Phim Dòng Máu Anh Hùng trình chiếu tại Liên hoan Phim Quốc tế Bangkok 2007


2007.07.26

Thanh Trúc, phóng viên đài RFA

Bangkok International Film Festival, Liên Hoan Phim Quốc Tế Bangkok, là sự kiện quan trọng của bộ môn điện ảnh và nghệ thuật Thái Lan, do Cơ Quan Du Lịch Quốc Gia tổ chức hàng năm tại thủ đô Bangkok.

JohnyTriNguyenThanhVan200.jpg
Johnny Trí Nguyễn và Ngô Thanh Vân tại Liên Hoan Phim Quốc Tế Bangkok 2007. RFA PHOTO

Liên Hoan Phim Quốc Tế Bangkok 2007 khai mạc từ thứ Sáu tại Trung Tâm Thương Mại Quốc Tế Bangkok, với sự góp mặt của các đạo diễn, nhà sản xuất và diễn viên từ Hollywood cho đến Bollywood, tức phim ảnh Ấn Độ, rồi Hàn Quốc, Trung Quốc, Malaysia, Indonesia, Việt Nam và dĩ nhiên cả nước chủ nhà Thái Lan.

Hai phim Việt Nam trên danh sách những phim Châu Á được công chiếu tại Liên Hoan Phim Quốc Tế Bangkok 2007 là The Rebel, Giòng Máu Anh Hùng, của đạo diễn Mỹ gốc Việt Charlie Nguyễn ở California, và The Pao’s Story, Câu Chuyện Của Pao, do đạo diễn trong nước là Ngô Quang Hải thực hiện.

Thanh Trúc mời quý vị cùng theo chân đoàn phim Giòng Máu Anh Hùng đang có mặt tại Thái Lan nhé. Góp tiếng trong buổi trò chuyện hôm nay là hai diễn viên chính : Johnny Trí Nguyễn, Ngô Thanh Vân và anh Phạm Nghiêm, giám đốc hãng phim Chánh Phương đã sản xuất bộ phim Giòng Máu Anh Hùng.

Xem video clip trailer phim The Rebel (Dòng Máu Anh Hùng)

Johnny Trí Nguyễn: Trước khi về Việt Nam em có qua Thái Lan làm phim Tom Yum Goong bên Thái Lan. Một thời gian ở Thái Lan thì em nghĩ là sao mình không về Việt Nam để thực hiện một cuốn phim. Đây là ước mơ em có từ trước, muốn làm một cuốn phim có liên quan đến lịch sử nước nhà mình. Thì em mới ngồi xuống viết kịch bản Giòng Máu Anh Hùng.

Viết xong rồi đưa qua một người để kiểm soát và sửa lại, cuối cùng đưa qua anh Charli. Có nghĩa là kịch bản của mình được ba người viết. Rồi em mời anh Charlie coi anh có hứng thú đạo diễn phim này không. Sau đó bốn người tụi em mới hợp tác với nhau về Việt Nam để thực hiện cuốn phim

Trong phim Giòng Máu Anh Hùng thì em thủ vai Lê Văn Cường, là con quan trong triều thời đó, nhưng thời đó quan trong triều chỉ là bù nhìn vì làm việc cho Pháp hết. Ba anh ta đưa anh ta qua Pháp học. Một thời gian sau anh ta về lại Việt Nam, làm mật thám cho Pháp để đi lùng bắt những người chống Pháp.

Vai này coi như em thấy không xa lạ đối với em là một Việt kiều từ bên Mỹ về, ảnh hưởng văn hoá Tây Phương. Đối với em khi đóng vai này cũng không bị trái ngược với lối suy nghĩ của mình quá. Sự ngang trái ở đây là anh ta bắt được một cô nghĩa quân chống Pháp do Ngô Thanh Vân thủ vai.

Hai người mới có tình cảm thì cái tình cảm ngang trái đã thúc đẩy làm cho anh này bật sáng lại, thấy rõ hơn là mình đang làm tay sai cho Pháp để bắt những người đang tìm tự do cho nước mình. Cuối cùng anh ta đổi lối suy nghĩ, trở thành một nghĩa quân chống Pháp.

Thanh Trúc: Khi được mời thủ vai nghĩa quân Thì Ngô Thanh Vân cảm thấy như thế nào?

Trước khi về Việt Nam em có qua Thái Lan làm phim Tom Yum Goong bên Thái Lan. Một thời gian ở Thái Lan thì em nghĩ là sao mình không về Việt Nam để thực hiện một cuốn phim. Đây là ước mơ em có từ trước, muốn làm một cuốn phim có liên quan đến lịch sử nước nhà mình. Thì em mới ngồi xuống viết kịch bản Giòng Máu Anh Hùng.

Ngô Thanh Vân: Là một người sống ở thế hệ này thì cái việc hoà nhập vào những suy nghĩ của một cô gái chống Pháp váo thời Pháp thuộc của Việt Nam thì nó rất là khó. Em với cô gái trong phim là hai người sống cách nhau gần cả trăm năm. Cái suy nghĩ, tư tưởng và hành động khác rất là xa.

Khi nhận kịch bản cũng như bắt đầu nhận lời cho vai diễn thì đạo diễn Charlie Nguyễn có cho Van xem những hình ảnhhồi thời Pháp thuốc cũng giống như là xem hình ảnh của những nghĩa quân bị đàn áp thời gian đó.

Dần dần thì em mới có thể một khía cạnh nào đó hoà nhập vào cái suy nghĩ của người ở thời gian đó. Nhưng có thể nói là xuyên suốt quá trình quay phim từng cảnh từng cảnh một nó mới bắt đầu đưa em vào thế giới đó và nó mới bắt đầu cho em những cảm giác thật. Chính những cảm giác thật đó mà cuối cùng em mới có thể lột tả được suy nghĩ và sự bất khuất của người nghĩa quân.

Cái cảm xúc mà em có thể nói là tuyệt vời. Nếu không đóng vai diễn này thì không báo giờ em cảm nhận được như thế đâu.

Thanh Trúc: Lúc nào trong phim Giòng Máu Anh Hùng Ngô Thanh Vân cảm thấy khó khăn thử thách nhất?

Ngô Thanh Vân: Vì đây là một phim võ thuật và hành động, còn em xuất thân là người mẫu rồi ca sĩ thì em không c1o nền tảng võ thuật gì cả, cho nên em phải qua một quá trình luyện tập võ chung với anh Johnny Trí Nguyễn.

Em phải tập rất kỹ và rất nhiều trong hai tháng trước khi bấm máy để có thể đánh võ điêu luyện giống như vai diễn là một người đánh võ rất giởi. Ngoài hình thức khó khăn của võ thuật và những cảnh hành động thì những màn diễn mà em thấy khó hơn nữa là nhữngt màn với những cảm xúc chõi ngược với nhau.

Có nghĩa là mình phải đối diện với cái chết hoặc là thấy được những người mẹ người vợ người con phải chứng kiến cảnh con cháu, chồng hoặc cha của mình chết. Đó là những cái em cảm thấy rất khó khăn.

JohnyTriNguyenThanhVan150.jpg
Johnny Trí Nguyễn và Ngô Thanh Vân tại Liên Hoan Phim Quốc Tế Bangkok 2007. RFA PHOTO

Thanh Trúc: Phim này được quay ở Việt Nam?

Johnny Trí Nguyễn: Toàn bộ cuốn phim quay ở Việt Nam, ở bốn thành phố Saigon, Hội An, Lạng Sơn và Thái Nguyên.

Thanh Trúc: Người sản xuất bộ phim Giòng Máu Anh Hùng là Phạm Nghiêm.

Phạm Nghiêm: Nghiêm sống ở Mỹ, nhưng năm 2003 thì về Việt Nam mỡ hãng phim Chánh Phương. Phim The Rebel hay Giòng Máu Anh Hùng là phim đầu tiên của hãng phim Chánh Phương?

Thanh Trúc: Điều gì thúc đẩy Phạm Nghiêm quyết định bỏ tiền ra làm nhà sản xuất bộ phim Giòng Máu Anh Hùng?

Phạm Nghiêm: Nghiêm cũng không muốn bỏ ra nhiều nhưng mà tại vì phim này nó quá lớn nên rốt cuộc…

Thanh Trúc: Quá lớn là như thế nào?

Phạm Nghiêm: Tại vì quay phim hành động tốn rất nhiều tiền. Nếu không bỏ thêm tiền ra thì không đạt chất lượng mình muốn. Rốt cuộc Nghiêm phải bấm bụng bỏ tất cả số tiền mình có vào để làm được một bộ phim có chất lượng.

Thanh Trúc: Từ lúc khởi sự quay cho đến khi hoàn tất thì tốn bao nhiêu thời gian?

Phạm Nghiêm: Trí bắt đầu viết kịch bản từ tháng Hai tháng Ba 2005, tới tháng Mười Hai vẫn chưa xong mà tháng Một là an hem bắt đầu quay rồi. Quay từ đầu tháng Một đến đầu tháng Năm, tổng cộng bốn tháng.

Tại vì quay phim hành động tốn rất nhiều tiền. Nếu không bỏ thêm tiền ra thì không đạt chất lượng mình muốn. Rốt cuộc Nghiêm phải bấm bụng bỏ tất cả số tiền mình có vào để làm được một bộ phim có chất lượng.

Thanh Trúc: Trong bộ phim Giòng Máu Anh Hùng ngoài Johnny Trí Nguyễn và Ngô Thanh Vân còn có một người rất nổi tiếng ở Hoa Kỳ, cũng là một diễn viên Hollywood, đó là anh Dustin Nguyễn. Phạm Nghiêm có thể cho biết Dustin Nguyễn đóng vai gì?

Phạm Nghiêm: Dustin Nguyễn đóng vai phản diện, là mật thám đi bắt những người khởi nghĩa, và chính là đi bắt ông Đề Cảnh, có cô con gái tên Thúy do Ngô Thanh Vân đóng

Từ đầu chó tới cuối câu chuyện một mình Sĩ (Dustin Nguyễn) đi bắt, nhưng chắc chị phải coi phim rồi mới biết kết cuộc như thế nào…Kỳ chiếu lần này Giòng Máu Anh hung không ở trong competition của Bangkok Film Festival mà chỉ gọi là world screening, world premiere để quảng cáo để chuẩn bị chiếu ở Thái. Đây là một trong những chương trình vận độngvà giao tiếp cho phim của tụi em.

Thanh Trúc: Các bạn có hy vọng bộ phim sẽ chinh phục được cảm tình của giới thưởng ngọan ở Thái Lan?

Phạm Nghiêm: Cái đó cũng khó nói. Bộ phim Giòng Máu Anh Hùng đã trình chiếu trong kỳ Đại Hội Diện Ảnh Việt Nam Quốc Tế ở Mỹ, đã thắng giải phim được yêu thích nhất do khán giả bình chọn. Giải thứ nhì là trong Liên Hoan Phim Châu Á Thái Bình Dương tại Mỹ Giòng Máu Anh Hùng một lần nữa thắng giải Grand Jury Award là giải thưởng lớn nhất của liên hoan phim đó.

Thanh Trúc: Kỳ này có hai phim Việt Nam là Giòng Máu Anh Hùng của đạo diễn Mỹ gốc Việt Charlie Nguyễn và Câu Chuyện của Pao của đạo diễn Ngô Quang Hải ở Việt Nam. Johnny nghĩ rằng phim của người Mỹ gốc Việt, người Pháp gốc Việt hay người Việt ở nước ngoài có thể cạnh tranh được với phim trong nước về mặt phẩm chất lẫn nghệ thuất hay về giá trị của nó?

Johnny Trí Nguyễn: Về phẩm chất, nghệ thuật hay giá trị thì tùy theo phim. Nhưng cái em thấy nhiều người đặt cái tầm nhìn của người ta vào nhất là Việt kiều làm phim Việt Nam thì có thật sự là phim Việt Nam hay không. Khán giả, nhất là khán giả ở Việt Nam, dễ đánh giá phim của Việt kiều rằng đây là người ngoài nhìn vào văn hoá Việt Nam.

Lợi điểm của đạo diễn ở trong nước là khi đến với phim người ta không có phần đánh giá đó, không có thành kiến đó.. Còn với đạo diễn cũng như những người Việt kiều làm phim thì khán giả sẽ rất khắt khe, thứ nhất là đề tài, thứ nhì là văn hoá trong phim có thật Việt Nam hay không.

Khi em viết kịch bản mặc dù cốt truyện mình hư cấu lên nhưng nó phải thật ở trong cái thời gian đó, có nghĩa khi xem người ta phải thấy được đây là một phim Việt Nam chính hiệu chứ không phải một góc cạnh của một người nước ngoài nhìn vào giống như những phim đã có trước đó.

Nghệ thuật dàn dựng và những pha hành động rất khá. Nhưng tôi cho là tính chính xác về mặt lịch sử không bảo đảm lắm, có thể hơi nặng phần tuyên truyền chống người Pháp chăng. Tóm lại phim hay và coi được, song phải gọi là phim hành động, phim tình cảm hay phim lịch sử đây.

Thanh Trúc: Hiện tại Johnny Trí Nguyễn, Ngô Thanh Vân và Phạm Nghiêm ở luôn tại Việt Nam để làm việc?

J. Trí Nguyễn: Hai năm trước khi về Việt Nam bắt đầu làm phim Giòng Máu Anh Hùng nhưng ngay khi vừa về thì được mời đóng một phim Việt Nam là Hồn Trương Ba Da Hàng Thịt. Đọc kịch bản em thấy cũng lý thú, thấy đó là cơ hội để làm quen với điện ảnh Việt Nam.

Sau thời gian đóng phim Hồn Trương Ba Da Hàng thịt của đạo diễn Nguyễn Quang Dũng em bắt đầu làm GiòngMáu Anh Hùng. Sau Giòmg Máu Anh Hùng thì em được mời đóng trong phim Sài Gòn Nhật Thực của đạo diễn Việt kiều Othello Khanh, gần đây em nhận làm phim Nụ Hôn Thần Chết của đạo diễn Nguyễn Quang Dũng.

Ngô Thanh Vân: Em học và lớn lên ở Na Uy. Năm 2000 em về Việt Nam, trở thành người mẫu. Sau một thời gian em chuyển qua lãnh vực ca hát và bây giờ thì em lại đóng phim.

Phạm Nghiêm: Đối với Việt nam nói chung về điện ảnh thì nhà nước đang khuyến khích mọi người về để phát triển nến văn hoá cũng như nền điện ảnh Việt Nam cho nên phần duyệt kịch bản bây giờ không khó như hồi đó nữa. Nghiêm nghĩ bây giờ đúng là thời cơ để về Việt Nam làm phim.

Thanh Trúc: Tại buổi trình chiếu đầu tiên Giòng Máu Anh Hùng hôm thứ Bảy 21 vừa qua, ban tổ chức loan báo vé đã bán hết. Ngoài báo chí, khán giả ngọai quốc xem ra đông hơn khán giả Thái Lan. Sau buổi chiếu, một khán giả Thái đặt câu hỏi là Ngô Thanh Vân phải tập luyện trong bao lâu để có thể đánh võ đẹp như vậy. Một khán giả khác thắc mắc đại để là người Pháp có thích cuốn phim này không.

Theo một người Nhật, ông Fukuoka, đây là bộ phim hay với nhiều hình ảnh đẹp. Ông nói cảnh đẹp của những thành phố xưa được sử dụng trong phim thí dụ những cảnh quay tại phố cổ Hội An hoặc đâu nữa thật độc đáo và lôi cuốn.

Khán giả Mỹ, ông Lee Kornowsky: “Nghệ thuật dàn dựng và những pha hành động rất khá. Nhưng tôi cho là tính chính xác về mặt lịch sử không bảo đảm lắm, có thể hơi nặng phần tuyên truyền chống người Pháp chăng. Tóm lại phim hay và coi được, song phải gọi là phim hành động, phim tình cảm hay phim lịch sử đây.”

Và bà Diane, người Đức: “Đây là phim hành động lồng trong bối cảnh lịch sử với nhiều tình tiết. Có giới thiệu cho người quen tôi sẽ bảo đây là một phim hành động, bởi nói thẳng ra là có quá nhiều màn đánh đá trong phim.”

Thời gian trình chiếu bộ phim Việt Nam thứ hai, Câu Chuyện Của Pao, sẽ là ngày 27 tới đây. Đạo diễn Ngô Quang Hải sẽ có mặt để trả lời câu hỏi của khán giả. Mục Đời Sống người Việt Khắp Nơi kỳ này tạm ngưng ở đây. Thanh Trúc xin hẹn lại quí thính giả tối thứ Năm tuần tới.

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.