Ủy viên đối ngoại của EU yêu cầu Việt Nam trả tự do cho 5 tù nhân chính trị
2006.04.22
Ðỗ Hiếu, phóng viên đài RFA
Ủy viên đối ngoại của EU, bà Benita Ferraro Waldner, tới thăm Việt Nam vào hai ngày cuối tuần này. Lên tiếng với báo chí Âu Châu, bà Ferraro Wadner nói rằng, các vấn đề nhân quyền và trả tự do cho tù nhân chính trị, tôn giáo là nội dung được bà đề cập tới khi gặp Thủ tướng Phan Văn Khải và Ngoại trưởng Nguyễn Dy Niên.

Trong thông cáo đề ngày 20 tháng 4 năm 2006, RSF tức Tổ chức Ký Giả Không Biên Giới có trụ sở tại Paris, yêu cầu bà Benita Ferraro Waldner đòi hỏi Việt Nam trả tự do cho 5 tù nhân chính trị từng lên tiếng ủng hộ phong trào dân chủ hoặc sử dụng Internet để truyền bá những tài liệu về dân chủ như bác sĩ Phạm Hồng Sơn, nhà báo Nguyễn Vũ Bình, 3 người tham gia diễn đàn Paltalk là Trương Quốc Tuấn, Trương Quốc Huy và Lisa Phạm, một Việt kiều từ Hoa Kỳ trở về Việt Nam.
Trong câu chuyện với phóng viên ban Việt Ngữ chúng tôi, ông Vincent Brossel, giám đốc điều hành RSF, đặc trách Châu Á tóm lược nội dung văn thư gởi đến ủy viên đối ngoại của EU và yêu cầu bà nói chuyện trực tiếp với lãnh đạo Hà Nội, trong các cuộc tiếp xúc với họ:
“Được biết, bác sĩ Phạm Hồng Sơn bị bắt giam từ ngày 27 tháng 3 năm 2002. Ông bị kết tội gián điệp vì đã phát tán tài liệu dân chủ trên internet. Tòa án xử ông 13 năm tù và 3 năm quản chế.
Ông bị chứng sa ruột và hiện mắt thêm bệnh lao phổi, nên thường ho ra máu. Vợ ông cho biết, hiện ông bị giam giữ trong những hòan cảnh khắc nghiệt và không được chăm sóc, trị liệu đúng mức.”
Nhà báo Nguyễn Vũ Bình bị bắt giam ngày 25 tháng 9 năm 2002 và bị kêu án 7 năm tù, cộng 3 năm quản chế. Sự thật, ông chỉ phê phán trước công luận việc Hà Nội cắt đất nhượng biển cho Trung Quốc.

Trương Quốc Tuấn, Trương Quốc Huy và Lisa Phạm là ba người tham gia diễn đàn hội luận về dân chủ trên diễn đàn Paltalk.
Cả ba bị công an bắt giam từ hôm 19 tháng 10 năm 2005 và hiện không ai rõ vì sao họ bị ngồi tù và hiện các đương sự bị giam giữ nơi nào.
Năm nhân vật bất đồng chính kiến vừa được RSF nêu tên có một điểm chung là họ bị nhà cầm quyền Hà Nội giam giữ, kêu án, xử lý vì đã công khai phát biểu trên internet những vấn đề bén nhạy bị Hà Nội xem là quốc cấm, là bí mật quốc gia, dưới chế độ cộng sản toàn trị đó là dân chủ, nhân quyền và tự do tôn giáo.
RSF mong rằng, bà Benita Ferrero Waldner, cựu Ngoại trưởng Áo, đương kim ủy viên đối ngoại của liên minh Châu Âu sẽ đặt vấn đề với lãnh đạo Hà Nội yêu cầu họ tôn trọng quyền tự do ngôn luận, tự do phát biểu tư tưởng, tự do truy cặp internet.
Vẫn theo yêu cầu của RSF thì một khi thực hiện đúng đắn những cam kết đã được ghi vào sách trắng về nhân quyền, phổ biến năm rồi, lúc ấy Việt Nam mới có thể được kết nạp vào WTO, tức tổ chức thương mại thế giới là điều mà họ đã bỏ công vận động trong hơn một thập niên qua. Ông Vincent Brossel nhấn mạnh điều kiện tiên quyết đó.
Mặt khác, ông Võ Văn Ái, giám đốc Ủy Ban Bảo Vệ Quyền Con Ngừơi ở Pháp, cũng đã gởi thư cho bà Benita Ferrero- Waldner, yêu cầu bà tạo sức ép để Việt Nam ngưng quản thúc tại chỗ hai vị lãnh đạo tinh thần của Phật Giáo trong nước là đại lão hoà thượng Thích Huyền Quang và hoà thượng Thích Quảng Độ.
Trong một lá thơ gởi đến đài các cơ sở thông tin trong và ngoài nước, anh Trương Quốc Nghĩa, anh của Trương Quốc Tuấn và Trương Quốc Huy cho biết mẹ của ba người đang bệnh nặng và nằm bệnh viện điều trị. Anh Trương Quốc Nghĩa mong các cơ quan truyền thông lên tiếng để giúp đỡ gia đình anh trong hoàn cảnh khó khăn hiện giờ.
Những bài liên quan
- Kết thúc 3 ngày hội nghị SEAPA về Cuộc Đấu tranh cho Internet
- Ông Trần Ðại Sơn qua đời tại Hà Nội
- Ủy viên đối ngoại của EU sẽ đề cập đến vấn đề nhân quyền khi gặp Thủ tướng Phan Văn Khải
- Hội nghị SEAPA về Cuộc Đấu tranh cho Internet
- Giới trẻ Việt Nam háo hức chờ đón ông Bill Gate, chủ nhân công ty Microsoft
- Chương trình hoạt động của ông Bill Gates khi đến Việt Nam
- Hội nghị “Tự do bày tỏ cảm tưởng trên không gian điện toán ở Á Châu”
- Tôn chỉ và đường hướng của báo nguyệt san Tự Do Ngôn Luận
- Các nhà tranh đấu trong nước phát hành bán nguyệt san Tự Do Ngôn Luận
- 118 nhà tranh đấu trong nước phổ biến “Tuyên ngôn tự do dân chủ cho Việt Nam 2006”
- Ông Đỗ Nam Hải kể lại một ngày làm việc với công an thành phố
- Hoa Kỳ yêu cầu Việt Nam thả các tù nhân lương trước chuyến đi Hà Nội của Tổng thống Bush
- Ông Lý Tống tuyệt thực trong nhà tù ở Thái Lan
- Ảnh hưởng quyết định của EU đối với ngành da giày Việt Nam
- Phương Nam - Ðỗ Nam Hải: Họ đã dùng bạo lực để cưỡng chế tôi đưa về công an quận
- Tin thêm về việc nhà dân chủ Phương Nam bị mời công an mời đi làm việc
- Phương Nam-Đỗ Nam Hải gặp rắc rối với công an vì viết thư ngỏ gửi Phó chủ tịch TP.HCM
- Tỷ phú Bill Gates sẽ đến thăm Việt Nam vào tháng tư tới
- Câu chuyện của một thanh niên nghèo có cơ hội tiếp xúc với Internet
- An toàn Internet tại Việt Nam