Trao đổi thư tín với thính giả (Ngày 29-3-2007)
2007.03.29
Thanh Trúc, phóng viên đài RFA
Tất cả mọi thư gởi tới đài chúng tôi đều có đọc qua, chỉ xin trích đọc và trả lời những đoạn cần thiết. Những thư với câu hỏi có tính cách cá nhân sẽ được trả lời riêng. Xin hoan nghênh những thư góp ý bất cứ vấn đề gì, dù chê hay khen, với tinh thần xây dựng và lời lẽ hoà nhã lịch sự.

Thưa quí thính giả, tuần qua, Ban Việt Ngữ RFA nhận được khá nhiều thư ở trong nước lẫn ngoài nước gởi cho chúng tôi. Thành thật cảm ơn quí vị quan tâm và tham dự diễn đàn góp ý này để giúp chương trình phát thanh hay hơn, trung thực hơn cũng như đáp ứng yêu cầu của quý thính giả nhiều hơn.
Nhà tranh đấu dân chủ Phương Nam Đỗ Nam Hải bị áp lực
Vấn đề được nhiều thính giả quan tâm là nhà tranh đấu dân chủ Phương Nam Đỗ Nam Hải bị áp lực phải rời khỏi cuộc tranh đấu cho dân chủ như đài chúng tôi đã đưa tin.
Vị thính giả họ Bùi viết: “Việc nhà cầm quyền Việt Nam dùng áp lực lấy người thân trong gia đình để ép buộc anh Đỗ Nam Hải ký tên nhận tội vì tranh đấu cho dân quyền và tự do dân chủ một lần nữa cho thấy bản chất của họ.
Họ dạy con tố cha, vợ tố chồng, thầy tố trò, bạn bè anh em tố lẫn nhau. Việc làm của anh Đỗ Nam Hải cho chúng ta thấy sự khác biệt này, khác nhau ở chữ Tâm mà người cộng sản không thể nào có.”
Thính giả ký tên Dân Việt góp ý: “Tôi chắc khi về đến nhà thế nào cũng có cuộc tranh luận gay gắt giữa Đỗ Nam Hải và người thân của anh. Cuối cùng anh là người thắng nên mới có cuộc phỏng vấn chận đầu để kịp thời cứu vớt danh dự cho anh.
Việc nhà cầm quyền Việt Nam dùng áp lực lấy người thân trong gia đình để ép buộc anh Đỗ Nam Hải ký tên nhận tội vì tranh đấu cho dân quyền và tự do dân chủ một lần nữa cho thấy bản chất của họ. Họ dạy con tố cha, vợ tố chồng, thầy tố trò, bạn bè anh em tố lẫn nhau. Việc làm của anh Đỗ Nam Hải cho chúng ta thấy sự khác biệt này, khác nhau ở chữ Tâm mà người cộng sản không thể nào có.
Tôi liên tưởng đến những đoạn phim tôi đã xem, khi nhân vật chính bị đối phương dùng người thân của mình làm con tin để khuất phục và đầu hàng. Đây cũng là bài học cho các nhà dân chủ để biết và chuẩn bị tinh thần cho mình và người thân của mình. ”
Một thính giả tên Nguyễn nhận xét: “Ai mà biết được thật sự trong bụng người ta nghĩ gì.
Người ta chỉ biết qua lời nói, hành động, tư cách, bài viết. Đối với tôi, anh Đỗ Nam Hải, cũng như nhiều nhà dân chủ khác như luật sư Lê Thị Công Nhân, luật sư Nguyễn Văn Đài, linh mục Nguyễn Văn Lý, nhà văn Trần Khải Thanh Thuỷ, giáo sư Nguyễn Chính Kết, bác sĩ Nguyễn Đan Quế, là những kẻ sĩ, anh hùng thời đại, không thua những nhân vật lịch sử được cả dân tộc Việt Nam trân quí như cụ Phan Bội Châu, Phạm Hồng Thái, Nguyễn Thái Học.
Tôi cũng đồng ý rằng tất cả các văn bản mà những con người can đảm buộc phải ký trước họng súng đòn thù của công an đều vô giá trị. ”
Một số người rút đơn tự ứng cử Quốc hội khoá XII
Về cuộc bầu cử quốc hội khoá XII năm nay, có lẽ sau khi nghe một số người tự ra ứng cử nay nộp đơn rút lui như nguyên thứ trưởng bộ tài nguyên môi trường Đặng Hùng Võ, các vị Đặng Văn Khoa, thạc sĩ Đàm Xuân Anh giám đốc công ty Anh Thi, một vị ở Đồng Nai viết cho RFA:
“Tôi là một thính giả thuỷ chung nhưng thầm lặng của RFA. Nhưng sự thầm lặng ấy không thể tiếp tục qua những màn dân chủ giả hiệu trong cuộc bầu cử sắp tới.
Hiện tại nhà nước hô hào chuyện người dân được tự ra ứng cử để che đi chuyện đảng cử dân bầu, nhưng người dân ra ứng cử như thế nào, làm mọi thủ tục theo yêu cầu của đảng, nộp về cho Mặt Trận Tổ Quốc để nơi đây xét duyệt.
Lúc trước đó là Mặt Trận Tổ Quốc đề cử, sau này được tự do nộp đơn cho Mặt Trận Tổ Quốc để nơi đây xem có đủ điều kiện hay không. Té ra thì đường nào cũng đến La Mã.”
Một lần nữa quốc hội bày ra trò đảng cử dân bầu, những người muốn ứng cử như ông Đặng Hùng Võ đều bị loại ra, họ muốn quốc hội có những nghị gật chỉ biết nhất trí vỗ tay mà thôi. Hễ đặt vấn đề với đảng thì bị đánh giá là phản động, mất lập trường…
Và đây là thính giả Trung Can với chuyện tự ra ứng cử rồi tự rút lui: “Một lần nữa quốc hội bày ra trò đảng cử dân bầu, những người muốn ứng cử như ông Đặng Hùng Võ đều bị loại ra, họ muốn quốc hội có những nghị gật chỉ biết nhất trí vỗ tay mà thôi. Hễ đặt vấn đề với đảng thì bị đánh giá là phản động, mất lập trường…”
Thính giả Khiêm Lê: “Vừa qua tôi có biết tin đảng cộng sản không cho phép ông Đặng Hùng Võ tự ứng cử đại biểu quốc hội. Tôi chỉ có thể nói rằng đó là điều không thể chấp nhận được. Một đảng lúc nào cũng rêu rao là do dân vì dân mà lại có qui định hay việc làm như vậy.
Ông Đặng Hùng Võ có lẽ không xa lạ với nhân dân cả nước, không ai có thể nghi ngờ tài năng đức độ của ông. Việc ông tự ra ứng cử cho thấy ông muốn cống hiến cho nhân dân đất nước.
Theo tôi việc tự ứng cử đại biểu quốc hội cần phải được cổ vũ, cần tạo thành phong trào để thu hút những người có tư tưởng cấp tiến, cần phải cho dân có nhiều sự lựa chọn, thế mới là nên dân chủ thực sự.”
Đó là những ý kiến phản ảnh vấn đề thời sự đáng chú ý là cuộc bầu cử quốc hội khoá XII ở Việt Nam.
Đài RFA bị chặn trong nước
Thưa quí vị, có lẽ đề tài hay vấn đề muôn thưở của thông tin từ ngoài vào Việt Nam là trở ngại khi bắt làn sóng đài hoặc truy cập vào mạng Internet.
Thính giả trẻ tên Thịnh viết: “Em ở Saigon Việt Nam, do bị cản đường truyền nên không thể vào được các trang web của người Việt ở nước ngoài. Hơn nữa truy cấp thường xuyên sẽ bị phát hiện và có thể gặp rắc rối.
Em cũng thường xuyên truy cập các trang web của người Việt nước ngoài nhưng chỉ xem được chút ít hoặc không truy cấp được, hầu như các trang đều bị chận. Trang web của RFA cũng không thể vào được, vui lòng thỉnh thoảng gởi files cho em để em biết được thông tin nhiều hơn. Rất mong sự hồi âm của RFA. ”
Để khắc phục trở ngại này, và cũng để giúp người dân thực hiện quyền tự do thông tin, chúng tôi gửi đến bất cứ ai yêu cầu những bản tin hàng ngày. Trong bản tin có đường dẫn đến những thông tin mà bạn muốn đọc, và cả những PROXY giúp bạn vượt tường lửa. Nếu bạn muốn nhận bản tin, hãy gửi thư đến vietweb@rfa.org, hay vào trang Web, bấm vào nút ‘đăng ký bản tin’ ở bên góc dưới phía trái của trang chính. Chúc bạn thành công.
Cám ơn bạn đã quan tâm đến chương trình của RFA. Chuyện làn sóng phát thanh của RFA bị phá, bị gây nhiễu và Website của RFA bị tường lửa chặn thật ra đã có từ lâu. Các trang Web của người Việt ở nước ngoài, tức là của khúc ruột xa ngàn dậm của tổ quốc như từng được xưng tụng cũng chịu chung số phận.
Lý do là vì đó là những tin tức mà nhà nước không muốn cho người dân được biết đến. Phải nói rằng đây không phải điều chỉ xẩy ra ở Việt Nam, mà còn ở nhiều nơi khác trên thế giới, nói chung là ở những nơi mà quyền tự do thông tin của ngưòi dân bị hạn chế.
Để khắc phục trở ngại này, và cũng để giúp người dân thực hiện quyền tự do thông tin, chúng tôi gửi đến bất cứ ai yêu cầu những bản tin hàng ngày. Trong bản tin có đường dẫn đến những thông tin mà bạn muốn đọc, và cả những PROXY giúp bạn vượt tường lửa.
Nếu bạn muốn nhận bản tin, hãy gửi thư đến vietweb@rfa.org, hay vào trang Web, bấm vào nút ‘đăng ký bản tin’ ở bên góc dưới phía trái của trang chính. Chúc bạn thành công.
Thư đề nghị
Thư của ông Văn Trần hay Vân Trần, nếu đọc không chính xác thì xin thứ lỗi. Ông viết: “Tôi có đề nghị thảo luận về cuộc chiến Cambodia vào thập niên 80. Cuộc chiến này số binh sĩ thanh niên xung phong chết trên 50.000 và bị thương là trên 250.000.
Điều đáng nói ở đây người chết là thành phần con sĩ quan ngụy, gia đình công giáo, con dân lao động. Con gia đình cán bộ thì không bị trúng tuyển nghĩa vụ.”
Xin cảm ơn và ghi nhận ý kiến của ông, nhưng cũng xin hỏi ông về tính chính xác của các số liệu mà ông nêu ra. Cuộc chiến Cambodia là một đề tài nhạy cảm và tế nhị trong mối tương quan Việt Nam Cambodia.
Chúng tôi từng nghĩ tới là có thể trình bày dưới khía cạnh nào để vừa chính xác, vừa đúng đắn vừa trung thực trong từng số liệu và từng dữ kiện. Cái chính là ngày nay giao hảo giữa hai nước ngày càng phát triển, phải chăng đó cũng là cố gắng không ngừng của hai quốc gia sau khi cuộc chiến đã chấm dứt.
Sau cùng, thưa ông John Nguyễn, cảm ơn tấm thịnh tình ông dành cho chị Thy Nga, giọng nói thân thuộc lôi cuốn của mục Thư Tín hàng tuần mà Thanh Trúc hân hạnh được phụ trách thế chị trong một thời gian. Thy Nga vẫn là người cộng tác đắc lực của RFA, vẫn thực hiện mục Âm Nhạc Cuối Tuần để mong gởi tới quí thính giả đôi ba phút thư giản sau một tuần làm việc bận rộn.
Phải chăng điều quan trọng là ngày nay người dân hai bên có thể tự do đi lại và buôn bán qua đường biên giới chung. Cambodia cũng là nơi định cư của rất nhiều người Việt tha hương trước và sau 1975.
Chúng tôi cũng xin trân trọng cảm ơn ông Hồ Phú Bồng đã gởi cho chúng tôi tập truyện về Trại Cải Tạo và cho chúng tôi tuỳ nghi sử dụng như lời ông nói là có nếu thấy có thể tin tưởng được.
Thưa ông, là một cơ quan truyền thông, một đài điền thế, nhiệm vụ của chúng tôi đối với bất cứ một sự kiện, tin tức hay tài liệu nào là trước hết phải cân nhắc và kiểm chứng mức độ khả tín hầu tránh những hậu quả đáng tiếc. Cảm ơn ông đã hiểu RFA khi nói rằng nếu chúng tôi thấy có thể tin tưởng được.
Thư góp ý
Bây giờ xin trích đọc lá thư với lời lẽ xây dựng thân tình và tế nhị mà thính giả Ich Nguyễn dành cho ban Việt ngữ đài RFA: “Cám ơn quí đài đã cho chúng tôi những tin tức cập nhật từ trong nước. Chúng tôi đánh giá rất cao những cuộc phỏng vấn của quí đài với đồng bào quốc nội, kể cả những viên chức nhà nước.
Có một điều chúng tôi thấy không thỏa mãn là cách thức quí vị đọc những câu hỏi, cách nói của người phỏng vấn nó như là một cái máy, phải đưa ra bao nhiêu tiếng trong một phút chẳng hạn. Và khi có những câu hỏi tiếp thì hình như người phỏng vấn cũng không quan tâm gì đến mấy đến câu trả lời của người được phỏng vấn mà chỉ đọc từ một bản văn đã viết sẵn.
Nếu quí đài có thể làm cho câu hỏi tự nhên hơn và những câu hỏi tiếp có liên quan đến câu trả lời của người được phỏng vấn thì có lẽ sẽ thành công hơn nữa.”
Thưa ông Ich Nguyễn, tuy ông nói đây chỉ là ý kiến cá nhân nhưng chúng tôi vô vàn cảm tạ vì ông đã vạch ra những khuyết điểm mà anh chị em chúng tôi cần phải sửa đổi.
Chỉ dám mong những điểm ông phê bình về cách hỏi khi phỏng vấn không phải là điều thường xảy ra cho tất cả mọi bài phóng sự của chương trình. Ban Việt ngữ mong nhận được và trân trọng lắng nghe mọi ý kiến từ phía quí thính giả.
Riêng với thắc mắc của thính giả Nguyễn Ngọc Lan về chương trình định cư HRP, chúng tôi đã chuyển đến người có thẩm quyền để trả lời là ông Nam Lộc, giám đốc Phòng Di Dân Và Tị Nạn thuộc USCC, tức Cơ Quan Từ Thiện Công Giáo ở Los Angeles, California. Mong bà hay cô sớm có giải đáp.
Thư của thính giả hỏi soạn giả Nguyễn Phương về bài Dạ Cổ Hoài Lang cũng được gởi đến cho người phụ trách Chương Trình Cổ Nhạc hàng tuần rồi.
Sau cùng, thưa ông John Nguyễn, cảm ơn tấm thịnh tình ông dành cho chị Thy Nga, giọng nói thân thuộc lôi cuốn của mục Thư Tín hàng tuần mà Thanh Trúc hân hạnh được phụ trách thế chị trong một thời gian. Thy Nga vẫn là người cộng tác đắc lực của RFA, vẫn thực hiện mục Âm Nhạc Cuối Tuần để mong gởi tới quí thính giả đôi ba phút thư giản sau một tuần làm việc bận rộn.
Thanh Trúc mạn phép tạm ngưng mục Trả Lời Thư Tín ở đây. Xin hẹn lại quí vị sáng thứ Năm tuần tới.
Những bài liên quan
- Trao đổi thư tín với thính giả (Ngày 22-3-2007)
- Trao đổi Thư tín với Thính giả (ngày 15-3-2007)
- Trao đổi thư tín với thính giả (Ngày 8-3-2007)
- Trao đổi thư tín với thính giả (Ngày 1-3-2007)
- Trao đổi thư tín với thính giả (Ngày 22-2-2007)
- Trao đổi Thư tín với Thính giả (ngày 15-2-2007)
- Trao đổi thư tín với thính giả (ngày 8-2-2007)
- Trao đổi thư tín với thính giả (ngày 1-2-2007)
- Trao đổi thư tín với thính giả (Ngày 25-1-2007)