Năm 2020: 70% lao động sẽ có tay nghề và trình độ đại học

Trong phiên họp thường kỳ tháng 9, hội đồng chánh phủ đã thảo luận về dự thảo chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011-2020, với mục tiêu đề ra là tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề và đại học khoảng 70%.
Đỗ Hiếu, phóng viên RFA
2011.10.03
Trường Đại Học Sài Gòn ở TPHCM. Trường Đại Học Sài Gòn ở TPHCM.
RFA

Chiến lược của ngành giáo dục Việt Nam, trong thập niên tới là tập trung nâng cao chất lượng tòan diện, nhất là nguồn nhân lực có tay nghề và trình độ khoa học, kỹ thuật cao. Đỗ Hiếu trình bày về thông tin này, gởi đến quý vị.

"70%" Đạt được hay không đạt được

Theo đánh giá của chánh phủ thì sau 10 năm thực hiện chiến lược phát triển giáo dục từ năm 2001 đến 2010, nền giáo dục Việt Nam đã đạt được những kết quả đáng kể, chất lượng giáo dục ở các cấp tiểu, trung và đại học được nâng cao, trình độ đào tạo có tiến bộ, công bằng xã hội trong giáo dục được cải thiện, tuy nhiên tình trạng yếu kém, bất cập vẫn tồn tại, chưa kịp thời đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước, về các mặt kinh tế, xã hội.
Một số giải pháp đổi mới giáo dục được triển khai trong những năm tới gồm các bước như: đổi mới công tác quản lý giáo dục, đổi mới nội dung chương trình, sách giáo khoa, phát triển đội ngũ nhà giáo, tăng cường các nguồn đầu tư cho giáo dục, tăng cường hỗ trợ giáo dục đến vùng sâu, vùng xa, nơi tập trung đông dân tộc thiểu số, mở rộng và nâng cao hiệu quả quốc tế về giáo dục.
Chiến lược giáo dục cho năm 2020 mới chỉ là dự thảo chứ chưa thông qua được, chỉ tiêu đặt ra chưa có cơ sở, mấy ông thống kê không khách quan, con số đưa ra không thuyết phục, 60% hay 70% , không có cơ sở khoa học, nên tôi không tin vào con số đó.
giáo sư Hoàng Xuân Quảng
Công nhân kỹ thuật về ngành điện. AFP
Công nhân kỹ thuật về ngành điện. AFP
AFP
Một vài số liệu được chánh phủ Việt Nam đặt ra cho mục tiêu chiến lược phát triển giáo dục là đến năm 2020 sẽ đạt tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề nghiệp và đại học khoảng 70%.
Dưới cái nhìn của một chuyên gia giáo dục thì mục tiêu mà chánh phủ đề ra như vừa nói sẽ khó có thể thực hiện được, giáo sư Hoàng Xuân Quảng, Hiệu phó đại học An Giang, giải thích lý do vì sao?
“Chiến lược giáo dục cho năm 2020 mới chỉ là dự thảo chứ chưa thông qua được, chỉ tiêu đặt ra chưa có cơ sở, mấy ông thống kê không khách quan, con số đưa ra không thuyết phục, 60% hay 70% , không có cơ sở khoa học, nên tôi không tin vào con số đó. Các trường đại học ở Việt Nam mở ra ngày càng nhiều, nên tỷ lệ vào học càng cao, nhưng đang ở trạng thái khủng hoảng, về giáo dục nói chung. Trong nghị quyết của đảng vừa rồi, có đề ra mục tiêu là đổi mới tòan diện và triệt để nền giáo dục Việt Nam, thực tế hiện nay là giáo dục đang còn lúng túng. Giáo dục phổ thông, sau 2015 sẽ có cuộc cải cách, giáo dục đại học cũng tương tự như vậy, những con số đưa ra còn gây băng khoăn, chưa xác định rõ lắm.”
Giáo sư Nguyễn Thu Hương, Viện trưởng Viện Khoa học, Lao động, Xã hội, Bộ Lao động, Thương binh, Xã hội Việt Nam, tin rằng chiến lược nâng cao tỷ lệ lao động có tay nghề và trình độ đại học đến năm 2020,  sẽ thành tựu:
Chắc là cũng đạt được, vì đặc tính và khái niệm dạy nghề của mình rộng hơn mà
giáo sư Nguyễn Thu Hương
“Chắc là cũng đạt được, vì đặc tính và khái niệm dạy nghề của mình rộng hơn mà.”
Một công nhân ở vùng đồng bằng sông Cửu Long tin vào sự phát triển của xứ sở và biết là giáo dục ngày càng được cải tiến:
“Nói ngay đất nước mình bây giờ đỡ hơn ngày xưa, thấy tân tiến lắm, cũng nhờ số tiền của mấy cô chú ở hải ngoại chuyển về giúp Việt Nam thay đổi, đường xá làm mới. Công nhân có khả năng, nhờ người nước ngoài qua Việt Nam dạy, đào tạo, mở trường, rồi người Việt Nam được ra nước ngoài du học nữa.”

Hiện tượng tiêu cực

Tuy nhiên, cũng có người hồ nghi chưa đặt niềm tin vào sự cải tiến của ngành giáo dục nước nhà, một công nhân ở miền Đông Nam Bộ bày tỏ một vài hiện tượng tiêu cực trong xã hội đương thời trong chuyện
Trường đại học Công Nghiệp TP.HCM ở Tỉnh Quảng Ngãi. RFA
Trường đại học Công Nghiệp TP.HCM ở Tỉnh Quảng Ngãi. RFA
RFA
học hành:
“Rất là khó khăn, trường học thì có khi không đủ chỗ cho học sinh ngồi học, bây giờ lại có phân cấp, học sinh ở trong vườn thì học ở vườn chứ ra ngoài chợ thì khó lắm, không cho phép, vì hộ khẩu ở đâu phải học ở đó. Đại học thì tất cả phải thi, do phân cấp nên hai, ba xã là có một trường trung học mà phải học ở đó, ra tỉnh thành không được. Còn đi học nghề, thì sau khi ra nghề rồi, muốn có chỗ làm, phải có người thân, nếu không rất khó xin việc, tiền bạc nhiều nhiều mới được, vài chục triệu, chứ vài ba triệu thì không có được việc làm đâu.”
do phân cấp nên hai, ba xã là có một trường trung học mà phải học ở đó, ra tỉnh thành không được. Còn đi học nghề, thì sau khi ra nghề rồi, muốn có chỗ làm, phải có người thân, nếu không rất khó xin việc, tiền bạc nhiều nhiều mới được, vài chục triệu, chứ vài ba triệu thì không có được việc làm đâu
một công nhân
Cũng liên quan đến lao động sản xuất, Cục Việc làm,  thuộc Bộ Lao Động Thương binh, Xã hội cho hay tư đầu năm đến nay, cả nước tạo thêm gần một triệu việc làm, trong đó có trên 61 ngàn người đi xuất khẩu lao động.
Theo cơ quan hữu trách thì trong hoàn cảnh lạm phát tăng cao, kinh doanh khó khăn, chính trị thế giới phức tạp, kết quả đạt được như vậy là dấu hiệu khả quan.
Được biết, Việt Nam có trên 300 ngàn doanh nghiệp với hơn hai triệu cơ sở sản xuất lớn nhỏ, tuyển dụng trên dưới 20 triệu lao động trên tòan quốc.
Dư luận thường thắc mắc rằng, nhà nước Việt Nam luôn chủ trương xóa đói, giảm nghèo, tạo công ăn việc làm cho người dân, nhưng vì sao qua thông tin trên các báo thì hiện có hàng chục ngàn công nhân Trung Quốc ngang nhiên đến Việt Nam lao động khắp nơi, thuộc mọi ngành nghề, mà một số lớn không giấy phép hành nghề hợp lệ và làm những công việc đơn giản như trộn hồ, khiêng gạch ngói, khuân vác, vận chuyển? Hiện tượng ấy đến khi nào mới được khắc phục?

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.

Nhận xét

Anonymous
03/10/2011 10:21

Ngày mà dân VN đi làm cu-li cũng cần bằng cấp đại học là ngày cộng sản VN đã cáo chung.Đã chết.

Anonymous
04/10/2011 02:02

Sau khi đọc và nghe bài nầy thì tôi đồng quan điểm với sự nhận xét của Gs. Hoàng Xuân Quảng. Bởi vì muốn đào tạo một công nhân tầm trung với kỹ năng cao thì nó đòi hỏi người đó phải có qúa trình thực tập hay đi làm tối thiểu là 5 năm.
Và khi nói đến nhân viên với trình độ khoa học và kỹ thuật cao thì quá trình trên sẽ là từ 6 đến 8 năm. Đó là chưa tính đến thời gian thụ huấn lý thuyết theo trình độ các cấp khác nhau.
Nếu như hội đồng chính phủ vẫn giữ chỉ tiêu 60% hay 70% thì hay nhất là nên tìm Thuốc Tiên để cho các học sinh và sinh viên uống, có như thế thì mới đạc chỉ tiêu trên.

Anonymous
04/10/2011 17:13

Mấy ông này hay nhập nhèm. Trong 70% này, bao nhiêu % được đào tạo nghề, bao nhiêu % đại học?

Anonymous
03/10/2011 18:36

Bài pha't biểu của VN về GD đã làm nhiều nguời cô' tình hay vô y' hiểu lầm y' nghĩa rồi !!! vơ'i 70% lao động co' tay nghề chuyên môn VÀ trình độ Đại học , nghĩa là ca'c thợ chuyên môn ( đâu co' nghĩa là họ tô't nghiệp đại học, như thợ mộc, thợ hàn xì, thợ nề ..v..v.. )
VNV

Anonymous
04/10/2011 02:38

Bộ Giáo dục Việt Nam in thêm nhiều phôi bằng dự trữ cấp phát đến năm 3011 thì 700% dân số đạt được trình độ đại học là đương nhiên.