Một số nét chính trong Báo Cáo Môi trường Quốc gia năm 2006

Gia Minh, phóng viên đài RFA

Bộ Tài Nguyên- Môi Trường Việt Nam vào ngày 12 tháng 4 vừa qua, cho công bố Báo cáo Môi trường quốc gia năm 2006. Báo cáo mang tên “Hiện trạng môi trường nước ba lưu vực sông :Cầu, Nhuệ- Đáy, hệ thống Sông Đồng Nai”.

RiverDroughtEnvironment150.jpg
Chiếc thuyền nhỏ đậu trên phần khô cạn của sông Hồng ở Hà Nội hôm 19-4-2007. AFP PHOTO

Báo cáo đưa ra đánh giá là những con sông trong ba lưu vực đó đang bị ô nhiễm nghiêm trọng. Và theo từ ngữ của nhiều báo chí trong nước thì ấy là những dòng sông sắp qua đời, những con sông đang hấp hối và sẽ chết trong thời gian tới.

Chuyên mục Khoa học- Môi trường kỳ này giới thiệu cùng quí thính giả và các bạn một số nét chính trong Báo Cáo Môi trường Quốc gia năm 2006. Mời quí thính giả theo dõi.

Sau khi được chính thức công bố, báo cáo được giới thiệu trên trang mạng của Cục Bảo Vệ Môi trường Việt Nam www.nea.gov.vn.

Báo cáo có năm chương và ba phần gồm phần mở đầu, phần kết luận và phần giới thiệu tài liệu tham khảo. Ba chương quan trọngnhất của báo cáo là chương hai đưa ra báo động về tình trạng ô nhiễm nước trong ba lưu vực sông, chương ba nêu lên những thiệt hại co ô nhiễm nước tại ba lưu vực sông, và chương năm đưa ra các giải pháp ưu tiên bảo vệ môi trường nước các lưu vực sông.

Theo luật Việt Nam thì cứ năm năm một lần cơ quan chức năng sẽ đưa ra báo cáo về tình hình chung môi trường trong nước. Riêng mỗi năm đều có báo cáo riêng đề cập đến một vấn đề được xem là nóng của quốc gia.

Một viên chức thuộc Trung tâm Quan Trắc, thuộc Cục Bảo Vệ Môi trường cho biết về công tác tiến hành để đưa ra báo cáo quốc gia năm 2006: "Trong báo cáo có tên những nhà khoa học tham dự, trong đó có những khoa học gia nước ngòai như thuộc WB."

Vấn đề nóng

Theo báo cáo thì tại các tỉnh mà Sông Cầu chảy qua, thì thành phố Thái Nguyên là nơi bị ô nhiễm rõ rệt nhất. Hẳn ai cũng từng nghe nói về về khu công nghiệp gang- thép Thái Nguyên. Nay thì chính địa danh đó không còn được nhắc đến với niềm tự hào của quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa nữa mà là nơi đang giết chết dòng Sông Cầu thơ mộng bởi những chất thải độc hại như dầu mỡ, phenol và cyanure.

Năm qua, vấn đề nóng được chú ý đến là tình trạng môi trường nước nói chung, đặc biệt là ở ba lưu vực sông: Sông Cầu, Sông Nhuệ- Sông Đáy, và Sông Đồng nai.

Về mặt địa lý, thì ba lựu vực vừa nêu là những nơi tập trung đông dân cư của Việt Nam. Riêng lưu vực Sông Đồng Nai ở vùng Đông Nam Bộ là nơi có 11 tỉnh thành phố, với sáu đơn vị thuộc Vùng kinh tế trọng điểm phía nam. Sáu tỉnh thành phố này gồm Đồng nai, Sài Gòn, Tây NInh, Long An, Bình Dương, Bà Rịaa- Vũng Tàu góp đến 40% cho ngân sách nhà nước.

Theo báo cáo thì tại các tỉnh mà Sông Cầu chảy qua, thì thành phố Thái Nguyên là nơi bị ô nhiễm rõ rệt nhất. Hẳn ai cũng từng nghe nói về về khu công nghiệp gang- thép Thái Nguyên. Nay thì chính địa danh đó không còn được nhắc đến với niềm tự hào của quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa nữa mà là nơi đang giết chết dòng Sông Cầu thơ mộng bởi những chất thải độc hại như dầu mỡ, phenol và cyanure.

Báo cáo đưa ra những số liệu cụ thể là hằng năm khu công nghiệp gang thép Thái Nguyên thải vào Sông Cầu hơn một triệu mét khối nước thải mang theo các chất độc hại như vừa nêu. Thế rồi việc sử dụng thuốc trừ sâu và phân bón cho nông nghiệp cũng đưa vào lựu vực sông gần 200 ngàn tấn phân hóa học và thốc trừ sâu.

Nước sông bị ô nhiễm

Xuôi xuống lưu vực Sông Nhuệ- Sông Đáy thì nước sông bị ô nhiễmn bởi các chất hữu cơ, dinh dưỡng, chất lơ lửng, mùi hôi, độ màu và vi khuẩn.

Trong lưu vực Sông Nhuệ- Đáy có đến gần 500 làng nghề và 1500 cơ sở y tế. Các sông nội thành Hà Nội bị ô nhiễm trầm trọng nhất. Điểm đáng chú ý là những con sông trong lưu vực này bị ô nhiễm chủ yếu là nước thải sinh họat. Thành phố Hà Nội chiếm đến hơn 50% lượng nước thải sinh họat trong tòan lưu vực Nhuệ- Đáy.

Một người dân đưa ra nguyên nhân về tình trạng gây ô nhiễm ở lưu vực Sông Nhuệ- Sông Đáy: "Do các nhà máy gây nên, rồi các làng nghề với những phương tiện sản xuất hô sơ, và không mấy ai muốn đầu tư cho xử lý."

Do các nhà máy gây nên, rồi các làng nghề với những phương tiện sản xuất thô sơ, và không mấy ai muốn đầu tư cho xử lý.

Tại hệ thống Sông Đồng Nai thì phần hạ lưu của nhiều con sông trong lưu vực này bị ô nhiễm đến mức báo động. Và Sông Thị Vải nay trở thành dòng sông chết. Sông bị ô nhiễm bởi các chất hữu cơ, vi sinh, và có nơi bị ô nhiễm kim lọai nặng.

Báo cáo môi trường quốc gia 2006 của Bộ Tài nguyên- Môi trường đưa ra đánh gia chung là nguyên nhân ô nhiễm tại cả ba lưu vực Sông Cầu, Nhuệ- Đáy và hệ thống Sông Đồng Nai là do nước thtải công nghiệp, nước thải sinh họat, nước thải làng nghề, nước thải y tế, họat động khai thác khóang sản, họat động nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản.

Báo cáo của Bộ Tài Nguyên- Môi trường còn đưa ra một số cảnh báo trong thời gian tới. Theo đó thì đến cuối thập niên đầu của thế kỷ này thì lượng nước thải đổ vào Sông Cầu sẽ tăng một lần rưỡi so với mức độ hiện nay.

Cũng vào thời gian đó thì lưu vực Sông Nhuệ- Sông Đáy sẽ nhận thêm nguồn nước thải: Hà Nội tăng hơn một lần và Hà Tây tăng gần gấp hai lần so với mức hiện nay. Hệ thống Sông Đồng Nai cũng phải nhận lượng nước thải tăng hơn một lần rưỡi so với mức hiện nay.

Thứ trưởng Phạm Khôi Nguyên của Bộ Tài Nguyên Môi trường đưa ra cảnh báo, sông Thị Vải sẽ chết vào năm 2030 nếu tốc độ ô nhiễm cứ tiếp tục như hiện thời.

Biện pháp giải quyết

Vậy các biện pháp được đưa ra nhằm giải quyết tình hình đó ra sao? Chương năm trong Báo cáo môi trường quốc gia đưa ra sáu giải pháp chung. Trong đó có nêu rõ là kiên quyết ngăn chặn các nguồn gây ô nhiễm môi trường mới.

Không cho phép xây dựng các cơ sở có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và có nguy cơ gây sự cố môi trường. Ngòai ra, báo cáo cũng cho hay là sẽ sửa đổi và ban hành phí xả nước thải theo nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền ; phí xả nước thải phải bằng hoặc lớn hơn chi phí xử lý ô nhiễm.

Tại lưu vực hệ thống Sông Đồng Nai thì báo cáo có đưa ra đề nghị là thạm thời không cho phép đầu tư thêm năm lọai hình công nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo ý kiến của thủ tướng chính phủ; đó là chế biến tinh bột sắn, chế biến mủ cao su, sản xuất hóa chất cơ bản có phát sinh nước thải công nghiệp, nhuộm và thuộc da.

Đây là công việc quan trọng. Bạ trụ cột phát triển bền vững có vấn đề môi trường. Trong thời gian qua nó được thể hiện trong các chính sách của nhà nước. Trong chiến lược nếu không có vấn đề môi trường thì sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng.

Ông Nguyễn Hòa Bình, phó Cục trưởng Cục Bảo vệ Môi trường thừa nhận những khó khăn: "Đây là công tác mà có nhiều mảng, mà mỗi mảng có những vấn đề đặt ra."

Trong phát biểu với báo chí Việt Nam, ông Nguyễn Hòa Bình cho rằng nếu không có cách nhìn tòan diện thì những mâu thuẫn quyền lợi giữa các địa phương trong lưu vực Sông Đồng Nai sẽ xảy ra và khó giải quyết. "Hôm 24 tháng 4 vừa rồi Hà Nội và năm tỉnh trong lưu vực Sông Nhuệ Đáy họp để bàn biện pháp."

Bộ trưởng Mai Ái Trực của Bộ Tài nguyên Môi trường trong một trả lời phòng vấn của Đài Á Châu Tự do nói lên tầm quan trọng cũng như công tác mà bộ đã làm trong thời gian qua:

“Đây là công việc quan trọng. Bạ trụ cột phát triển bền vững có vấn đề môi trường. Trong thời gian qua nó được thể hiện trong các chính sách của nhà nước. Trong chiến lược nếu không có vấn đề môi trường thì sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng.

Cần tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra. Dân chúng ngày càng thấy rõ lợi ích của môi trường, việc đóng góp của mỗi người dân cũng là vấn đề. Đối tượng chính của chúng tôi là những cơ sở đang hằng ngày đang gây ra ô nhiễm môi trường.”

Thống kê cho thấy tính đến nay chỉ mới có hơn một phần ba các cơ sở phải xử lý ô nhiễm triệt để trong giai đọan 2003- 2007 là đạt yêu cầu mà thôi. Số cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng thuộc thẩm quyền quản lý của các bộ, ngành đã hòan thành việc xử lý triệt để đạt kết quả thấp.

Báo cáo Môi trường quốc gia năm 2006 đưa ra thống kê cho hay tại Việt Nam số sông dài từ 10 kilômét trở lên gồm hơn 2370 dòng sông; trong đó có 13 hệ thống sông lớn có diện tích lưu vực trên 10 ngàn cây số vuông.

Các dòng sông bị ô nhiễm gây ảnh hưởng đến sức khỏe cư dân sinh sống tại đó; thế rồi ảnh hưởng đến nguồn cấp nước, tới môi trường và tác động xấu đến phát triển kinh tế. Tuy nhiên trong báo cáo không thấy có những con số cụ thể về những thiệt hại do ba lưu vực sông bị ô nhiễm mà theo báo cáo đánh giá là nghiêm trọng.