Ai sẽ giúp đỡ những người dân thấp cổ bé miệng trên con đường đi tìm công lý?
2007.03.29
Trà Mi, phóng viên đài RFA
Tuy chưa có thống kê chính thức về các trường hợp dân oan khiếu kiện những sai trái của quan chức nhà nước, nhưng ai cũng hiểu rằng con số các vụ việc này tại Việt Nam là không ít.

Thế mà, trên thực tế không mấy trường hợp được giải quyết thoả đáng. Rất nhiều trường hợp hàng chục năm trời bà con lặn lội vác đơn khiếu nại, kêu cứu khắp nơi mà vẫn hoài công vô ích.
Hai trong số rất nhiều trường hợp mà chúng tôi vừa ghi nhận có thể là những ví dụ giúp mọi người, nhất là những ai có trách nhiệm, có cái nhìn rõ hơn và thông cảm hơn phần nào với những nỗi gian truân, nhọc nhằn, mà thậm chí là tủi nhục, của những người dân thấp cổ bé miệng trên con đường đi tìm công lý.
Câu chuyện oan khiên
Bị mất đất, mất nhà, rơi vào cảnh khốn cùng màn trời chiếu đất, suốt 20 năm ròng, bà Thu Vân, cư dân huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang vác đơn khiếu kiện khắp nơi, nhưng chẳng những không được giải quyết mà còn bị vu là “bệnh tâm thần” như trường hợp của nữ luật sư Bùi Kim Thành và chị Nguyễn Anh Đào mà cách đây không lâu chúng tôi từng có bài phản ánh.
Trao đổi với chúng tôi, bà Thu Vân, thuật lại câu chuyện oan khiên nghiệt ngã của gia đình bà:
“Cán bộ huyện Tam Hiệp lấy hết đất đai của gia đình tôi, mà lúc đó tôi đang có mang, không có chỗ ăn chỗ ở cả thảy 40 công, 10 công vườn và 30 công ruộng. Lúc đó là vào năm 1983, bí thư huyện lúc bấy giờ là bà Chín Oanh.
Sự đàn áp đối với tôi từ đó đến nay dẫn đến tình trạng điên khùng và cái chết của chồng tôi, một mình tôi nuôi 6,7 đứa con, gian nan cuộc đời tôi lắm. Công an họ ghi trong giấy nói tôi không được bình thường, tâm thần. Bây gìơ tôi không còn sợ chết là gì cả, tôi đã chứng kiến bao nhiêu người giúp đỡ cho dân nghèo bị tù tội, còn tôi xá gì.
Đến năm 1987, tôi làm đơn thưa chính quyền lấy đất của tôi và vu là chồng tôi lên án cán bộ, oan ức cho gia đình tôi. Thế nhưng họ không giải quyết. Họ nhiều lần bắt giữ chồng tôi rồi thả ra, cứ nhiều lần như thế, dần dần chồng tôi trở thành ngơ ngác, mất trí. Đến năm 2002, chồng tôi chết, tôi đội sớ kêu oan khắp nơi.
Mấy người đạo Phật giáo Hoà Hảo thương tình, cất cho tôi một cái nhà và giúp tôi buôn bán nuôi con, nhưng sau đó không lâu căn nhà cũng bị họ đốt. Hôm đó, trong khi tôi đang bị mời lên làm việc với công an trên huyện thì nhà tôi cháy. Tôi tiếp tục đi khiếu kiện nhiều nơi nhưng không nơi nào xử.
Tôi tìm tới ông Nguyễn Việt Thành, ông ấy kêu đem đơn về, và khuyên hãy tin chủ tịch tỉnh Kiên Giang Bùi Ngọc Sương. Thế nhưng ra đó họ chỉ nói qua lại tay đôi với mình, họ nạt tôi, bảo tôi là người khùng điên. Họ cũng chẳng có văn bản cuối cùng gì cho tôi cả.
Bây giờ giấy tờ khiếu kiện của tôi nơi nào cũng có, từ phòng tiếp dân địa phương, đến đài truyền hình Kiên Giang, đến thanh tra…Tôi lặn lội không còn chỗ nào chưa đến cả. Họ chỉ dẫn về Kiên Giang thôi, chứ không có sự giải quyết nào hết trơn. Tôi tiếp tục gửi đơn ra Hà Nội, gửi tới thủ tướng Dũng, và toà báo Tuổi Trẻ, nhưng rốt cuộc cho tới nay, tôi chưa nhận được câu trả lời nào cả.
Sự đàn áp đối với tôi từ đó đến nay dẫn đến tình trạng điên khùng và cái chết của chồng tôi, một mình tôi nuôi 6,7 đứa con, gian nan cuộc đời tôi lắm. Công an họ ghi trong giấy nói tôi không được bình thường, tâm thần. Bây gìơ tôi không còn sợ chết là gì cả, tôi đã chứng kiến bao nhiêu người giúp đỡ cho dân nghèo bị tù tội, còn tôi xá gì.
Làm sao có thể kêu cứu cho chính đáng? Ngày trước cha tôi ở trong vùng giải phóng nên tôi quá hiểu, họ thà bắt lầm, giết lầm, chứ không tha lầm. Tôi đã thấy rất nhiều người bị đàn áp, những luật sư dùng pháp lý bênh vực dân oan cũng bị bắt giam.
Tôi biết kêu cứu ở đâu nữa giờ? Chỉ biết cầu khẩn Trời phật sao cho họ nghĩ lại trả lại đất đai cho tôi, chứ giờ tôi không biết nói sao, mà tôi cũng không cần phải gửi đơn cho ai nữa.”
Gần hai chục năm vẫn chưa được giải toả
Vừa rồi là lời kêu cứu trong tuyệt vọng của một dân oan từ tỉnh Kiên Giang. Tương tự trường hợp của bà Thu Vân, chặng đường khiếu kiện, kêu oan của bà Đỗ Hồng Nhung, hiện đang cư ngụ tại cư xá Thanh Đa, cũng không kém phần gian nan, vất vả.
Nếu không, phải cấp 4m đất đủ chôn 2 vợ chồng tôi thôi, giờ tôi không còn gì để mất nữa hết. Nếu trường học này họ tịch thu mà họ mở trường học hay bệnh viện thì tôi cũng không cần đi kiện vì làm việc có ích cho đất nước, còn đằng này họ lấy để bán kinh doanh với Đài Loan.
Bà Nhung trước đây là hiệu trưởng trường tư thục Minh Quang ở quận Bình Thạnh, nhưng kể từ khi bà cho chính quyền mượn tạm cơ sở này làm trường nông lâm sau năm 1975, thì bà chính thức bị tước đoạt quyền sở hữu ngôi trường ấy.
Thêm vào đó, 5 ngàn mét vuông đất đai canh tác cùng với diện tích sinh sống của gia đình bà cũng bị chính quyền địa phương cưỡng chế mà không đền bù thoả đáng. Không những mất đất, mất nhà, bà Nhung còn bị mất đi đứa con trai duy nhất, hậu quả từ những vụ việc oan sai này.
Gần hai chục năm trời lặn lội khiếu kiện, đến nay, nỗi oan ức của gia đình bà Nhung vẫn chưa được giải toả. Bà uất ức kể lại:
“Tôi là Đỗ Hồng Nhung, kêu oan bị cướp mất trường học, bị cướp đất, cướp nhà, gây cái chết cho con trai tôi 11 tuổi. Đơn của tôi gửi đi từ thành phố đến trung ương nhưng họ cứ phớt lờ. Đất đai của gia tộc chúng tôi, có bằng khoán. Bản thân tôi có hộ khẩu thường trú trước và sau giải phóng trên lô đất.
Trường tư thục Minh Quang do tôi xây dựng và làm hiệu trưởng giấy tờ hiện giờ vẫn còn. Thế mà họ ra giấy cữơng chế đập trường học lần thứ nhất gây cái chết cho con trai tôi. Sau đó, họ dùng đội xe cơ giới tự động đến đập nát nhà tôi luôn. Tôi khiếu nại ra tới trung ương.
Tháng 10 năm 2000 có phiên họp của phái đoàn chính phủ do ông Trịnh Lương Hy chủ trị tại quận Bình Thạnh. Đoàn kết luận giao cho quận Bình Thạnh bồi thường lại đất và công xây dựng lập nên trường.
Mặc dù có ông phó thủ tướng lúc bấy giờ là Nguyễn Công Tạng và ông Trịnh Lương Hy của phái đoàn chính phủ chỉ đạo, thế nhưng quận vẫn không giải quyết. Sau đó một năm họ ra văn bản nói rằng là “giáo viên phải cống hiến sự nghiệp cho xã hội chủ nghĩa”.
Gia đình tôi ra tận nhà khách quốc hội ở Hà Nội kêu oan. Họ lại chuyển đơn về TPHCM tiếp. Về đây, sau nhiều lần được tiếp xúc từ Chủ tịch thành phố Lê Thanh Hải, tới quận, tới phòng tiếp dân của Ủy ban, tới thanh tra, cuối cùng 1 năm sau họ lại ra tiếp văn bản là “không có cơ sở để giải quyết”.
Ở trung ương chuyển về thành phố nhưng thành phố không thi hành theo lệnh cấp trên . Do đó dân rất khổ sở. Nhờ các báo đài lên tiếng dùm chứ dân oan ở đây rất khổ sở, yêu cầu chính quyền phải giải quyết bồi thường nhà, đất.
Biết mình có quyền được khiếu nại, biết mình bị oan ức, thế nhưng để dành lại công lý cho bản thân mình và những người xung quanh là một công việc lâu dài, đòi hỏi phải kiên trì theo đuổi những vụ kiện, chứ còn bây giờ ngay bản thân tôi cũng như các anh luật sư mà còn chịu rất nhiều oan ức chứ chưa nói gì đến những người dân thấp cổ bé họng.
Nếu không, phải cấp 4m đất đủ chôn 2 vợ chồng tôi thôi, giờ tôi không còn gì để mất nữa hết. Nếu trường học này họ tịch thu mà họ mở trường học hay bệnh viện thì tôi cũng không cần đi kiện vì làm việc có ích cho đất nước, còn đằng này họ lấy để bán kinh doanh với Đài Loan.”
“Phép vua thua lệ làng”
Có một câu nói ví von hóm hỉnh trong dân gian rằng “Ở Việt Nam có một rừng luật, nhưng chỉ sử dụng luật rừng mà thôi”.
Trước tình trạng “phép vua thua lệ làng”, trên bảo dưới không nghe, chỉ thị trung ương đưa xuống, địa phương không chấp hành, như báo chí trong nước từng nêu lên, người dân thấp cổ bé miệng thì làm sao có thể đòi được công lý và công bằng chính đáng cho bản thân? Một người công tác lâu năm trong ngành pháp lý tại Việt Nam nhìn nhận:
“Ở Việt Nam việc người dân bị oan ức rất nhiều, diễn ra khắp nơi trên đất nước. Biết mình có quyền được khiếu nại, biết mình bị oan ức, thế nhưng để dành lại công lý cho bản thân mình và những người xung quanh là một công việc lâu dài, đòi hỏi phải kiên trì theo đuổi những vụ kiện, chứ còn bây giờ ngay bản thân tôi cũng như các anh luật sư mà còn chịu rất nhiều oan ức chứ chưa nói gì đến những người dân thấp cổ bé họng.
Kinh nghiệm ở Việt Nam cho thấy một người dân đi khiếu kiện không chỉ 1-3 năm mà có nhiều người mất từ 10 đến 20 năm vẫn không kết quả. Đó là một con đường cực kỳ vất vả.”
Nhiều người tự hỏi “Nếu thủ tướng là người dân gặp phải oan sai, vác đơn khiếu nại khắp nơi, nhưng đi đến đâu cũng gặp sự im lặng đáng sợ của các cơ quan hữu trách, thì thủ tướng sẽ làm gì để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình?” Người dân rất mong có được câu trả lời thật tâm của thủ tướng.
(Xin theo dõi toàn bộ nội dung trong phần âm thanh bên trên)
Các tin, bài liên quan
- Phỏng vấn Linh Mục Phan Văn Lợi về phiên toà xét xử Linh Mục Lý sắp tới
- Vụ án cha Lý là vụ án xét xử những người vô tội
- Thông tin mới nhất về nữ luật sư Bùi Kim Thành
- Các nhà hoạt động đấu tranh cho dân chủ trước những trù dập và sách nhiễu của công an Việt Nam
- Ngoại trưởng Mỹ đã nêu vấn đề vi phạm nhân quyền với Bộ trưởng ngoại giao VN
- Phỏng vấn Giáo sư Nguyễn Chính Kết về Lệnh truy nã đối với ông
- Phỏng vấn GS Nguyễn Thanh Trang về Bản lên tiếng chung ủng hộ các nhà dân chủ VN
- Phản ứng của người Việt trong và ngoài nước trước việc công an dùng gia đình làm áp lực anh Đỗ Nam Hải
- Công an dùng áp lực gia đình buộc anh Đỗ Nam Hải phải ngưng tất cả hoạt động tranh đấu cho dân chủ