Tại Việt Nam, sự kiện gọi là bắt chước y hệt âm điệu nhạc ngọai để sáng tác hoặc nhận vơ mình là tác giả những ca khúc chuyển lời Việt trước năm 1975 đang làm cho nhiều người yêu nhạc phải khó chịu. Sự thể của hiện tượng này như thế nào?
By line: Thanh Trúc
Từ hai năm nay, nhiều ca sĩ trẻ trong nước như Thu Phương, Mỹ Tâm bổng nhiên nổi bật hẳn lên với những ca khúc ngọai quốc lời Việt như Bang Bang, còn gọi là Khi Xưa Ta Bé, hoặc Búp Bê Không Tình Yêu, chuyển lời Việt từ bài Poupée De Cire Poupée De Son.
Khởi thủy Bang Bang là tác phẩm do đôi danh ca nổi tiếng Hoa Kỳ Sonny And Cher biên sọan và trình bày: (Xin nghe audio clip bên trên)
Sau đó phiên bản tiếng Pháp của Bang Bang do ca sĩ Pháp Sheila hát: (Xin nghe audio clip bên trên)
Còn Poupée De Cire Poupée De Son là một bản nhạc Pháp đã mang lại tên tuổi cho ca sĩ France Gall lúc bấy giờ: (Xin nghe audio clip bên trên)
Đây là hai ca khúc du nhập vào miền Nam Việt Nam đầu thập niên 1970, khi phong trào nhạc trẻ với những bài hát tiếng Anh tiếng Pháp được một số nhạc sĩ Việt Nam chuyển qua lời Việt để trở thành thịnh hành một sớm một chiều.
Tuy nhiên khi trình bày lại ca khúc Bang Bang cũng như khi thu âm vào CD của mình để bán, ca sĩ Mỹ Tâm không hề nhắc đến tên người đã chuyển lời Việt của bài này: (Xin nghe audio clip bên trên)
Cũng trong một chương trình thi hoa hậu hai năm trước đây, Mỹ Tâm bước ra sân khấu với nhạc phẩm Búp Bê Không Tình Yêu, trong lúc giòng chữ giới thiệu rằng đây là nhạc ngọai lời Việt của Lê Quang.
Như vậy tác giả viết lời Việt cho Bang Bang, tức Khi Xưa Ta Bé, và Poupée De Cire Poupée De Son, tức Búp Bê Không Tình Yêu là những ai? Họ có xa lạ đến độ không ai nhớ ma còn bị nhạc sĩ trong nước nhận là tác phẩm của chính mình?
Để trả lời câu hỏi này, từ Canada, ký giả Trường Kỳ, từng đi tiên phong trong phong trào nhạc trẻ Saigon trước năm 1975, cho biết: (Xin nghe audio clip bên trên)
Tiếp xúc với đài từ California, nhạc sĩ Nam Lộc, người đã biến ca khúc Tell Laura I Love Her sang nhạc phẩm tiếng Việt Trưng Vương Khung Cửa Mùa Thu nổi tiếng một thời, đã được tiếng hát Trần Thu Hà trình bày hồi gần đây, cũng xác nhận giống nhà báo Trường Kỳ: (Xin nghe audio clip bên trên)
Theo tin trong nước, khi hay tin nhạc sĩ Lê Quang nhận là tác giả lời Việt bài Búp Bê Không Tình Yêu, vợ của nhạc sĩ Vũ Xuân Hùng, bà Xuân Hòa, đã viết thư yêu cầu nhạc sĩ Lê Quang đừng nên làm như thế. Tuy nhiên sự việc vẫn kéo dài cả năm mà không thay đổi.
Sau đó bà Xuân Hòa gọi điện thọai đến Thái Huân là người bầu sô của ca sĩ Mỹ Tâm, đề nghị ông Thái Huân chấm dứt thái độ coi thường tác giả đích thực của bài hát, đồng thời yêu cầu ca sĩ Mỹ Tâm xác nhận bài Búp Bê Không Tình Yêu không phải của nhạc sĩ Lê Quang. Thấy sự việc diễn tiến bất lợi, dạo sau này ca sĩ Mỹ Tâm ngưng hẳn việc biểu diễn bài Búp Bê Không Tình Yêu.
Trở lại với nhạc phẩm Bang Bang Khi Xưa Ta Bé do Phạm Duy phổ lời Việt, chuyện khúc mắc ở đây là Bộ Thông Tin Văn Hóa trong nước vừa ra quyết định rằng nếu ca khúc lời Việt này đúng của Phạm Duy thì sẽ bị cấm hát, lý do tác giả của nó là người bỏ nước ra đi .
Được hỏi ý kiến chuyện này, nhạc sĩ Phạm Duy, cư ngụ tại California, trả lời: (Xin nghe audio clip bên trên)
Không chỉ nhạc phẩm lời Việt Khi Xưa Ta Bé của Phạm Duy bị cấm phổ biến, mà bản nhạc lời Việt khác của ông có tên Dạ Khúc, phổ từ bài Serenade của Schubert cũng sẽ không được phổ biến trong nước một khi bộ thông tin văn hóa xác minh tác giả là Phạm Duy.
Theo qui định liên quan trong điều 3 của thông báo số hai từ Bộ Thông Tin Văn Hóa, thì cần phải cấm sử dụng những bài hát, bản nhạc của các nhạc sĩ bỏ tổ quốc ra đi rồi có thái độ hay việc làm chống lại cách mạng và nhân dân như Phạm Duy, Hòang Thi Thơ, Nguyệt Ánh, Việt Dũng.
Vẫn theo lệnh này, đối với những nhạc sĩ đã lìa bỏ tổ quốc mà chưa rõ quan điểm chính trị của họ ra sao thì cần tạm cấm phổ biến mọi tác phẩm của họ.
Từ những diễn biến mới nhất này, nhạc sĩ Nam Lộc góp ý: (Xin nghe audio clip bên trên)
Không hiểu sau những lịnh cấm vừa nói nhà nước Việt Nam có thể giải thích ra sao về nghị quyết 36.