Nghĩ về mẹ nhân mùa báo hiếu
2004.09.01
Trà Mi
Bài thơ "Bờ sông vẫn gió", qua giọng đọc của chính tác giả là nhà thơ Trúc Thông, Ủy viên Hội đồng thơ, Hội nhà văn Việt Nam. Trong dịp lễ Vu Lan, Trà Mi xin mượn những lời thơ ấm áp, ươm đượm tình cảm dạt dào của nhà thơ Trúc Thông để mở đầu Trang Phụ Nữ hôm nay, với chủ đề nghĩ về những người mẹ nhân mùa báo hiếu.

Hằng năm, cứ đến dịp rằm tháng 7 là mọi người rủ nhau lên chùa thắp hương cầu nguyện cho cha mẹ mình được bình an, mạnh khỏe. Đối với những ai cha mẹ đã quá vãng, thì đây cũng là dịp để họ bày tỏ lòng tưởng nhớ đến đấng sinh thành. Đây là một truyền thống tốt rất đẹp, được ông bà ta gìn giữ, duy trì bao nhiêu đời nay.
Để tìm hiểu thêm về nguồn gốc cũng như ý nghĩa của ngày lễ Vu Lan, Trà Mi đã thỉnh ý Thượng tọa Thích Giác Đẳng, Tổng Vụ Trưởng Tổng vụ truyền thông, Viện Hóa Đạo, Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất, văn phòng 2 tại Hoa Kỳ, và được thượng tọa cho biết.
Ơn nghĩa sinh thành, dưỡng dục
Những thiện nam tín nữ lên chùa dâng hương dịp lễ Vu Lan sẽ được cài hoa lên áo, người thì hoa hồng đỏ, người thì hoa hồng bạch. Cô Mỹ, một Phật tử thường xuyên viếng chùa, và tham gia các sinh hoạt đạo cho biết.
Một bà mẹ có những người con đã trưởng thành và thành đạt tại Mỹ, trình bày cảm nghĩ của mình về ngày lễ Vu Lan. Dẫu rằng ơn nghĩa sinh thành, dưỡng dục là của song thân. Thế nhưng, trong lòng mỗi người con Việt, người mẹ luôn luôn là người gần gũi,thân thương nhất, lo lắng,chăm sóc, hy sinh cho con cái nhiều nhất.
Cho nên, nhắc đến Vu Lan, nhắc tới báo hiếu, chúng ta thường nghĩ tới những người mẹ. Điều này giải thích vì sao nhà thơ Nhất Hạnh đã có câu thơ mà có lẽ ai cũng thuộc nằm lòng: "Một bông hồng cho em, một bông hồng cho tôi, và một bông hồng cho những ai đang còn mẹ."
Đó là tâm sự của một cô con gái về mẹ của cô, người cả đời đã lam lũ, tảo tần với gánh hàng rong để nuôi dạy cô nên người, chắp cánh cho những thành đạt của cô ngày hôm nay.
Hiếu đạo
Một người thanh niên khá thành công trên đất Mỹ, cũng bộc bạch tâm sự của mình về người mẹ.
Nhà thơ Trúc Thông, tác giả bài thơ về mẹ mà quý vị vừa nghe trên đây, chia sẽ suy nghĩ của mình.
Tuy nhiên, không phải đợi đến mùa Vu Lan thì còn cái mới nghĩ đến chữ hiếu. Ngược lại, hiếu đạo phải là bổn phận thường xuyên của con cái, không có giới hạn về thời gian hay không gian.
Vậy, con cái nên biểu hiện chữ hiếu đối với đấng sinh thành như thế nào mới phải đạo?
Đó là ý kiến của 2 người con đã thành đạt. 1 cô gái tại Việt Nam, và một anh thanh niên tại Hoa Kỳ.
Còn những người lớn tuổi có lời khuyên gì? Trà Mi xin nhường lời kết cho thượng tọa Thích Giác Đẳng.
Vâng, lời chúc của thượng tọa cũng chính là thông điệp mà chúng tôi mong muốn gửi gắm đến quý thính giả của Đài Á Châu Tự Do nhân lễ Vu Lan báo hiếu năm nay. Trang phụ nữ xin dừng lại tại đây. Kính chúc quý vị một mùa Vu Lan an bình, hạnh phúc.