. Và khi khám thì ta sẽ thấy được là viêm mạc họng, viêm đỏ hay amiđan sưng to, có những chấm mụn trắng , hoặc một lớp mụn trắng trên bề mặt amiđan. Lớp mụn trắng này giống như dã mạc nhưng lấy ra dễ dàng, không chảy máu, tan trong nước.

Trà Mi : Thưa, nhiều người khi mà khi khàn giọng lâu ngày, kéo dài, thì họ cũng có nghi ngờ là do bị viêm amiđan dẫn tới khàn giọng. Điều này có đúng không, thưa Bác Sĩ?

Bác sĩ Ngọc Đức : Cái này thì một số người vẫn khàn giọng lâu ngày thì mình phải khám. Thứ nhứt mình khám coi bệnh nhân là viêm thanh quản hay có có những u hạt thanh quản, hoặc là có những triệu chứng như bị bệnh viêm amiđan mãn tính, bệnh tái phát, tái đi tái lại nhiều lần thì có những lúc xuất huyết ở vòm họng gây triệu chứng khàn tiếng.

Trà Mi : Tức là đó cũng là một trong những dấu hiệu để nhận biết. Và xin Bác Sĩ ...

Bác sĩ Ngọc Đức : Triệu chứng khàn tiếng là một trong những dấu hiệu của bệnh viêm amiđan, nhưng trỉệu chứng đó ít gặp hơn.

Trà Mi : Dạ. Cũng xin được hỏi thăm là khi mà mắc bệnh viêm amiđan thì diễn tiến phát triển của căn bệnh như thế nào, thưa Bác Sĩ?

Bác sĩ Ngọc Đức : Diễn tiến của bệnh viêm amiđan thì viêm amiđan cho dù không được điều trị thì cũng có thể khỏi tự nhiên. Người ta thống kê được rằng khoảng 75% bệnh nhân sẽ hết sốt sau khoảng 3 ngày và các triệu chứng cơ năng khác sẽ giảm dần, nhưng bệnh sẽ hay tái phát và có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm. Ta có viêm amiđan cấp tính và viêm amiđan mãn tính thì viêm amiđan mãn tính có thể biểu hiện bằng dầu tiên là viên amiđan cấp tính tai đi tái lại.

Về mặt biến chứng của bệnh viêm amiđan thì ta có 3 loại là biến chứng tại chỗ, biến chứng kế cận và biến chứng xa. Về biến chứng tại chỗ thì có viêm tấy amiđan, có áp-xe quanh amiđan. Về biến chứng kế cận thì có thể viêm tai giữa, viêm mũi xoang, viêm thanh quản. Biến chứng xa thì có thể gây ra như viêm cầu khẩn cấp, sốt thấp khớp cấp.

Trà Mi : Hồi nãy Bác Sĩ có nói là nếu như bệnh này không chữa trị thì nó cũng sẽ những biến chứng, xin được hỏi thăm cụ thể nhũng biến chứng của viêm amiđan nếu như không được điều trị thì nó nguy hại như thế nào?

Bác sĩ Ngọc Đức : Về mặt biến chứng của bệnh viêm amiđan thì ta có 3 loại là biến chứng tại chỗ, biến chứng kế cận và biến chứng xa. Về biến chứng tại chỗ thì có viêm tấy amiđan, có áp-xe quanh amiđan. Về biến chứng kế cận thì có thể viêm tai giữa, viêm mũi xoang, viêm thanh quản. Biến chứng xa thì có thể gây ra như viêm cầu khẩn cấp, sốt thấp khớp cấp.

Về mặt điều trị viêm amiđan cấp thì người ta có thể nghỉ ngơi, giữ ấm, ăn nhẹ, uống nhiều nước. Người ta có thể súc họng bằng nước muối. Và để giảm triệu chứng người ta có thể dùng thuốc hạ sốt hoặc dùng kháng sinh.

Còn trong những thể bệnh viêm amiđan mãn tính thì người ta có thể điều trị ngoại khoa. Người ta có thể cắt amiđan.

Trà Mi : Chúng tôi được biết là nhiều trường hợp cắt amiđan rồi thì sau này cũng nghi ngờ là có khả năng tái phát, không biết là quan niệm này có đúng không?

Bác sĩ Ngọc Đức : Nếu mà mình có chỉ định đúng, cắt amiđan đúng thì không bao giờ tái phát hết. Để biết được khi nào mình cắt amiđan thì ta dựa trên 4 tiêu chuẩn sau: (1) Viêm amiđan cấp, tái đi tái lại nhiều đợt trong năm. Thưòng là trên 5 đợt trong một năm. Hoặc là mỗi năm có 3 đợt viêm cấp, nhưng đã xảy ra liên tiếp trong 2 năm liền. (2) Amiđan hoá cát có ảnh hưởng đến phát âm, ảnh hưởng đến khó nuốt, khó thở. (3) Viên amiđan có kèm theo một số biến chứng như áp-xe quanh amiđan, hoặc là bị thấp khớp cấp. (4) Nghi ngờ đó là khối u ác tính.

Trà Mi : Như vậy là đối với bệnh viêm amiđan thì nếu điều trị bằng thuốc mà không được thì phải dùng phẫu thuật cắt bỏ amiđan, nhưng mà thời gian điều trị sau khi cắt bỏ amiđan thì kéo dài bao lâu và chi phí hiện nay tốn kém lắm không ạ?

Bác sĩ Ngọc Đức : Nếu mà mình điều trị bằng thuốc trong khoảng thời gian 4 tuần mà không khỏi thì người ta có chỉ định cắt amiđan và chi phí thì tuỳ thuọc vào loại, có thể dao động từ khoảng 1,5 triệu tới 2 triệu. đồng.

Trà Mi : Và thời gian điều trị sau khi cắt amiđan khoảng bao lâu ạ?

Bác sĩ Ngọc Đức : Thông thường thì sau khi bệnh nhân cắt amiđan sẽ được về liền trong ngày và được hướng dẫn chế độ ăn uống. Ví dụ ngày đầu tiên người ta uống sữa lạnh và những ngày kế thì người ta sẽ ăn những thức ăn lỏng như súp, cháo để nguội. Và khi cắt amiđan về người ta vẫn nói chuyện bình thường. Và thời gian lành bệnh trung bình là khoảng 1 tuần, còn để lành khỏi là khoảng 3 tuần.

Những điều cần lưu ý

Trà Mi : Dạ. Có điều gì mà giới chuyên môn khuyên bệnh nhân cần lưu ý giúp cho phòng ngừa bệnh viêm amiđan không?

Mời bạn tham gia mục Sức khoẻ và Đời sống. Xin gửi email về Vietweb@rfa.org

Bác sĩ Ngọc Đức : Về phòng ngừa thì người ta có thể nâng cao thể trạng, tăng sức đề kháng của cơ thể bằng rèn luyện thân thể, tập thể dục thể thao, cần giữ ấm để tránh cơ thể không bị nhiễm lạnh, và để tránh cho những vi khuẩn, virus có sẵn trong họng khi bình thường thì không gây bệnh, nhưng khi cơ thể bị yếu thì nó trở thành vi khuẩn, virus gây bệnh. Ta có thể giữ vệ sinh răng miệng, mũi, họng, súc họng bằng nước muối ấm. Và khi bị viêm amiđan thì nên tái khám, xứ lý tức thời và khẩn cấp.

Trà Mi : Dạ. Và xin có thêm một câu hỏi là nhiều người khi có triệu chứng đau cổ họng, mà như Bác Sĩ vừa trình bày thì đó cũng là một triệu chứng của viêm amiđan, thì cũng có thể là triệu chứng của bệnh khác nữa, nhưng mà hễ mỗi khi đau cổ họng thì thói quen thường xuyên nhất của người Việt Nam là đi mua những viên kẹo ngậm ho hay viên kẹo ngậm the trên thị trường để trị triệu chứng đó trước, vậy thói quen này có ảnh hưởng gì không, thưa Bác Sĩ?

Bác sĩ Ngọc Đức : Thường khi những bệnh nhân bị viêm họng thông thường, viêm họng có thể do vi khuẩn hoặc do virus, nếu như mà viêm họng do virus thì mình có thể mua kẹo ngậm hoặc là súc họng bằng nước muối thì những triệu chứng này sẽ tự khỏi trong khoảng từ 3 tới 7 ngày. Còn nhưng viêm họng do vi khuẩn thì bnắt buộc mình phái điều trị bằng kháng sinh.

Trà Mi : Thưa, ý chính tôi muốn hỏi là thói quen là hễ đau cổ họng là đi tìm những viên kẹo the để ngậm như vậy thì nó có gây ra tác hại nào không? Tức là có phản ứng phụ nào không hay là nên hay không nên?

Bác sĩ Ngọc Đức : Những viên kẹo ngậm này thường trong đó có tinh dầu, tinh dầu bạc hà có tác dụng làm giảm đau tại chỗ thì người bệnh có thể mua dùng trong một hai ngày, sau đó nếu mà không giảm thì phải đi khám để xác định mình viêm họn do nguyên nhân gì, do virus hay do vi khuẩn mà có hướng điều trị thích hợp.

Trà Mi : Và nếu như lạm dụng những viên kẹo ngậm này thì nó có gây tác hại gì không?

Bác sĩ Ngọc Đức : Nếu lạm dụng những viên kẹo ngậm thì có thể bị nghiện nếu dùng kéo dài. Thường trong thành phần viên kẹo ngậm người ta thường có đề chống chỉ định là cẩn thận ở bệnh nhân có bệnh tiểu đường hoặc bệnh tăng đường huyết. Đối với những người bệnh này người ta khuyên nên thận trọng khi sử dụng vì tình trạng đang bị tăng đường huyết.

Trà Mi : Dạ. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn Bác Sĩ đã dành thời gian cũng như thông tin rất bổ ích cho chương trình ngày hôm nay.

Bác sĩ Ngọc Đức : Dạ. Chân thành cảm ơn.

Chương trình "Sức khoẻ và đời sống" tuần này xin dừng lại tại đây. Hẹn gặp lại quý vị và các bạn trong một đề tài mới vào giờ này, sáng thứ sáu tuần sau. Trà Mi kính chào.

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.