Lời giới thiệu: Cuối tháng Tư, bà Nguyễn thị Hiệp bị nhà cầm quyền hành hình vì tội buôn lậu bạch phiến, dù rằng chính phủ Canada cung cấp cho Hà Nội tài liệu điều tra vụ án, nêu khả năng rằng bà vô tội và bị kẻ gian lợi dụng. Sự việc được giáo sư Wayson Choy của viện đại học Humber tìm hiểu và bài tường thuật của ông đã được đang trên tờ The Globe and Mail danh tiếng quốc tế. Lê Dân lược thuật...Bài viết của giáo sư Wayson Choy rất cảm động, có nhan đề là "Những đóa hồng đỏ, trên nấm mồ xa xôi", mô tả việc bà Nguyễn thị Hiệp đã bị nhà cầm quyền hy sinh, để mong làm đẹp lòng các chính phủ phương Tây. Bài viết mở đầu rằng...Sự việc xảy ra vào rạng sáng thứ Bảy, ngày 22 tháng Tư.Chỉ năm ngày trước khi được đúng 44 tuổi, chị Nguyễn thị Hiệp, một Việt kiều có quốc tịch Canada và có hai con trai đang đi học, đã bị đội hành quyết của nhà cầm quyền Việt Nam xử bắn một cách bí mật. Thi hài được chôn trong một hòm gỗ đơn sơ, và một giờ đồng hồ sau, mưa bắt đầu rơi....Lúc đó là 6 giờ sáng, nhưng ngày và giờ trở thành vô nghĩa. Chỉ có mưa. Mưa rả rích rơi mãi, suốt ngày, rồi suốt đêm Chúa nhật.Mặt trời chỉ xuất hiện vào sáng thứ Hai. Giống như tờ giấy chứng tử của chị Hiệp, hai ngày sau khi bị xử bắn, mới được một viên chức Việt Nam trịnh trọng xác nhận.Tại sao lại chậm trễ như thế ? Có lẽ cũng giống như nhà cầm quyền ở nhiều nơi khác, không viên chức nào làm việc vào một cuối tuần mưa rơi rả rích như vậy. Hơn nữa, một giấy chứng tử lại cần phải qua nhiều thủ tục như phải được nhân chứng xác nhận, ký tên và đăng ký. Và có lẽ, sau gần 4 năm giam hãm người phụ nữ nhỏ bé trong xà lim ẩm thấp, các cai tù cho rằng chậm trễ thêm hai ngày cũng không thấm vào đâu.Cái chết của chị Hiệp kết thúc phần vụ mang 5 bức tranh sơn mài theo sự nhờ vả của một gia đình quen biết, qua cửa khẩu phi trường Nội Bài, Hà Nội, khi cùng cụ bà thân mẫu 71 tuổi trở về Canada.Dấu trong khuôn các bức tranh là 5 kilô 400 gram bạch phiến, trị giá khoảng 5 triệu đôla trên thị trường tiêu thụ. Chị Hiệp bị bắt cùng thân mẫu, tức bà ngoại của hai cậu con của chị. Báo chí nhà nước báo công rằng đây là vụ án ma túy kỷ lục của nhân viên Hải quan.Chắc chắn các giới chức Việt Nam nghĩ là các chính phủ phương Tây, như Hoa Kỳ và Canada, sẽ hết sức hài lòng. Vì họ từng áp lực buộc Hà Nội triệt để bài trừ nạn buôn lậu ma túy đang phát triển rầm rộ.Người nhờ chị Hiệp mang hộ mấy bức tranh sơn mài, vào khoảng thời gian đó, cũng nhờ một phụ nữ khác mang dùm mấy bức về Canada. Bà này cũng bị bắt cùng số bạch phiến trị giá gần 3 triệu rưỡi đôla. Khác chăng là bà này bị bắt ở phi cảng Pearson ở Canada, chứ không phải phi trường Nội Bài ở Hà Nội.Sau khi cơ quan cảnh sát tỉnh Toronto tìm hiểu và điều tra cặn kẽ sự việc, giăng bẫy để bắt kẻ chính phạm, thì người phụ nữ đó được trả tự do nhờ sự ngay tình của bà.Chị Hiệp và thân mẫu cũng có thể bị kẻ gian lợi dụng. Trong thực tế, đích thân ngoại trưởng Canada Lloyd Axworthy và một số giới chức cao cấp, cùng bộ phận bài trừ ma túy của sở cảnh sát Toronto, ngay sau cuộc điều tra, đã gởi khẩn cấp sang Hà Nội bản phúc trình dày 50 trang để minh định rằng chị Hiệp và thân mẫu vô tội. Hoa Kỳ cũng lên tiếng yêu cầu phía Việt Nam tái xét vụ án. Tổng thống Clinton cùng nhiều nhân vật và tổ chức quốc tế, điển hình như Amnesty International, đã gởi nhiều điện khẩn qua Hà Nội về vấn đề này.Tất cả số điện thư, phúc trình, văn thơ đó đều vô nghĩa đối với những kẻ đang nắm quyền bính ở Việt Nam. Bởi vì chỉ một thời gian ngắn trước khi mưa rơi sáng sớm thứ Bảy u ám đó, một kẻ nào đó, hoặc một ủy ban, lạnh lùng đặt bút ký lệnh thi hành bản án tử hình, chấm dứt cuộc đời của chị Hiệp.Điểm khó hiểu là trong khi nhà cầm quyền Việt Nam nói rằng chỉ có một thiểu số rất nhỏ viên chức tham nhũng, thối nát, thì tại sao không có một ai lên tiếng bênh vực và đòi hỏi công lý và công bằng ?Dĩ nhiên một giới chức có công tâm phải đặt câu hỏi liệu một người mẹ và một bà ngoại có hy sinh tất cả mọi thứ để nhận 100 đôla tiền công chuyển lậu bạch phiến hay không ? Có ai đặt giả thuyết rằng người thợ may ở Toronto và thân mẫu già 71 tuổi của chị là vô tội chăng ? Có một giới chức Công an nào đã đọc hết bản phúc trình dày 50 trang của sở Cảnh sát Toronto về cuộc điều tra vụ án xuyên quốc gia đó chăng ? Còn số điện thư, công hàm, điện tín của quốc tế xin tái xét vụ án bây giờ ở đâu trong hệ thống quan liêu và thư lại cồng kềnh của Hà Nội ? Và cuối cùng là lý do nào đưa đến quyết định đem chị Hiệp ra sân bắn ?Giờ đây, chị Hiệp không còn nữa, và bà mẹ Trần thị Cẩm nay đã 74 tuổi và đau yếu, đang thọ án tù chung thân tại trại tù Thanh Xuân, không hay biết gì về số phận của con gái mình.Hồi tưởng lại lần gặp gỡ cuối cùng trước ngày sinh nhật thứ 44 của chị Hiệp, anh Trần Hiếu kể rằng phải có hai người dìu vợ anh vào phòng thăm, chị chỉ đủ sức thì thào qua ống nói điện thoại rằng hãy mang vài đóa hồng đỏ làm quà sinh nhật cho chị.Anh Hiếu biết rằng chị đã không chịu ký giấy nhận tội lần cuối cùng, dùụ các điều tra viên dọa sẽ bỏ đói, chị vẫn lắc đầu từ chối và một mực kêu oan. Một số tù nhân kể lại rằng lúc chị Hiệp bị bắt đem ra sân bắn vào rạng sáng thứ Bảy, những lời cuối cùng của chị là gọi chồng. Hai tiếng "Hiếu ơi, Hiếu ơi..." cứ vang vọng mãi trong hành lang trại giam và trong tâm tư các bạn tù khác.Chị bị trói vào một cột gỗ, mắt miệng bịt kín. Chị Hiệp không còn gọi chồng được nữa. Những tràng súng vang lên chát chúa trong bóng đêm, và ít phút sau, anh Hiếu được báo tin vợ anh đã bị xử bắn.Khoảng một giờ sau, anh Hiếu đau xót nhìn trời đất trút cơn thịnh nộ. Anh kể lại với hai con trai rằng lúc đó, cánh đồng giết người ngập chìm trong làn nước trắng. Từ hôm ấy, mỗi ngày anh Hiếu đều đem hoa hồng đỏ đặt lên ngôi mộ người vợ kém may mắn của mình.Chắc không ai ngạc nhiên khi anh Hiếu nhấn mạnh đến cơn mưa tầm tã, cũng như ánh nắng chiếu rực rỡ trên các cánh hồng nhung vào ngày sinh nhật thứ 44 của vợ anh, vàụ anh tưởng còn nghe tiếng gọi tuyệt vọng "Hiếu ơi, Hiếu ơi...."Chắc không lâu nữa, một vài nhân vật nào đó ở Việt Nam, giống các lãnh tụ cổ lỗ, xoa tay xem những vụ man rợ thời văn minh này chỉ là vụn vặt tầm thường. Có bao giờ họ biết rằng bàn tay của họ không rửa bằng nước, mà bằng máu người tanh hôi chăng ?