Thông tin báo chí đồng loạt nói về chủ quyền đất nước
Vào ngày 17 tháng 3 vừa rồi, nhà cầm quyền Việt Nam lần đầu tiên cho tổ chức một cuộc hội thảo tại Hà Nội bàn về việc tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, với sự tham dự của hơn 70 nhà nghiên cứu trong và ngoài nước. Và chiều Thứ Hai vừa qua (3/3/09) cũng tại Hà Nội, Ban Tuyên Giáo Trung Ương lần đầu tiên chính thức phát động cuộc thi chủ đề “Tìm hiểu biển, đảo VN”, với sự tham dự của người Việt trong và ngoài nước, kể cả người nước ngoài.
Vào ngày 17 tháng 3 vừa rồi, nhà cầm quyền Việt Nam lần đầu tiên cho tổ chức một cuộc hội thảo tại Hà Nội bàn về việc tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, với sự tham dự của hơn 70 nhà nghiên cứu trong và ngoài nước.<br/>
Những hoạt động công khai đó diễn ra sau khi giới cầm quyền đàn áp nghiêm ngặt những người có tâm huyết với đất nước đã dám tham gia biểu tình hay bày tỏ ý kiến trên mạng chống hành động Trung Quốc lấn lướt chủ quyền lãnh hải ở Hoàng Sa, và Trường Sa của VN, và cả vấn đề ranh giới Việt-Trung.
Câu hỏi được nêu lên là trong khi những người có lòng với đất nước, như các sinh viên, giới văn nghệ sĩ biểu tình chống Bắc Kinh đã bị công an đàn áp, đánh đập tàn nhẫn, hay blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải phải ngồi tù vì bày tỏ tinh thần ái quốc trên mạng, thì sự đàn áp đó có mâu thuẫn với chuyện giới cầm quyền cho công khai hóa vấn đề như vừa nói vốn lâu nay bị xem như là “nhạy cảm”, “tế nhị”, “bí mật nhà nước” hay không ?
Và chiều Thứ Hai vừa qua (3/3/09) cũng tại Hà Nội, Ban Tuyên Giáo Trung Ương lần đầu tiên chính thức phát động cuộc thi chủ đề "Tìm hiểu biển, đảo VN", với sự tham dự của người Việt trong và ngoài nước, kể cả người nước ngoài.<br/>
Chính quyền thay đổi chính sách?
Từ Saìgon, nhà báo tự do Văn Lang, qua cuộc trao đổi với chúng tôi, nhận xét:
Nhà báo Văn Lang : Tôi nghĩ chắc có thể là do tình hình thay đổi thì nhà nước Việt Nam họ cũng có những chính sách thay đổi cho phù hợp, chứ Việt Nam này thì họ cứ tuỳ theo mỗi tình huống là họ đưa ra một đối sách chứ họ không có một chính sách từ đầu tới cuối đâu. Tôi nghĩ là như vậy.
Thanh Quang : Nhưng mà rồi liệu cuộc hội thảo về tranh cấp chủ quyền Biển Đông và cuộc thi tìm hiểu biển đảo Việt Nam như vậy có thực chất không?
Nhà báo Văn Lang : Tôi nghĩ là nó cũng có hai vấn đề. Thứ nhứt là nó sẽ làm thoả mãn những người quan tâm đến vấn đề này mà lâu nay họ không được nói. Đó là điều thứ nhứt. Thứ hai nữa là tôi nghĩ rằng với bối cảnh hiện nay thì nếu Việt Nam mà không làm gì thì cũng kẹt quá, mà sự thực thì cũng chỉ là nói trên tinh thần văn hoá nói chung thôi, chứ còn về mặt quân sự thì mình chắc cũng không làm gì được Trung Quốc rồi.
Tôi nghĩ rằng với bối cảnh hiện nay thì nếu Việt Nam mà không làm gì thì cũng kẹt quá, mà sự thực thì cũng chỉ là nói trên tinh thần văn hoá nói chung thôi, chứ còn về mặt quân sự thì mình chắc cũng không làm gì được Trung Quốc rồi.
<strong>Nhà báo Văn Lang</strong>
Thanh Quang : Một trong những mục tiêu của cuộc thi tìm hiểu biển đảo Việt Nam mà theo lời trưởng ban tổ chức là ông Đào Duy Quát - Tổng biên tập của báo điện từ Cộng Sản - thì là thực chất mục tiêu là đến năm 2020 đưa Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển và bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia trên biển đảo của tổ quốc.
Vậy theo anh, liệu tuyên bố dó có mâu thuẫn với việc Việt Nam bị nhiều chỉ trích vì ký những hiệp ước biên giới trên bộ trên biển trong tình trạng thua thiệt Trung Quốc, rồi Việt Nam kiên quyết cho Trung Quốc vào khai thác bô-xít ở Tây Nguyên mà giới lãnh đạo nói là "chủ trương lớn của đảng và nhà nước" ?
Nhà báo Văn Lang : Tôi nghĩ là mới nghe thì tưởng là mâu thuẫn nhưng mà sự thực thì tôi thấy là không mâu thuẫn, tại vì những gì mà mình phải ký là vì do cái thế và lực của Việt Nam yếu, thành ra buộc lòng phải có những thoả hiệp coi như để tạm thời bằng lòng với các điều đó.
Nhưng mặt khác thì thật ra dã tâm của Trung Quốc sẽ không dừng lại ở đó cho nên Việt Nam khi ký cái đó là để có thời gian hoà hoãn, thì như vậy là họ phải củng cố lực lượng bên trong; nếu không thì Trung Quốc sẽ đòi nữa. Giống như một miếng bánh mà họ ăn từ từ thôi. Thì vấn đề đó tưởng là mâu thuẫn nhưng nó lại không mâu thuẫn.
Nhưng mặt khác thì thật ra dã tâm của Trung Quốc sẽ không dừng lại ở đó cho nên Việt Nam khi ký cái đó là để có thời gian hoà hoãn, thì như vậy là họ phải củng cố lực lượng bên trong; nếu không thì Trung Quốc sẽ đòi nữa.
<strong>Nhà báo Văn Lang</strong>
Đưa TQ vào Tây Nguyên gây hậu quả khó lường được
Thanh Quang : Vừa rồi là nhà báo tự do Văn Lang từ Saigòn. Tại Miền Bắc, một nhà giáo có lòng với đất nước là ông Nguyễn Thượng Long có nhận xét như sau:
Nhà giáo Nguyễn Thượng Long : Tôi thấy nó rất vô lý ở chỗ này: Khi người ta có những động thái như vậy thì tôi nghĩ là người ta nhằm làm hạ nhiệt trước phản ứng phẫn nộ của nhân dân đó thôi, chứ còn tất cả các cuộc thi đó, tất cả những lời nói đó, tất cả các dự định đó thì không thể biện mình được việc nay mai họ sẽ đưa hàng vạn người Trung Quốc vào giữa nóc nhà của chúng ta, của cả Đông Dương.
Thế thì việc chúng ta bị thất thủ, chúng ta sẽ bị mất Tây Nguyên như thế, thì tất cả các nỗ lực vừa kể tôi thấy là vô nghĩa. Tôi thấy vấn đề Hoàng Sa - Trường Sa, vấn đề Biển Đông, vấn đề gì đi chăng nữa cũng sẽ vô nghĩa khi ở giữa mái nhà chúng ta lại có những người ngoại tộc khát máu tanh lòng với dân tộc chúng ta mà họ đầy tham vọng như vậy, thì những hiện tượng này quá mâu thuẫn và nó không nói lên một điều gì tử tế cả.
Người ta nhằm làm hạ nhiệt trước phản ứng phẫn nộ của nhân dân đó thôi, chứ còn tất cả các cuộc thi đó, tất cả những lời nói đó, tất cả các dự định đó thì không thể biện mình được việc nay mai họ sẽ đưa hàng vạn người Trung Quốc vào giữa nóc nhà của chúng ta, của cả Đông Dương.
<strong>Nhà giáo Nguyễn Thượng Long</strong>
Cho nên những việc làm vừa rồi, những động thái, những chuyển động vừa rồi tôi nghĩ rằng đó là những nỗ lực để người ta hạ nhiệt độ phản ứng của người dân thôi. Vì chắc chắn khi lòng yêu nước của dân tộc chúng ta được kích thích, được kích hoạt, thì thực sự là rất ghê gớm.
Và họ cũng thấy rằng phản ứng của người dân nếu không hạ nhiệt nhanh thì cũng sẽ rất là ghê gớm, chứ không đơn giản đâu.
Thanh Quang : Vừa rồi là nhà giáo Nguyễn Thượng Long. Thưa qúy vị, trong khi vấn đề biên giới trên bộ, trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc tiếp tục gây nhiều phản ứng ngày càng mạnh mẽ trong dư luận trong và ngoài nước, thì việc Việt Nam kiên quyết thực hiện "chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước"cho TQ vào khai thác bô-xít ở Tây Nguyên với hậu quả khó lường hẳn là cả vấn đề nghiêm trọng của dân tộc.