Tâm sự của những người trẻ thế hệ 8X ở nông thôn VN (phần 2)

Trà Mi, phóng viên đài RFA

Trên diễn đàn tuần trước, chúng ta có dịp làm quen với 4 chàng trai nông thôn ở hai miền Đông và Tây Nam Bộ và nghe các bạn chia sẻ về bức tranh làng quê Việt Nam hiện nay, cũng như đời sống, học hành, công ăn việc làm của giới trẻ ở những vùng xa xôi hẻo lánh.

students_200b.jpg
Nữ sinh Việt Nam đến trường trong trang phục Áo Dài Trắng. AFP PHOTO.

Ngoài công việc và học hành, các sinh hoạt vui chơi giải trí của những “chàng trai làng” thế hệ 8X ngày nay ra sao?

So với bạn bè cùng trang lứa ở thành phố, thế hệ trẻ ở nông thôn có những điểm gì khác biệt? Họ cảm nhận như thế nào về lối sống và thanh niên thị thành?

Đó là một số câu hỏi Trà Mi đặt ra trong buổi giao lưu với 4 bạn Lộc, Hoàng, Chinh, và Huy, từ tỉnh Long An và Đồng Nai. Mời quý vị theo dõi trong chương trình “Diễn đàn bạn trẻ” hôm nay:

Trà Mi: Tụi em thấy thanh niên nông thôn có những điểm gì khác so với thanh niên thành phố?

Chinh: Khác hẳn chị ơi. Dân thành phố tiến bộ hơn chị ơi.

Trà Mi: Tiến bộ hơn ở những điểm nào em?

Dân thành thị đi xe tay ga không à, còn mình ở nông thôn đi xe cúp honda 78 hay wave thôi. Cách ăn mặc của họ cũng khác mình hết trơn. Con trai trên đó thì mặc đồ mode hiệu này hiệu kia. Còn thanh niên ở đây mặc đồ bình dân như áo sơ mi, quần tây. Con gái thành thị mặc áo dây, con gái nông thôn mặc đồ bộ.

Chinh: Cái gì họ cũng biết như internet chẳng hạn.

Trà Mi: Ở nông thôn tụi em có biết internet không?

Chinh: Có nhưng tiếp thu chậm hơn.

Trà Mi: Internet ở chỗ tụi em, trong trừơng có dạy không?

Chinh: Trong trường cũng có.

Trà Mi: Ngoài ra còn những điểm nào em thấy khác nữa?

Hoàng: Dân thành thị đi xe tay ga không à, còn mình ở nông thôn đi xe cúp honda 78 hay wave thôi. Cách ăn mặc của họ cũng khác mình hết trơn. Con trai trên đó thì mặc đồ mode hiệu này hiệu kia. Còn thanh niên ở đây mặc đồ bình dân như áo sơ mi, quần tây. Con gái thành thị mặc áo dây, con gái nông thôn mặc đồ bộ.

Trà Mi: Những nét khác biệt đó cũng rất dễ thương phải không?

Hoàng: Dạ đúng, có chất mộc mạc của nông thôn.

Huy: Đó là khác về bề ngoài cách ăn mặc thôi. Còn nói về điều kiện sinh hoạt, công ăn việc làm cũng rất khác biệt. Ở thành phố môi trường đông đúc, nhiều người nước ngoài, có điều kiện giao tiếp xã hội nhiều hơn, có học nhiều hơn, điều kiện tốt hơn nông thôn rất nhiều. Người ta có thể học cao, có nhiều bạn bè trong trừơng hay trong công sở, tiếp xúc nhiều.

Còn mình ở nông thôn lúc nào cũng chậm hiểu hơn , chậm tiến bộ hơn thành thị. Về trình độ và điều kiện sống thị thành cũng khác với nông thôn xa. Môi trừơng sống ở trên đó đầy đủ, tiện nghi. Ở nông thôn thì còn thiếu thốn mọi mặt. Cho nên thanh niên thành phố lúc nào cũng sung sứơng, thoải mái hơn con trai nông thôn là vậy.

Lộc: Ở thành phố khác nhiều so với Long An quê em. Cách ăn mặc, đi xe đều khác, nhưng quan trọng cách ăn nói trên đó cũng khác ở đây. Ở thành thị họ nói chuyện "trầu cau" lắm, không giống ngừơi nông thôn. Họ cái gì cũng chứng tỏ mình là con người có học, "thời đại kỹ thuật số".

Trà Mi: Tụi em ở đây có ai có điều kiện lên thành phố chơi chưa?

Lộc: Lúc trứơc em có đi 3 lần.

Ở thành phố môi trường đông đúc, nhiều người nước ngoài, có điều kiện giao tiếp xã hội nhiều hơn, có học nhiều hơn, điều kiện tốt hơn nông thôn rất nhiều. Người ta có thể học cao, có nhiều bạn bè trong trường hay trong công sở, tiếp xúc nhiều.

Huy, Hoàng, Chinh: Tụi em cũng đi rồi, cũng đi thừơng lắm. Cuối tuần rảnh hay lên đó chơi.

Trà Mi: Tụi em có thích lên Sài Gòn không?

Hoàng: Coi cũng bình thường chị ơi, ở đây cũng có thành phố Biên Hoà tụi em cũng hay lên Biên Hoà chơi nên thấy bình thừơng à.

Trà Mi: Nhiều điểm khác biệt giữa nông thôn và thành thị như vậy, tụi em có thích lên thành phố sinh sống không?

Hoàng: Không chị ơi, em thấy ở nông thôn không khí trong lành hơn thành phố, không ồn ào, tối ngủ cũng yên giấc, không nghe tiếng động xe cộ, dễ sống hơn. Nói chung nói sống ở quê buồn có buồn, nhưng vui cũng có vui. Tụi em sống ở đây từ nhỏ tới lớn nên thấy quen rồi.

Trà Mi: Huy thì sao? Em có thích lên thành phố kiếm công ăn việc làm rồi sống hẳn ở đó không?

Huy: Đương nhiên là có. Ước mơ của em còn nhiều lắm, vì mình làm công nhân tạm thời thôi, lương còn thiếu không đủ sống. Cho nên ý em là muốn đi xa hơn nữa để tìm tòi học hỏi, bổ sung thêm kiến thức cho mình nhiều hơn nữa.

Hiện giờ em đang làm công nhân nhưng rất muốn học thêm nghề gì khác để làm sướng hơn, kiếm tiền nhiều hơn phụ giúp gia đình. Em thậm chí còn muốn đi nứơc ngoài làm nữa. Tuy nhiên nông thôn là nơi sinh ra của mình dĩ nhiên mình không bao giờ quên đựơc.

Trà Mi: Thế em có muốn định cư ở thành phố không?

Huy: Vì mọi mặt cuộc sống khác với ở nông thôn nhiều quá nên em chưa lựa chọn đựơc.

Trà Mi: Vậy em có thích đời sống ở thành phố không?

Huy: Lối sống ở cả thành thị và nông thôn em đều thích.

Trà Mi: Chinh thì sao?

Nếu lựa chọn cuộc sống ở quê và thành phố, em vẫn chọn ở quê vì cuộc sống thị thành thiếu tình cảm. Vả lại, trên thành phố có nhiều chuyện ở dưới quê mình không ngờ tới được.

Chinh: Em thích sống ở thành phố hơn vì nó văn minh hơn. Nếu được lựa chọn em sẽ lên thành phố vì ở đó có nhiều điều kiện, cơ phát triển hơn cho mình.

Lộc: Còn em nếu lựa chọn cuộc sống ở quê và thành phố, em vẫn chọn ở quê vì cuộc sống thị thành thiếu tình cảm, ví dụ giữa hàng xóm láng giềng sát vách với nhau không có đựơc tình cảm như ở đây. Vả lại, trên thành phố có nhiều chuyện ở dưới quê mình không ngờ tới được.

Hơn nữa mình đã sống dưới quê quen rồi, giờ lên thành phố khác hẳn mọi mặt trong cuộc sống nên mình khó hoà nhập. Phần nữa mình thất học, ở quê đây mà kiếm sống còn khó huống chi lên chỗ phát triển vậy mình đâu có chỗ để kiếm tiền sống được.

Trà Mi: Bây giờ chị hỏi thăm các em, trẻ con ở nông thôn giờ có được học hành đầy đủ không? Điều kiện trường lớp ra sao?

Chinh: Có giờ trẻ nhỏ đựơc học hành đầy đủ, trừơng lớp đầy đủ.

Trà Mi: Những ngôi trường làng, trường mái tre, mái lá còn không?

Chinh: Dạ hết rồi, giờ trừơng xây lầu không hà.

Lộc: Ở Long An cũng vậy, trường lớp tiến bộ lắm chị. Nói chung giờ đứa nào cũng được đi học đầy đủ hết.

Trà Mi: Ở Việt Nam nghe nói có các chương trình xoá đói giảm nghèo, tụi em có nghe đến, biết đến hay không?

Chinh: Có chứ chị. Tụi em có biết.

Trà Mi: Các chương trình đó có hiệu quả ra sao em?

Hoàng: Nó giúp đỡ được phần nào gọi là chút tình thương thôi, chứ không đủ đâu vào đâu.

Trà Mi: Tụi em thấy hoàn cảnh sống của bà con xung quanh ra sao? Có còn cơ nhỡ, bần hàn lắm không?

Quý thính giả muốn tham gia vào các đề tài hội luận của "Diễn đàn bạn trẻ" , xin vui lòng email cho chúng tôi qua địa chỉ vietweb@rfa.org, hoặc để lại lời nhắn qua hộp thư thoại (202) 530 7775, kèm theo số phone và chủ đề mà quý vị quan tâm, chúng tôi sẽ liên lạc lại. Từ Việt Nam và các nước khác, xin bấm số 001 trước dãy số (202) 530-7775.

Huy: Thì vẫn còn chị ơi. Việt Nam mình em thấy đa số nghèo còn nhiều. Cho nên em thấy ở đâu cũng có cảnh nhà nghèo như hiện giờ ở xóm quê em quanh đây cũng còn nhiều nhà nghèo lắm.

Trà Mi: Thanh niên nông thôn ngày nay họ lập gia đình sớm muộn?

Huy: Không biết quê Lộc ra sao chứ ở chỗ em thanh niên giờ không giống hồi xưa mừơi mấy hai mươi đã lập gia đình, mà ngày nay phải gần 30 mới tính chuyện lập gia đình, tuỳ theo điều kiện và đời sống của họ.

Trà Mi: Theo em vì sao có sự thay đổi này?

Huy: Bởi vì bây giờ ngừơi ta chuyển hoá theo môi trường sống, có điều kiện mới nghĩ đến chuyện lập gia đình. Ngày xưa văn hoá và hiểu biết ngừơi ta còn thấp, chứ bây giờ có gia đình sớm chỉ thêm khổ thôi.

Trà Mi: Ở địa phương tụi em, thanh niên thường đi đâu vui chơi giải trí? Có những địa điểm nào cho thanh niên giải trí lành mạnh không?

Hoàng: Có chị. Tụi em thừơng lên thành phố Biên Hoà, tới những quán disco nhạc sống, thửơng thức âm nhạc cho sảng khoái tinh thần.

Trà Mi: Đi sàn nhảy? Thanh niên nông thôn giờ cũng biết nhảy đầm nữa sao?

Hoàng: Trời ơi thời đại tiến triển rồi chị. Nếu thời buổi này mà mình không biết nhảy đầm thì con người mình coi "bần nông" quá. Phải thay đổi chút chị ơi.

Trà Mi: Như vậy cũng hiện đại quá ha. Tụi em có thừơng đi nhảy đầm không?

Hoàng: Có chứ chị, thừơng tối cuối tuần là những ngày vui nhất.

Trà Mi: Rồi ngoài đi quán disco, tụi em còn đi đâu?

Hoàng: Dẫn bạn vô cà phê sân vườn nói chuyện nhau nghe hoặc tới những quán hát cho nhau nghe đó chị, karaoke.

Trà Mi: Ngoài ra có những câu lạc bộ nào cho thanh niên không em?

Hoàng: Nông thôn ở đây thường thanh niên không đi câu lạc bộ, chỉ có đi đá bóng chị ơi. Ở đây không có câu lạc bộ thanh niên nào.

Trà Mi: Lộc ở Long An thì sao? Nếu em đi vui chơi giải trí thì em đi đâu?

Lộc: Chỗ em thì mỗi lần em đi làm về em thừơng đi câu lạc bộ thể hình tập tạ.

Trời ơi thời đại tiến triển rồi chị. Nếu thời buổi này mà mình không biết nhảy đầm thì con người mình coi “bần nông” quá. Phải thay đổi chút chị ơi.

Trà Mi: Thế chỗ em có câu lạc bộ nào cho thanh niên gặp gỡ trao đổi kiến thức hay học hỏi thêm với nhau?

Lộc: Mỗi tháng mình có lên trên phường để sinh hoạt. Một xóm chia ra thành 2, 3 ấp. Thanh niên của các ấp lên đó để trao đổi. Người nào trong tháng có quậy thì bị kiểm điểm, còn ngừơi nào tốt thì được khen.

Trà Mi: Vậy thôi chứ không có hoạt động nào cho thanh niên giao lưu, kết bạn, trao đổi học hỏi ngoại ngữ hay internet chẳng hạn?

Lộc: Dạ không có chị.

Trà Mi: Vậy em chỉ đi tập thể hình để giải trí chứ không tới các quán disco hay cà phê như các bạn ở Trảng Bom sao?

Lộc: Ở ngay thị xã em hồi xưa có quán disco nhưng giờ bị đập bỏ rồi, cho nên giờ rãnh mình chỉ biết đi quán cà phê hay chạy vòng vòng ở thị xã thôi chứ không có gì vui hết.

Trà Mi: Vì thời lượng có hạn, Trà Mi xin phép tạm ngưng chương trình tại đây. Diễn đàn bạn trẻ sẽ trở lại cùng quý vị và các bạn với phần hội luận tiếp theo, nói về những khó khăn trong cuộc sống cũng như ước mơ, kỳ vọng của các bạn trẻ nông thôn ngày nay. Mời quý vị đón theo dõi sáng thứ tư tuần sau.

Quý thính giả muốn tham gia vào các đề tài hội luận của "Diễn đàn bạn trẻ" , xin vui lòng email cho chúng tôi qua địa chỉ vietweb@rfa.org, hoặc để lại lời nhắn qua hộp thư thoại (202) 530- 7775, kèm theo số phone và chủ đề mà quý vị quan tâm, chúng tôi sẽ liên lạc lại. Từ Việt Nam và các nước khác, xin bấm số 001 trứơc dãy số (202) 530-7775.

Trà Mi kính chào.