Câu chuyện làng pháo


2005.02.14
Share on WhatsApp
Share on WhatsApp

Phương Anh, đặc phái viên đài RFA

Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ, cây nêu, tràng pháo bánh chưng xanh. Mỗi khi Tết đến, chỉ hai câu đối đơn giản ấy đã đủ hình dung cho cái Tết của người Việt chúng ta. Thế nhưng, đã từ lâu, tiếng pháo nổ dòn dã trong ngày đầu năm không còn nữa.

Hôm 12-2-1999, hai người phụ nữ đang lựa mua pháo giả để trang trí nhà trong ngày Tết. Photo AFP/Hoang Dinh Nam. >>See larger image

Hình ảnh các em bé bịt tai, mặt tươi cười hớn hở đứng xem các tràng pháo thi nhau nổ vang trời đã không bao giờ thấy được trong nhiều cái Tết vừa qua. Bởi lẽ, vào ngày 8 tháng 8 năm 1994 thì nhà nước Việt Nam đã ra quyết định cấm sản xuất và đốt pháo trong dịp Tết.

Thế là những người làm pháo nổi tiếng ở Việt Nam là làng Bình Đà ở ngoài Bắc và Xóm Mới ở trong Nam đành rửa tay gác kiếm.

Trong câu chuyên hàng tuần hôm nay, Phương Anh mời quí vị cùng tìm hiểu xem 10 năm đã trôi qua. Những người này bây giờ sinh sống ra sao và họ có mong ước gì cho tưong lai. (Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên.)

Làng làm pháo

Thưa quí thính giả, tìm hiểu về những người dân làng Bình Đà, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây, một thời nổi tiếng về pháo, có tin trong nước cho hay, hầu hết sống về buôn bán thịt bò, cung cấp 40 % cho các quán phở ở Hà Nội.

Nhưng, đó lại là thịt ngựa, chứ không phải thịt bò. Trong khi đó, anh Nguyễn văn Hùng, một người quê ở Bình Đà cho biết: (Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên.) Trong khi đó, làng Xóm Mới, quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh thì những người làm pháo trước đây giờ sinh sống ra sao? Thưa quí thính giả, 10 năm trước đây, cứ mỗi khi Tết gần đến, người dân Xóm Mới lại sống trong nỗi phập phồng lo sợ vì không năm nào lại không có tai nạn về pháo và dẫn đến tử vong.

Thế nhưng, vì nghề làm pháo dễ dàng mà lại có thu nhập cao, chỉ làm mấy tháng mà lại ăn cả năm nên mặc dù có nhiều nguy hiểm như thế, nghề này vẫn có sức hấp dẫn. Mặt khác, lại vì là nghề cha truyền con nối, từ bao lâu đời, do đó khó có thể xoay sang nghề khác.

Xoay sở kiếm sống

Sau khi có lệnh cấm của nhà nước, 10 năm qua, những tay làm pháo chuyên nghiệp ở Xóm Mới đã tìm đủ cách mưu sinh, người thì quay sang làm vỏ xe đạp, xe Honda, kẻ thì buôn gánh bưng, và một nghề khá đặc biệt là nghề bán thịt chó, một loại thực phẩm mà từ lâu, đã trở thành món ăn khóai khẩu không những cho cánh đàn ông mà còn trở thành thực đơn phổ biến trong các bữa tiệc tùng.

Chúng ta hãy nghe ông Trần Văn Mai, có 20 năm trong nghề làm pháo, và cũng là nghề cha truyền con nối của gia đình, hiện đang sống bằng nghề bán thịt chó ở Xóm Mới, Gò Vấp tâm sự:

(Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên.)

"Pháo giả"

Thưa quí thính giả, một trong những cách để có tiếng pháo trong những ngày đầu năm là mua ngay một băng cassette, có tiếng pháo nổ dòn dã. Thế là có một cái Tết trọn vẹn. Sau khi mua được băng cassette có tiếng pháo, khi nào muốn nghe pháo nổ chỉ cần một cái ampli, bật lên, thế là nghe pháo nổ tưng bừng, tiếng pháo nổ cũng không thua gì pháo thật, chỉ khác là không có mùi pháo.

Thật là tiện lợi. Anh Nguyễn Đức Trung , một người trước đây chuyên bán các băng pháo giả này trong dịp Tết cho biết ý kiến: (Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên.)

Thưa quí vị, theo tục lệ của người Việt Nam, Tết là phải có pháo nổ. Trong các ngày Tết, nhà nào cũng phải có cho bằng được phong pháo ít nhất là dài nửa thước, để đốt trong đêm 30 hay sáng mồng một. Không những vậy, nhiều gia chủ còn tin rằng: đầu năm, hễ phong pháo nào nổ lớn tiếng, dòn tai, thì năm đó, họ sẽ ăn nên làm ra.

Còn nếu như phong pháo bị lép, thì gia chủ sẽ bị xui xẻo cả năm. Chẳng biết có đúng thế không nhưng từ khi chính phủ ra lệnh cấm đốt pháo thì hình như chẳng có ai nhắc tới. Ngày Tết, thiếu tiếng pháo quả là thiêu thiếu một cái gì đó. Không biết đến bao giờ chúng ta mới được hưởng lại cái thú đốt pháo của ngày Tết.

Câu Chuyện Mỗi Tuần xin ngừng nơi đây. Phương Anh xin tạm bịêt và hẹn gặp lại qúi vị cùng các bạn vào kỳ tới trên làn sóng của Đài Á Châu Tự Do.

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.