Blog và vấn đề quản lý blog (phần 2)

Trà Mi, phóng viên đài RFA

Trong cuộc hội ngộ tuần trước, chúng ta đã nghe 4 bloggers trẻ tại Việt Nam và Pháp bàn về tính hữu dụng và tầm ảnh hưởng của các trang blog đối với giới trẻ nói riêng và với đời sống thông tin của xã hội nói chung.

BlogCoGaiDoLong200.jpg
Trang blog Cô Gái Đồ Long từng dính vào một vụ tranh tụng với ca sĩ Phương Thanh. Hình chụp giao diện blog Cogaidolong.

Trước làn sóng phát triển mạnh mẽ của trang nhật ký điện tử cá nhân hay còn được gọi là "báo chí công dân" này, nhà nước Việt Nam đang tính tới việc ra quy định quản lý blog. Lý do, theo lời Thứ Trưởng Bộ Thông Tin và Truyền Thông - Đỗ Quý Doãn trong cuộc phỏng vấn với Thanh Niên online hồi cuối năm ngoái, là "bất kể hoạt động gì trong xã hội cũng đều phải được quản lý" hay theo giải thích của Phó Chủ Nhiệm Ủy Ban Văn Hoá-Giáo Dục Thanh Thiếu Niên-Nhi Đồng của Quốc Hội, thì "thông tin trên blog phải nằm trong sự hướng dẫn của Luật Báo Chí mới đảm bảo đi đúng hướng."

Mục đích quản lý

Phản ứng của các chủ nhân trang blog ra sao? Họ đồng tình hay phản đối? Chúng ta sẽ nghe câu trả lời của 3 blogger trẻ tại Sài Gòn và Hà Nội là Jimmy, Trang, Dũng và 1 blogger 8X đang du học ở Pháp trên Diễn Đàn hôm nay.

Jimmy : Thật sự cho tới thời điểm này thì em cũng đã có nghe phong phanh nhưng mà cụ thể nó sẽ áp dụng như thế nào và cách áp dụng như thế nào thì cũng không được rõ lắm. Em nghĩ tới thời điểm mà cái đó được công bố rộng rãi thì căn cứ vào cái nội dung của nó thì mình mới có thể biết được là mình có thể chấp nhận được hay không.

Bởi vì nếu như là quản lý thì em nghĩ rõ ràng cái đó gọi là nhật ký cá nhân rồi thì chẳng lẽ lại đi quản lý nhật ký cá nhân của người khác, nghe rất là thô thiển, rất là vô duyên, và mặt khác thì cũng không biết là họ quản lý như thế nào. Ví dụ như em đặt vấn đề là cái mức độ quản lý, đó là quản lý thông tin đưa lên hay là giống như kiểu làm chứng minh nhân dân hay là gì đó. Tới thời điểm người ta công bố rõ ràng hơn thì em mới có thể nói được là có đồng ý hay không.

Trà Mi : Để đáp lại cái thắc mắc của Jimmy thì Trà Mi muốn chia sẻ thêm là theo như thông tin của báo chí trong nước, trích lời của Thứ Trưởng Bộ Thông Tin & Truyền Thông, Đỗ Quý Doãn, cho biết là quản lý blog không nhất thiết là phải giống như điện thoại di động tức là phải đăng ký thông tin cá nhân rồi đăng ký mở blog như thế nào. Cái quản lý ở đây tức là định hướng cái thông tin nào thì được phép đưa lên và thông tin nào thì không được phép đưa lên chia sẻ với mọi người.

Bởi vì nếu như là quản lý thì em nghĩ rõ ràng cái đó gọi là nhật ký cá nhân rồi thì chẳng lẽ lại đi quản lý nhật ký cá nhân của người khác, nghe rất là thô thiển, rất là vô duyên, và mặt khác thì cũng không biết là họ quản lý như thế nào. Ví dụ như em đặt vấn đề là cái mức độ quản lý, đó là quản lý thông tin đưa lên hay là giống như kiểu làm chứng minh nhân dân hay là gì đó. Tới thời điểm người ta công bố rõ ràng hơn thì em mới có thể nói được là có đồng ý hay không.

Jimmy : Em xin được phép cắt ngang lời chị nhé. Ví dụ như bản thân em thì blog của em đồng ý là trang nhật ký, nhưng em chỉ cho những người nào là bạn của em có thể nhìn thấy thôi, thì rõ ràng nó vẫn có phạm vi rất là nhỏ là em chỉ bật blog lên cho những người bạn của em thấy thôi thì họ đâu thể nào thấy được em đưa lên những gì đâu.

Trà Mi : Có thể thấy đựoc nội dung ở trên blog hay không thì những người trong giới hữu trách cũng như là những nhà quản lý, nếu như họ không muốn quản lý thì thôi chứ nếu mà họ muốn thì sẽ có cách, tại vì...

Kết : Dạ vâng. Em xin có ý kiến. Em thì em nghĩ là nếu mà nhà nước muốn quản lý thì nhà nước chỉ muốn quản lý những blog nào có số lượng người truy cập rất lớn và đưa lên những vấn đề mà nhà nước quan tâm. Còn em nghĩ những blog mà, ví dụ như blog của bạn vừa nói chẳng hạn là blog chỉ cho một số người bạn được xem, thì em nghĩ là cái blog đấy cũng chưa chắc đã thuộc diện quản lý của nhà nước.

Nhà nước chỉ muốn quản lý blog nào có ảnh hưởng trực tiếp đến dư luận xã hội, cung cấp thông tin mà có thể nhà nước cho là đi vào lề đường bên trái chẳng hạn. Thì em nghĩ đấy sẽ là đối tượng quản lý của nhà nước khi mà có dự luật về quản lý blog ở trong luật báo chí.

Trà Mi : Vâng. Và khi đã thành quy định chung thì chắc chắn là mọi người phải tuân theo, tức là cần biết là mình nên đưa những thông tin gì trên blog của mình và cần biết là mình không nên đưa những thông tin gì. Lúc đó thì luật sẽ không áp dụng riêng đối với trường hợp của người nào cả mà tất cả đều phải tuân theo cái quy định như vậy. Thì ý kiến của các bạn như thế nào?

Trang : Em hồi nãy tới giờ nghe thì cũng muốn có ý kiến. Hiện nay, blog - như anh Dũng đã nói là đi theo tính tự phát phần nhiều và dù cho họ có suy nghĩ thế nào đi chăng nữa thì đó cũng là trang blog của họ. Do sự bùng phát về blog nổi lên chính vì vậy mà họ cảm thấy là họ cần phải quản lý để có thể xem những đối tượng nào nó nằm ở bên lề bên trái thì họ sẽ quản lý những blog đó, vì những thông tin đó họ không thể cho phép nó xuất hiện hoặc là không thể cho phép chúng ta tiếp cận nó. Chính vì vậy họ đưa ra quyết định quản lý.

Nên ủng hộ hay phản đối ?

Trà Mi : Với hình thức mà bạn Trang vừa giải thích như vậy thì các bạn có ủng hộ việc quản lý blog của nhà nước dự định sắp ban hành? Kết : Em là Đoàn Kết, xin có ý kiến ạ. Blog thực ra nó cũng chỉ là một dạng ngôn luận cá nhân, tự do ngôn luận, thì nó là một cái luật đựoc hiến định rồi. Ở trong hiến pháp của bất kỳ một quốc gia dân chủ nào, cũng như của Việt Nam, đều có ghi rõ ràng là quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí là những quyền tự do căn bản nhất của con người và không ai có thể xâm phạm được.

Blog cũng thế thôi, blog nó cũng thuộc về tự do ngôn luận của con người, thành ra nếu mà quản lý blog thì tôi tin sẽ gặp phải sự chống đối của những người viết blog bởi đấy là cái quyền tự do ngôn luận, tự do sáng tác, tự do nói lên ý kiến của mình.

Trà Mi : Nhưng mà có ý kiến cho rằng đã đành hiến pháp quy định là công dân có quyền tự do ngôn luận, nhưng mà cái tự do ngôn luận đó không có nghĩa là vi phạm các quy định khác của pháp luật. Nếu như anh đi quá xa hay là quá lố cái giới hạn đó thì anh sẽ bị xử lý. Vậy ý kiến của Kết như thế nào?

NguyenVanHaiBloggerDieuCay200.jpg
Blogger Điều Cày gặp rắc rối với công an vào thời gian sinh viên thanh niên Việt Nam tổ chức biểu tình phản đối Trung Quốc. RFA file photo.

Kết : Nếu mà vi phạm những cái quy định của pháp luật thì không một đất nước nào trên thế giới này có thể bỏ qua được. Ví dụ như mình dùng blog thành một trang web để mình lừa đảo người khác để lấy tiền, hay mình đưa những thông tin đồi truỵ hay là khiêu dâm lên đấy, thì chắc chắn là không một quốc gia nào có thể chấp nhận, bởi vì việc đấy chắc chắn là vi phạm pháp luật.

Pháp luật Việt Nam đã có nói rằng mọi người được làm những gì mà pháp luật không cấm, có nghĩa là không phải là mình được làm những gì được cho phép mà là mình được làm những gì pháp luật không cấm. Ví dụ như em ghi những gì trên blog thì nó chỉ nói lên nguyện vọng, tâm tư, hoặc là em có những thông tin cần chía sẻ với bạn bè, em không nghĩ những việc đấy lại ảnh hưởng đến pháp luật. Em xin nhắc lại một điều rất quan trọng là chúng ta được làm những gì mà pháp luật không cấm.

Trà Mi : Nhưng mà trong trường hợp những thông tin mà bạn muốn chia sẻ đó nó bình luận quá xa về các vấn đề chính trị - xã hội, hay đạị khái có mang tính chất gọi là "chống lại nhà nước", thì đó là những điều cấm kỵ ở Việt Nam.

Kết : Thực ra còn tuỳ theo cách đánh giá của mỗi người. Ví dụ theo cách đánh giá của nhà nước thì đấy là nó ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, vi phạm đến an ninh xã hội, chống phá nhà nước. Mà thực ra nó có nhiều hệ quy chiếu khác nhau. Ví dụ như người dân thì người ta lại thấy đấy là những thông tin mà người ta cần được biết đến, ví dụ những thông tin ở trong xã hội như thế này như thế khác. Nhà nước muốn đưa ra một luật bao giờ cũng phải tham khảo ý kiến của người dân, thì em tin là vấn đề tự do ngôn luận là cái vấn đề mà rất khó có thể kiểm soát giống như là kiểm soát báo chí.

Đối tượng quản lý

Trà Mi : Vâng. Đó là ý kiến của Đoàn Kết. Các bạn khác có ý kiến nào ủng hộ hay là phản đối thì mời các bạn nêu lên. Dũng : Tôi là Dũng, xin có ý kiến ạ. Trà Mi : Mời anh Dũng. Dũng : Việc quản lý blog, nói quản lý blog thì nó hơi chung chung, có lẽ nó chưa được chính xác lắm, bởi vì như các bạn đã nói rồi là đa số blog mang tính cá nhân thì đấy không phải là đối tượng để cho các nhà quản lý quan tâm, mà các nhà quản lý chỉ quan tâm một số những blog có truy cập rất là lớn như là của nhà văn Trang Hạ, của anh Tắc Kè, của anh Điếu Cày, v.v. hay là của Trà Chanh, là những blogger rất là có tiếng trong cộng đồng blog. Thế thì cái việc quản lý rất là cần thiết, nhưng mà vấn đề là quản lý cái gì.

Theo tôi thì chính cái tính mở của blog và sự tác động của người viết blog đối với cộng đồng, nó nằm ngoài cái kiểm soát của chính người viết. Nếu như chỉ là những nhật ký cá nhân thì không có vấn đề gì cả, thế nhưng nếu như ai đó mà dùng blog của mình nói xấu người khác hay là bôi nhọ lên nhiều người khác thì điều đó hoàn toàn vi phạm pháp luật.

Pháp luật Việt Nam đã có nói rằng mọi người được làm những gì mà pháp luật không cấm, có nghĩa là không phải là mình được làm những gì được cho phép mà là mình được làm những gì pháp luật không cấm. Ví dụ như em ghi những gì trên blog thì nó chỉ nói lên nguyện vọng, tâm tư, hoặc là em có những thông tin cần chía sẻ với bạn bè, em không nghĩ những việc đấy lại ảnh hưởng đến pháp luật. Em xin nhắc lại một điều rất quan trọng là chúng ta được làm những gì mà pháp luật không cấm.

Còn quản lý blog thì là khái niệm rất là chung chung. Vấn đề là anh quản lý cái gì. Tôi xin nhấn mạnh là quản lý cái sự tác động của blog đối với dư luận xã hội, bởi vì cái tự do của con người được tôn trọng nhưng mà cái giới hạn của tự do chính là vi phạm tự do của người khác, đấy là cái giới hạn tự do của mỗi người. Trà Mi : Cảm ơn ý kiên của anh Dũng. Jimmy? Jimmy : Em đồng ý với ý kiến anh vừa nói là sự quản lý là cần thiết. Kết : Em xin có ý kiến, bởi vì em cũng rất đồng ý với ý kiến của anh Dũng tức là mình không thể lạm dụng tự do cá nhân của mình mà lại xâm phạm đến tự do cá nhân của người khác, tức là những trường hợp nói xấu hay là lăng mạ, là những hành động ảnh hưởng đến danh dự của người khác, thì đấy là những hành động vi phạm pháp luật.

Ở đây em muốn đưa ra một vấn đề, giữa việc quản lý và việc ngăn chận tức là mình quản lý cho blog đi đúng hướng, đúng pháp luật, người chủ blog ấy không làm gì ảnh hưởng đến người khác và không làm sai pháp luật. Còn ở đây nếu nhà nước đặt ra những biện pháp để ngăn chận những chủ blog đấy nói lên những ý kiến mà nhà nước cho là trái chiều, em nghĩ rằng đây là vấn đề chúng ta nên thảo luận cho rõ ràng hơn.

Em đồng ý là mọi người phải chịu trách nhiệm về những lời nói và hành động của mình, trên diễn đàn ảo hay ngoài đờì thật. Nếu mà mình vi phạm pháp luật thì mình sẽ phải bị pháp luật xử lý. Đấy là rõ ràng. Nhưng mà ở đây, ví dụ như vấn đề nhà nước đặt ra những chế tài để ngăn chận sự tự do cá nhân qua blog, đấy là cái mà em muốn đưa ra cho anh Dũng và cho các bạn.

Quyền tự do cá nhân

Trà Mi : Xin mời các bạn góp ý thêm. Tức là về cái việc nhà nước hướng dẫn người dân cần đưa ra những thông tin gì và không nên đưa những thông tin gì, thì cái việc này các bạn có nghĩ là xúc phạm tới quyền tự do cá nhân của mình hay không?

Trang : Riêng về việc họ cấm, không cho mình viết những thông tin, những suy nghĩ, tâm tư của mình, thì điều đó em nghĩ là hoàn toàn không thể nào chấp nhận được. Bởi vì con người sinh ra ai cũng có cái đầu hết, ai cũng có suy nghĩ và đôi mắt của họ, và họ có thể nhìn nhận, suy nghĩ bất cứ điều gì và họ có thể viết lên điều gì. Chính vì vậy mà không nên cấm cản họ ghi những tâm tư hay nguyện vọng, những suy nghĩ của họ trong blog của mình.

Trà Mi : Nhưng mà những tâm tư nguyện vọng đó mà nếu nó trái với những gì mà nhà nước quy định, tức là nhà nước không cho phép chia sẻ những thông tin tâm tư nguyện vọng đó ra công chúng mà mình vẫn làm thì việc áp dụng những quy định để quản lý, để xử lý, thì các bạn đồng tình hay là phản đối?

SampleBlog200.jpg

Trang : Theo em nghĩ, nếu mà viết blog ra, tâm tư nguyện vọng miễn là không trái với lương tâm, không trái với đạo lý, không xúc phạm người khác, không gây ảnh hưởng đến nhân phẩm của con người thì hoàn toàn có thể chấp nhận được.

Trà Mi : Cái thông tin đó mà nó trái với lại cái định hướng của nhà nước thì sao?

Trang : Nếu mà nhà nước cấm thì em thấy điều đó thì nhà nước càng lúc càng tụt hậu, bởi vì nhà nước chỉ giữ khư khư một ý của mình mà không nghe những người khác nói, không nhìn nhận, không nghe lời người khác nói, mà chỉ riêng một mình mình, thì bảo đảm một lúc nào đó nó sẽ đi xuống. Bởi vì nhiều cáí đầu nhìn nhận rõ hơn là một cái đầu nhìn nhận.

Trà Mi : Thế bạn hiểu như thế nào nếu như có quan điểm ngược lại cho rằng nếu như không quản lý thì sẽ có việc lợi dụng blog để mà tuyên truyền chống phá nhà nước, đưa ra những thông tin xấu không có lợi cho nhà nước, v.v.?

Kết : Em xin phép có ý kiến. Vâng. Em cũng đồng ý với ý kiến của bạn Trang. Em thấy đây là ý kiến rất là hay. Mỗi con người đều có quyền tự do cá nhân và tự do ngôn luận của mình. Cái tác động của nó lên xã hội, lên nhân dân, cũng như lên đến cộng đồng mới là cái tác động quan trọng. Còn tác động lên nhà nước, thì nhà nước chỉ là một chủ thể trong xã hội thôi, cái tác động đó nó có trái chiều hay đúng chiều thì cái đấy nó cũng không phải là quan trọng lắm.

Đúng như bạn Trang vừa nói, nếu nó không trái với lương tâm, nó không trái với luân lý, không trái với đạo đức, mà nếu nó lại có những tác động tốt đến xã hội, làm cho xã hội phát triển, nâng cao dân trí lên, xem như đấy là việc hoàn toàn tốt.

Mời Bạn tham gia thảo luận trên Diễn Đàn Bạn Trẻ về các đề tài đang được dư luận quan tâm. Hãy liên lạc với chúng tôi qua địa chỉ email: vietweb@rfa.org

Trà Mi : Nhưng mà nó trái với những quan điểm của nhà nước, trái với đường lối của nhà nước thì là nó trái quy định của pháp luật rồi thì phải bị chế tài.

Kết : Bởi vì đứng ở trên pháp luật em nghĩ nó còn có công lý.

Trà Mi : Các bạn khác có ý kiến nào khác không?

Trang : Nhà nước chỉ có một thôi, nhưng mà dân chúng cả ngàn lận.

Jimmy : Thực ra mà nói là đúng là mỗi người đều có quyền tự do ngôn luận, tự do cá nhân của mình để nói lên cảm nghĩ của mình, cái ý nghĩ của mình về một vấn đề gì đó, một sự kiện gì đó. Nhưng mà cái chính ở đây là một cái mà đơn giản người ta thường nói là quốc có quốc pháp, gia có gia uy, tức là mình ở đâu phải nhập gia tuỳ tục, và em nghĩ một cách đơn giản là "tự do nhưng tự do phải trong khuôn khổ cho phép".

Trà Mi : Ý kiến của Jimmy đang gặp rất nhiều quan điểm phản biện của các bạn còn lại tham gia Diễn Đàn. Mời quý vị đón theo dõi trong chương trình Diễn Đàn Bạn Trẻ sáng Thứ Tư tuần sau.

Xin mời quý thính giả khắp nơi cùng góp tiếng vớí các bạn trẻ tham gia chương trình qua địa chỉ email vietweb@rfa.org hoặc để lại lời nhắn qua hộp thư thoại (202) 530 -7775.

Ngoài ra, nếu muốn tham gia thảo luận trên Diễn Đàn, xin quý vị để lại số phone, chúng tôi sẽ liên lạc lại để mời quý vị tham gia. Từ Việt Nam và các nước khác gọi đến Mỹ, xin bấm số 001 trước dãy số (202) 530-7775.

Xin hẹn gặp lại tất cả quý vị và các bạn vào sáng Thứ Tư tuần tới. Trà Mi kính chào.