Việt Nam, sau gần 20 năm đổi mới (phần 3)
2006.01.03
Nam Nguyên, phóng viên đài RFA
Vào lúc Việt Nam chuẩn bị Đại Hội Đảng Cộng Sản Lần Thứ 10, Báo Tuổi Trẻ ở TP.HCM đưa lên mạng loạt phóng sự nhiều kỳ mang tên Đêm Trước Đổi Mới, loạt bài đưa người đọc trở lại vòng quay lịch sử của giai đoạn 1975-1986, khi ấy đất nước Việt Nam thống nhất nhưng nền kinh tế tập trung theo xã hội chủ nghĩa gần như phá sản, dân tình đói kém và oán thán.
Người dân Việt Nam tồn tại qua giai đoạn khốn khó đó, cũng nhờ vào điều gọi là chiến dịch xe rào, luồn lách sinh tồn vượt qua chính sách cơ chế bảo thủ giáo điều.
“Việt Nam đã đang và sẽ cần những người dám nói dám làm, xé rào trong hoàn cảnh xã hội nào đó là cần thiết, bởi vì không có những người dũng cảm đó thì VN không có được bầu khí trong sáng hơn.”
Đó là nhận định của ông Nguyễn Quốc Thái, một nhà báo ở TP.HCM từng sống và làm việc qua hai chế độ. Thưa quí thính giả, đây là bài cuối chúng tôi thực hiện nhân đọc loạt Bài Đêm Trứơc Đổi Mới trên Tuổi Trẻ Điện Tử.
Những thông điệp gửi tới Ba Đình
Bài thứ 9 Đêm Trứơc Đổi Mới mang tựa Những Thông Điệp Gửi Tới Ba Đình, toà soạn Tuổi Trẻ dẫn nhập: Trong khi hàng rào cơ chế thủng ở nhiều nơi thì những tranh luận trên bàn tư tưởng vẫn chưa ngã ngũ. Nhưng để chuyển những thông điệp trung thực từ cuộc sống đến các nhà hoạch định chính sách, không chỉ cần dũng cảm mà còn phải có nghệ thuật chuyển tải nữa.
>“ Nghĩ lại chuyện thời đó cứ như cổ tích, hồi đó quá khổ sở mà người ta tự nhiên có thể quên đi hết…đang từ quá khổ sở mà lên sướng một chút nên người ta quên phắt đi hết. Mấy bà già chúng tôi ngồi lại với nhau nhắc lại cái thời xếp hàng mua bán, đi mua mà như van lậy.
Theo Tuổi trẻ hai từ tư duy lúc đó là thời trang. Trứơc thềm đại hội đảng lần thứ 6 vào năm 1986, những câu hỏi, những quyết định được mô tả là mang tính xoay chuyển vận mệnh dân tộc vẫn chưa định hình rõ. Bài báo có nhắc tới cuộc gặp gỡ Đà Lạt 1986 và Phứơc Long 1984, các nhân vật mà báo gọi là cây đa cây đề như Phạm Văn Đồng, Phạm Hùng, Nguyễn Văn Linh có về dự để nghe báo cáo của các địa phương về vấn đề xé rào.
Đây cũng là cách mà nhóm chủ trương xé rào, trong đó có ông Võ Văn Kiệt tranh thủ lãnh đạo cao cấp, để đẩy xé rào thành công khai, đòi hỏi được thừa nhận. Khi ấy cán bộ trung cấp được bật đèn xanh giãi bày tâm tư với hàng trăm câu chuyện bi hài về lưu thông hàng hoá, giá cả đồng lương. Hai nhà báo Xuân Trung –Quang Thiện trích lời ông Lê Xuân Tùng nguyên uỷ viên bộ chính trị nhắc lại cuộc họp Đà Lạt, theo đó có vị giám đốc bật khóc giữa hội nghị khi đang phát biểu. Và mùi xét lại đã trở thành bữa tiệc tư tưởng hân hoan và mới lạ. Ba từ ‘mùi xét lại’ được Tuổi trẻ để trong ngoặc kép.
Kết bài Đêm Trứơc Đổi Mới Những Thông Điệp Gởi Tới Ba Đình, các nhà báo viết rằng, khoảng thời gian đó, hầu hết những người tổ chức xé rào, đi ngược lại chủ trương đều từng là những người xông pha nơi chiến trường. Trên mặt trận kinh tế, theo nhà báo họ tiếp tục chiến đấu vì sự nghiệp chung. Cuộc đấu tranh trong hàng ngũ đồng chí, phải chấp nhận những hy sinh không mộ chí. Bài báo nhắc lại trường hợp ông Nguyễn Văn Chẩn, chủ một cơ sở tư nhân sản xuất lốp xe đạp được người Hà Nội xưng tụng là vua lốp, ông Chẩn bị bắt giam tịch thu tài sản và công xưởng vì bị quy kết tội bóc lột. Trong giai đoạn trước khi có đổi mới năm 1986, nhiều lãnh đạo có thế lực đã công khai cáo buộc tội trạng là chống chủ trương phá nguyên tắc đối với bất kỳ ai dám xé rào. Dù những người xé rào là đảng viên, giám đốc doanh nghiệp hay người dân.
Thưa quí thính giả, trứơc khi chính sách kinh tế tập trung xã hội chủ nghĩa bị xoá sổ, những người xé rào chính là những người có công lớn đưa nhà nước cộng sản VN mon men đến kinh tế thị trường.
Chiến thắng chính mình
Khi xem loạt bài Đêm Trước Đổi Mới, chúng tôi nghĩ rằng sẽ chừng 12 bài là nhiều, nhưng không ngờ đã vượt qua cả mức 14, 15. Bài thứ 14 mang nhiều sự kiện quan trọng, trong khi bài thứ nhất Ký Ức Thời Sổ Gạo có thể là bài lôi cuốn độc giả nhiều nhất.
Bài thứ 14 mang tựa Chiến Thắng Chính Mình, phần dẫn nhập toà soạn Tuổi trẻ nói về thời kỳ 1986 theo đó, Đại Hội VI đã gần kề. Những thành trì thủ cựu, do dự, rụt rè bị lấn áp. Nắm bắt thời cơ có một không hai, người cầm cờ đổi mới đi đến quyết định kịp thời: viết lại văn kiện đại hội VI. Một quyết định kịp đón nhận bình minh của đổi mới.
Báo Tuổi trẻ trích báo cáo chính trị tại Đại Hội VI năm 1986, ông Trường Chinh lúc bấy giờ là tổng bí thư kiêm chủ tịch hội đồng nhà nước, nhìn nhận rằng mười năm 1975-1985 đảng và nhà nước đã phạm nhiều sai lầm trong việc xác định mục tiêu và bứơc đi về xây dựng cơ sở vật chất-kỹ thuật, cải tạo xã hội chủ nghĩa và quản lý kinh tế.
Các giải pháp cụ thể về định mức giá và quản lý giá, về đổi tiền và bứơc đi trong việc điều chỉnh giá lương tiền được tiến hành thiếu chuẩn bị chu đáo, không phù hợp với tình hình thực tế. Sai lầm trong lĩnh vực phân phối, lưu thông là sai lầm rất nghiêm trọng trong lãnh đạo và quản lý kinh tế năm năm từ 1980 tới 1985.
Theo bài báo, văn kiện đại hội VI đã phải viết hai lần, sự đổi mới rõ nét là ở lần sửa lại. Trong lúc các ý kiến trong đảng vẫn khác biệt nhau rất nhiều thì tổng bí thư Lê Duẫn qua đời, chủ tịch hội đồng nhà nước Trường Chinh kiêm nhiệm chức tổng bí thư. Ông Trường Chinh đã đẩy nhanh hơn yêu cầu nắm bắt thực tiễn, trực tiếp đi nghiên cứu các mô hình xe rào.
Theo báo Tuổi Trẻ, trước đại hội VI, có tiếng xì xầm những chuyên gia thảo văn kiện đang đi theo con đường chủ nghĩa xã hội kiểu Nam Tư. Cái mới mặc dù đã được thực tiễn chứng minh, nhưng không ít những người có quyền vẫn phớt lờ, không muốn thừa nhận chỉ vì nó khác với sách vở mà mình đã học.
Kết bài phóng sự Đêm Trứơc Đổi Mới Chiến Thắng Chính Mình, nhà báo Tuổi Trẻ viết rằng, thực tế đổi mới đã rõ như ban ngày nhưng vẫn khó khăn, trầy trật đi vào nghị quyết. Nhưng cuộc sống đã sang trang, không thể cưỡng lại. Ngày văn kiện Đại Hội VI được in ra, theo báo Tuổi trẻ mọi người bồi hồi xúc động vì đã làm xong việc lớn.
Uy quyền của lòng dân
Bài Uy Quyền của Lòng Dân được xem là phần kết của loạt bài Đêm Trứơc Đổi Mới trên báo Tuổi trẻ Online. Thưa quí thính giả những người cộng sản VN lựa chọn chủ nghĩa xã hội và nền kinh tế tập trung trứơc tiên ở miền bắc, và sau này áp đặt cho miền nam.
Chặng đường này kéo dài 32 năm từ năm 1954 cho tới 1986, nhưng bỗng một ngày những người cộng sản ấy lại cùng vỡ lẽ ra rằng, cơ chế thị trường là cái đã được lịch sử lựa chọn. Đó là nhận định của ông Đặng Phong trưởng ban lịch sử kinh tế của Viện Kinh Tế VN, mà Tuổi Trẻ online đưa vào bài Uy Quyền Của Lòng Dân.
Theo ông Đặng Phong, đổi mới ở VN là đòi hỏi của đời sống toàn xã hội đưa đến, là loạt đường mà chuyên gia Đặng Phong cho rằng cứ đi rồi mới thành đường.
Ông Đặng Phong chuyên gia sử kinh tế của nhà nứơc VN tán dương điều mà ông gọi là, đổi mới ở Việt nam không gây hỗn loạn đỗ vỡ như ở Liên Sô hay Đông Âu. Theo ông những mũi đột phá ở VN rất đặc biệt vì không trực diện tuyên chiến với chính sách chủ trương mà thường lách qua một cách tinh tế tự nhiên.
Trong thời gian 11 năm kinh khủng đó tôi còn nhỏ lắm nên chưa biết gì. Nay nhờ đọc loạt bài Đêm trước Đổi Mới mà biết được nhiều sự kiện không thể hình dung nổi, không ngờ đất nước lại có thời kỳ như vậy.
Ông Đặng Phong cho rằng miền Nam xứ sở kinh tế thị trường được kế thừa từ trứơc 1975, và sự tiếp sức từ nguồn lực Việt kiều đã góp phần cứu vãn đất nứơc Việt Nam vào giai đoạn nền kinh tế cổ điển bị khủng hoảng nghiêm trọng.
Ông Đặng Phong nhắc lại lời cựu thủ tứơng võ Văn Kiệt, theo đó những thái độ do dự đề phòng đã nhân danh tính đảng, chủ nghĩa xã hội để qui cho cái mới là chệch hứơng. Nhưng cúôi cùng những điều tưởng là chệch hứơng ấy lại là đúng.
Cái giá mà đảng cộng sản và nhà nứơc phải trả ở đây là đất nứơc mất thêm hàng chục năm thử thách, xã hội mất đi cơ hội phát triển, bánh xe lịch sử lỡ mất cuộc đua… một cách xót xa.
Các tin, bài liên quan
- Hàng quà biếu được bày bán khắp nơi trong những ngày cận Tết
- Sông Thị Vải ô nhiễm: cá chết, người khóc
- Việt Nam sau gần 20 năm đổi mới (II)
- Giá đường vào dịp cận Tết tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái
- Siêu thị vẫn còn được xem là nơi mua sắm xa xỉ đối với người bình dân
- Tiếng kêu cứu của các gia đình ở Ðồng Tháp bị cưỡng chế thu hồi đất và bắt tù
- Giá xăng bán lẻ vào những ngày cuối năm tiếp tục giảm
- Việt Nam, sau gần 20 năm đổi mới
- Vì sao Việt Nam cho phép đăng ký xe máy trở lại ?
- Cơ chế thị trường ở Việt Nam: cái mới chưa được xác lập và cái cũ thì chưa hoàn toàn bãi bỏ
- Cải cách chính trị đòi hỏi quyết tâm và sự mẫu mực của người lãnh đạo
- Các doanh nghiệp giới thiệu việc làm với nghị định số 19/2005
- Giá gạo xuất khẩu tăng nhưng nông dân Việt Nam vẫn còn nghèo
- Ban Nội Chính Trung Ương Đảng: Không quá ngạc nhiên về những con số tham nhũng giật mình
- Bà Hồ Bích Khương, một công dân bất mãn
- Ngân hàng Thế giới: nền kinh tế Việt Nam cần có thêm một đợt cải tổ mới
- Giới quản lý các xưởng giày Việt Nam thiếu kiến thức về an toàn hóa chất
- Những ngày đen tối cho các nhà nuôi tôm dọc bờ biển Trung phần Việt Nam
- Câu chuyện tranh chấp đất đai của hai người dân với chính quyền địa phương
- Dự án đưa Học Liệu Mở của Viện Kỹ Thuật Massachussets vào Việt Nam
- Việt Nam khuyến cáo tạm ngừng sử dụng thịt gia cầm và các loại trứng, liệu người dân có nghe theo?
- Nhiều du khách bị công ty lữ hành lừa khi du lịch đến Thái Lan
- Thoát nghèo nhờ nuôi nhím
- Chở quá tải để bù lỗ cho phần nhiên liệu tăng giá
- Dửng dưng trước hiểm họa