Chăm sóc sức khỏe cho người dân trong nước


2004.08.26
Share on WhatsApp
Share on WhatsApp

Trong Tạp Chí Sống Mạnh hôm nay, chúng tôi có dịp nói chuyện với Bác sĩ Nguyễn Dương về sức khỏe của người dân ở Việt Nam. Bác sĩ Nguyễn Dương, Y Sĩ Đại Tá trong Quân Lực Hoa Kỳ, làm việc và cư ngụ tại Bang Virginia, góp ý kiến với Đài Á Châu Tự Do về nền y tế phục vụ tại Việt Nam.

Trong những chuyến thăm quê hương, công cũng như tư, Bác sĩ Dương đã có dịp quan sát sức khỏe của người dân trong nước. Sau đây, chúng tôi mời qúi thính giả nghe những nhận xét và đề nghị của ông.

Câu hỏi đầu tiên của chúng tôi, qua những chuyến đi này, dưới cái nhìn của một y sĩ và với kinh nghiệm của một chuyên gia về y khoa phòng ngừa, Bác sĩ đánh giá sức khỏe người dân trong nước như thế nào? Bác sĩ có thể cho qúy thính giả của DACTD biết những nhận xét của Bác sĩ về tình trạng sức khỏe của người dân cũng như tình trạng của nền y tế chăm sóc sức khỏe cho nguời dân Việt.

Bác sĩ Dương: Tôi thấy Việt Nam đã có nhiều phát tiển rất nhiều nhưng lẽ dĩ nhiên vấn đề y khoa phòng ngừa có nhiều điều để phát triển hơn, chẳng hạn như hệ thống nước, hệ thống thanh lôc nuớc bai tiết , phân tiết ô nhiễm hệ thống rác rưới, bảo vệ thức ăn công chúng và nhất là y khoa phòng ngừa cá nhân. Hiện nay tuổi thọ trung bình ởVN lá 65 tuổi và gần 50% trẻ em ở nông thôn thiếu dinh duỡng va 2 cá bênh như là bênh thiếu máu, bệnh hoa liễu hay Aids lan tràn.

Thanh Tú: Ở các nước khác cũng như ở Việt Nam, bệnh AIDS là bệnh hiện đang được cộng đồng y tế lưu ý đến nhiều nhất. Vừa rồi Hoa Kỳ loan báo Việt Nam là nước Á Châu duy nhất dược hưởng một phần trong số 15 tỉ đô la mà Hoa Kỳ giúp thế giới đối phó với bệnh HIV/AIDS. đây có phải là vấn đề mà Bác sĩ lo ngại nhất cho Việt Nam hay không?

Bác sĩ Dương: Bênh AIDS là bệnh được quảnng cáo nhiều trên thế giới nhưng thực sự chỉ là một phần nhỏ mà thôi. Tôi rất lo sơ vì có những chuyện như là bệnh thiếu máu do sự đi chân đát dẫm lên ký sinh trùng như giun móc hay là dẫm lên những vật nhọn từ đó sưng mủ, có thể gây bệnh phong đòn gánh, nhất là bệnh kiết lỵ tiêu chẩy Với các trẻ em, cho uống nước không được đun sôi. Những điều này đưa đến số tử sinh cao hơn bệnh AIDS

Thanh Tú: Vừa rồi cũng có tin về vệ sinh thực phẩm không được đúng chuẩn

Bác sĩ Dương: Hiện tại Việt Nam việc bảo vệ thức ăn cho quần chúng không được hòan hảo lắm, những nghị luật về vệ sinh cho tiệm ăn, nơi công cộng, việc chuyên chở và dự trử thục phẩm cho cônng chúng khônt được canh chừng chặt chẽ. thành ra những bệnh do độc tố như là samonella hay là sán lải có rất nhiều ở Việt Nam và bệnh tiêu chẩy

Thanh Tú: Bác sĩ cho biết là có thể có được một vài chương trình nhỏ thực hiện được dễ dàng mà không tốn kém cho dân, nhất là những người sinh sống ở nông thôn Việt Nam.

Trướ tiên nếu muốn đem y khoa phòng ngừa cá nhân về Việt Nam, chúng ta nên làm những chuyện nho nhỏ, như tránh đi chân không đê tránh khi dẫm lên vật nhọn bị nhiễm trùng cần uống thuốc trụ sinh vừa tố tiền vừa hiếm có. Đồng thời, không đi chân đất cũng tránh được bệnh phong đòn gánh, tránh ký sinh trùng như gium móc làm thiếu máu, là những chuyện thường mà ngừoi Việt không để ý.

Chuyện thứ hai là nên rửa tay trước khi ăn hay sau khi đụng chạm voi những thúc dơ bẩn. Đỉều thứ ba, nước uống cần được đun sôi. Nếu quảng bá được ba điều này cũng là một thành quả cho y khoa phòng ngừa cá nhân.

Thanh Tú: Mặc dù có một vài dấu hiệu cho thấy là Việt Nam cũng đạt được môt số thành qủa trong lãnh vực y tế công cộng như khống chế được bênh sốt rét hay là dịch SARS trong năm 2003 vừa qua, Bác sĩ có đề nghi họac giải pháp nào để gia tăng phẩm chất của những dịch vụ chăm sóc sức khỏe

Bác sĩ Dương: Về ý kiến riếng, nên dùng quân đội để tổ chức y khoa phòng ngừa. Có thề huấn luyên dể cỏ võ y khoa phòng ngừa cá nhân. Mặc dù mục đích tối cao của quân đội là bảo vệ đất nước và dân chúng, trong thời bình cũng có thể bỏ bớt huấn luyện quân sự để thay vào đó việc giáo dục về bảo vệ súc khỏe qua y khoa phòng ngừa cá nhân. Nếu các gia đình quân đội có được hiểu biết này thì ngay trước mắt đã có một cộng đồng có nếp sống lành mạnh, không bệnh tật, nêu gương cho các cộng đồng khác. Nhờ đó khái niệm về y khoa phòng ngừa sẽ được phổ biến rộng rãi ..

Nếu dùng công binh đặt cống, đặt hệ thống nước, lấp các vũng nước ao tù độc hại nhằm tiêu diệt nơi ký sinh trùng nẩy nở, thì không những công binh có được thêm kinh nghiệm về xây cất mà còn đem lại sức khỏe cho dân chúng.

Thanh Tú: Bác sĩ có lời nhắn nhủ nào cho các chuyên viên y tế trong nước và xin Bác sĩ cho Tạp Chí Sống Mạnh một kết luận.

Bác sĩ Dương: Lô trình tân tiến hóa về y khoa phòng ngừa tại Việt Nam còn dài, nhưng không vì thế mà ta ngại núi e song. Chuyện gì cũng khởi sự bằng bước đầu, bằng những chuyện nho nhỏ như tôi đã nói trước đây, như tránh việc đi chân không, rửa tay tur7ớc khi ăn, đun nước sôi, dùng quân đội để truyền bá công thứ về y khoa phòng ngừa hâu giúp cho người dân khỏe mạnh hơn.

Thanh Tú: Quý thính giả vừa nghe Bác sĩ Nguyễn Dương trình bày về tình trạng sức khỏe người dân ở Việt Nam. Bác sĩ Dương là một y sĩ chuyên về y tế phòng bệnh.

Trong kỳ tới, chúng tôi sẽ trở lại với đề tài dinh dưỡng và ảnh hưởng của dinh dưỡng đối với bộ não của con người với sự tham dự của Bà Kiều Yến, nhân viên của Bộ Xã Hội quận Fairfax, cũng là một chuyên viên về dinh dưỡng.

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.