Hành trình lưu vong của người Việt sắc tộc Chăm và người Thượng Tây Nguyên sang Thụy Ðiển
2006.11.23
Thanh Trúc, phóng viên đài RFA
Mục Đời Sống Người Việt Khắp Nơi tối nay đến với quý vị vào lúc người Mỹ gốc Việt ở Hoa Kỳ đang quây quần bên nhau trong ngày Lễ Tạ Ơn, một tập tục mang ý nghĩa của lòng biết ơn từ những di dân đến Mỹ thời xa xưa. Cuộc sống ổn định rồi thì họ bày tiệc thịnh soạn để cảm ơn Trời Đất, cảm ơn những thổ dân da đỏ tốt bụng từng dạy cho họ trồng trọt canh tác hầu có thể sống còn và an cư lạc nghiệp trên vùng đất mới.

Câu chuyện hôm nay là hành trình lưu vong của một người Việt gốc Chăm và những người Thượng từ Việt Nam sang Thụy Điển, quốc gia vùng Bắc Âu có hệ thống an sinh xã hội nhất nhì thế giới.
Về định cư tại thi trấn GNOSJÖ, thuộc tỉnh JÖNKÖPING, Sweden, ở cùng một chung cư, họp lại để mừng lễ Tạ Ơn đêm nay trong không khí thân tình, chừng như ai cũng muốn nhắc lại bước đường ly hương xa xứ rất gian truân của mình.
Đầu tiên là tiến sĩ Thành Thanh Dãi, người Việt gốc Chăm, sinh trưởng tại thành phố Phan Rang, tỉnh Bình Thuận, được Cao Uỷ Tị Nạn Liên Hiệp Quốc thu xếp cho rời Cambodia sang Thụy Điển định cư hôm 2 tây vừa qua. Năm 1978, người thanh niên Việt gốc Chàm Thành Thanh Dãi được chọn đi du học Ukraina, khi đó còn nằm trong Liên Bang Sô Viết. Năm 1990, Liên Bang Sô Viết tan rã, Ukraina trở thành quốc gia độc lập với tên Cộng Hoà Ukraina.
Năm 1997, Thành Thanh Dãi bảo vệ xong luận án tiến sĩ có tên là Chính Sách Đối Với Dân Tộc Thiểu Số. Từ 1997 đến 2000, anh nhiều lần xin về nước mà không được chấp thuận.
Cuối 2002, dựa vào nghị định của Hà Nội miễn visa cho người có quốc tịch Việt vào Việt Nam, tiến sĩ Thành Thanh Dãi về nước thì bị chận tại cửa khẩu Tân Sơn Nhất, bị buộc quay lại Ukraina vì lý do an ninh. Anh giải thích nguyên nhân: (Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên)
Sau 2 ngày ở Tân Sơn Nhất, tiến sĩ Thành Thanh Dại bị đẩy lên máy bay Air Việt Nam bay qua Bangkok, từ đó bay ngược về Ukraina.

Năm 2002, anh đến Cambodia với lý do: (Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên)
Trong ba năm được phép lưu lại Xứ Chùa Tháp, tiến sĩ Thành Thanh Dãi là chủ tịch Liên Đoàn Người Chăm Cambodia trong đó có người Chăm từ Việt Nam sang. Về đời sống người Việt gốc Chăm ở xứ sở này thì sao: (Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên)
Bây giờ Thanh Trúc mời quí vị trò chuyện cùng những người Thượng Tây Nguyên mà Thanh Trúc gặp tại buổi tiệc Tạ Ơn tối nay ở Thụy Điển nhé. Đó là ông Y Nek và vợ, bà Th’blan Ê Nhuôn, quê ở buôn U huyện K’ Yút tỉnh Dalak.
Cậu thanh niên Y Đen A Yá con ông Y Xơn cũng ở Dalak, chỉ khác là ngụ tại buôn Nuôi cách buôn U vài câu số. Tất cả là dân tộc Ê Đê, từ bản làng chạy qua Cambodia xin tá túc vì bị cấm đạo. Ông Y Nek cho biết: (Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên)
Y Đen A Yá còn trẻ, chỉ mới 22 tuổi, chừng như khôn lanh ra nhiều từ khi tiếp cận với cuộc sống tây phương ở Thụy Điển: (Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên)
Và đây là lời chào cũng như ước vọng của bà Th’blan Ê Nhuôn dành cho quê hương Tây Nguyên của mình: (Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên)
Một lần nữa tiến sĩ Thành Thanh Dãi bày tỏ cảm tưởng khi cùng người Thượng Tây Nguyên ăn mừng Lễ Tạ Ơn đầu tiên trên đất khách: (Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên)
Xin được kết thúc mục Đời Sống Người Việt Khắp Nơi ở đây qua bài Cảm Tạ Ơn Trên mà những người bạn sắc tộc Ê Đê sẽ hát bằng tấm lòng tràn trề hạnh phúc và trái tim đong đầy thương nhớ gởi về buôn làng rừng núi miền cao bên quê nhà: (Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên)
Thanh Trúc sẽ trở lại cùng quí vị tối thứ Năm tuần tới.
Những bài liên quan
- 5 phóng viên Mỹ gốc Việt thắng giải truyền thông cho người thiểu số ở Hoa Kỳ
- Thêm 15 người Thượng Việt Nam sang lánh nạn ở Cambodia
- Bia tưởng niệm thuyền nhân tại nước Đức
- Công nhân Việt trốn tù bị tử nạn vì té từ lầu cao xuống đất
- 27 người Việt Nam ở Campuchia bị UNHCR cắt qui chế trợ cấp tị nạn
- Chính phủ Ba Lan ủng hộ các nỗ lực tranh đấu cho tự do dân chủ tại VN
- Cộng đồng người Việt đề nghị TT Bush lưu ý đến vấn đề nhân quyền VN
- Lễ khánh thành nguyện đường Đức Mẹ La Vang tại Washington D.C
- Hàng ngàn giáo dân tham dự Lễ đón tượng Đức Mẹ La Vang