Đúng 12 giờ tối, giờ Macau, ngày 19-12-1999, chủ quyền hòn đảo nhỏ bé này đã được chính quyền Bồ Đào Nha trao trả lại cho Trung Quốc. Đây là vùng đất đầu tiên của Hoa Lục bị điều khiển bởi một chính phủ Tây Phương, trong thời gian kéo dài hơn 400 năm.Câu chuyện bắt đầu vào năm 1513, khi các thuỷ thủ của Bồ Đào Nha bỏ neo trên dòng Châu Giang, và nắm quyền kiểm soát hải lộ nối liền giữa Trung Quốc và Nhật Bản suốt gần 1 thế kỷ. Các tu sĩ dòng Tên của Thiên Chúa Giáo cũng theo con đường này để vào truyền đạo ở Trung Hoa và nhiều vùng khác tại Châu Á. Năm 1557, chính quyền Bồ Đào Nha chính thức dựng hải cảng ở Macau, để trao đổi hàng hoá. Đến đầu thế kỷ thứ 17, quân Bồ Đào Nha và quân đội Hà Lan đánh nhau để giành quyền kiểm soát đảo, và Hà Lan thất bại. Cũng trong thời gian này, vị thế của Macau trở nên quan trọng hơn trước, vì là nơi trao đổi hàng hoá giữa nhiều quốc gia ở Âư Châu và vùng Viễn Đông. Cho mãi đến năm 1841, khi người Anh bắt đầu đô hộ Hồng Kông, mở ra một chân trời mới về thương mại, lúc đó, vị thế của Macau mới yếu dần. Vào năm 1884, Macau chính thức trở thành vùng đất được cai quản bởi chính quyền Bồ Đào Nha. Ba năm sau đó, tức 1887, hai chính phủ Trung Hoa và Bồ Đào Nha ký hiệp ước Lisbon và thoả hiệp thương mại, trong đó, xác nhận chủ quyền Macau thuộc Bồ Đào Nha. Đến năm 1974, sau cuộc cách mạng xảy ra ở Bồ Đào Nha, chính quyền quốc gia này quyết định sẽ trả chủ quyền Macau lại cho Trung Quốc, đồng thời loan báo sẵn sàng thiết lập quan hệ ngoại giao với Hoa Lục. Nhưng mãi 5 năm sau đó, Bắc Kinh và Lisbon mới trao đổi đại sứ.Tháng 4 năm 1987, bản thông cáo chung của hai nước được phổ biến, trong đó quy định Macau sẽ thuộc về lại Trung Quốc kể từ 12 giờ đêm ngày 19 tháng 12 năm 1999. Tháng 5 năm 1999, Bắc Kinh loan báo chọn ông Edmund Ho làm Hành Chánh Chưởng Quan Đặc Khu Hành Chánh Macau.Theo thoả thuận giữa hai bên thì trong vòng 50 năm tới, Bắc Kinh sẽ áp dụng thể chế Ộmột quốc gia hai chính phủ điều hànhỢ đối với Macau, tương tự như thể chế hiện đang được áp dụng tại Hồng Kông. Do đó, Macau dù là một đặc khu của Trung Quốc, có chính quyền địa phương và luật lệ riêng, nhưng Bắc Kinh sẽ nắm quyền về ngoại giao và quân sự. Tối thứ Bảy, 18 tháng 12, ông Giang Trạch Dân đã ký sắc lệnh đưa quân vào Macau, và toán quân đầu tiên gồm 500 người đã có mặt trên hòn đảo này ngay sau khi buổi lễ trao trả chủ quyền hoàn tất.Giới lãnh đạo Bắc Kinh cũng hy vọng sau khi lấy lại Macau, tất cả các sinh hoạt thương mại và đầu tư tại đặc khu hành chánh này vẫn hoạt động như bình thường, và sẽ giúp đẩy mạnh phát triển kinh tế cho Trung Quốc, giống như Hồng Kông sau khi được Anh quốc trao trả lại cho Hoa Lục hồi tháng Bảy năm 1997. Về mặt đối ngoại, Bắc Kinh tin tưởng chính sách một quốc gia hai thể chế điều hành mà Hoa Lục sẽ áp dụng tại Macau trong những ngày sắp tới, sẽ cho cộng đồng thế giới thấy rõ thái độ thân thiện và mềm dẻo của họ, như những gì họ đã làm tại Hồng Kông.