Hàng Trung Quốc tràn ngập thị trường Việt Nam

Hàng hóa Trung Quốc tràn ngập thị trường Việt Nam từ nhiều năm nay không những gây thiệt hại to lớn đến ngành sản xuất nội địa mà còn đe dọa trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng.

0:00 / 0:00

Nhiều mặt hàng này lại là hàng nhái, hàng giả, được thương buôn hai nước buôn bán với giá rẻ mạt, gây nguy cơ phá sản cho nhiều doanh nghiệp.

Hàng TQ tiền nào thì của ấy

Lý do là đa số người tiêu dùng ở Việt Nam vẫn chuộng hàng giá rẻ hơn là chú trọng đến phẩm chất thật sự của món hàng.

Mặc Lâm có cuộc phỏng vấn đặc biệt với ông Lê Văn Triết, nguyên Bộ Trưởng Bộ Thương Mại Việt Nam từ năm 1991 tới năm 1997. Mời quý vị theo dõi cuộc phỏng vấn.

Như thế là dù cho nó có rẻ đi nữa thì cuối cùng người tiêu dùng cũng bị thiệt, bởi vì không dùng được. Mà hàng nào cũng vậy chớ không phải chỉ có khoan điện, chưa nói tới những thức ăn độc hại cho cơ thể, cho sức khoẻ của trẻ em, người già hoặc là công dân nói chung. <br/>

M ặc Lâm : Thưa ông Bộ Trưởng, trước nhất xin được cám ơn ông đã cho phép chúng tôi thực hiện cuộc phỏng vấn ngày hôm nay.

Thưa ông, trước tiên chúng tôi xin mạn phép được hỏi ông về vấn đề hàng hóa Trung Quốc.

Như ông đã biết, nhiều loại hàng hoá Trung Quốc đã tràn ngập thị trường trong hàng chục năm nay đã được dư luận nói tới rất nhiều nhưng mà hầu như nhà nước chưa có biện pháp khả thi đối với hiện trạng này.

Dân chúng vẫn tiếp tục mua sắm hàng Trung Quốc vì cho là hàng Trung Quốc có giá rẻ hơn hàng nội địa của chúng ta. Theo ông, nhà nước nên đối phó với tình trạng này như thế nào?

Cựu BT Lê Văn Triết : Trước hết, theo tôi, trong câu hỏi của anh có cái vế đầu tiên là bây giờ trong lúc mình thiếu hàng, hàng hoá rẻ, giá cả chấp nhận được, thì điều đó tôi không đồng tình.

Bởi vì giá rẻ thì tiền nào của ấy, mua về vài hôm thì đã hư rồi.

Một cái khoan điện Trung Quốc làm rồi dán nhãn Bosch, tôi chưa nói đến nhại nhãn mác của người ta, nhưng mà nói bây giờ một cái khoan điện đem về mới về cắm vào (ổ điện), bấm một cái thì như thế là nó nóng rực lên, phải rút điện ra. Vậy là không dùng được.

Cho nên hàng của Trung Quốc tôi thấy không phải chỉ có ở Việt Nam mà nhiều nước trên thế giới, kể cả ở Mỹ, ai cũng ngao ngán về chuyện hàng giá rẻ mà không có giá trị. Cho nên tiền nào thì của nấy! Cái thứ nhứt là cái chuyện nó như thế. <br/>

Như thế là dù cho nó có rẻ đi nữa thì cuối cùng người tiêu dùng cũng bị thiệt, bởi vì không dùng được. Mà hàng nào cũng vậy chớ không phải chỉ có khoan điện, chưa nói tới những thức ăn độc hại cho cơ thể, cho sức khoẻ của trẻ em, người già hoặc là công dân nói chung.

Cho nên hàng của Trung Quốc tôi thấy không phải chỉ có ở Việt Nam mà nhiều nước trên thế giới, kể cả ở Mỹ, ai cũng ngao ngán về chuyện hàng giá rẻ mà không có giá trị. Cho nên tiền nào thì của nấy! Cái thứ nhứt là cái chuyện nó như thế.

Phải quan niệm như thế chớ không phải là mình chấp nhận hàng giá rẻ vì túi tiền mình thấp. Mà biết bao nhiêu bài học đã xảy ra rồi, đau đớn lắm, xót xa lắm đối với túi tiền của người nghèo.

Khi mình chấp nhận gia nhập WTO (Tổ Chức Mậu Dịch Thế Giới) thì mình chấp nhận mở cửa thị trường và đồng thời mình chấp nhận để cho người ta được buôn bán hàng hoá ở Việt Nam. <br/>

Tổ chức nhiều loại “hàng rào”

Còn cái thứ hai là cái ý anh nói bây giờ cần giải pháp gì, biện pháp gì. Tôi cho rằng đây phải là một biện pháp mang tình chất toàn bộ, mang tính chiến lược về hàng hoá của mình.

Khi mình chấp nhận gia nhập WTO (Tổ Chức Mậu Dịch Thế Giới) thì mình chấp nhận mở cửa thị trường và đồng thời mình chấp nhận để cho người ta được buôn bán hàng hoá ở Việt Nam.

Nhưng mà cái cơ bản của vấn đề là phải đi từ cái chiến lược phát triển của đất nước, mà đây là phải từ ở tầm cao để có một cái định hướng hàng gì thì mình khuyến khích cho dân để cho dân có thể làm, sản xuất rẻ, và đồng thời có thể có cái giá để cạnh tranh trên thị trường.

Còn hàng gì, biện pháp gì để mình siết chặt thị trường, mà siết chặt bây giờ có những hàng rào mà người ta không phải dùng biện pháp cấm đoán.

Tôi thấy rất nhiều nước, và kể cả những nước ngay bây giờ ở Mỹ, ở Pháp, ở Anh, ở Ý, vân vân, cũng có những biện pháp để xử lý từng mặt hàng, chớ không thể nói một cái chung là bây giờ mình đi cấm hết hàng Trung Quốc sang đây được<br/>

Ngay cả các nước gia nhập WTO cũng thế, có những biện pháp không thuế quan thì cũng phải qua khâu hải quan, cũng nhiều cách mà tôi nghiệm thấy trong thời gian Việt Nam tham gia đàm phán với WTO.

Tôi thấy rất nhiều nước, và kể cả những nước ngay bây giờ ở Mỹ, ở Pháp, ở Anh, ở Ý, vân vân, cũng có những biện pháp để xử lý từng mặt hàng, chớ không thể nói một cái chung là bây giờ mình đi cấm hết hàng Trung Quốc sang đây được, bởi vì làm như thế là trái với cái chung mà mình đã thoả thuận với người ta.

Thứ hai nữa là mình cấm cũng không được.

Làm thì phải làm đúng luật, chớ làm trái quy luật thì nó tác động trở lại, đồng thời không cấm được người ta đâu.

Vai trò của Hội Bảo Vệ Người Tiêu Dùng

Mặc Lâm : Trong các nước tiên tiến hầu như đều có hội bảo vệ người tiêu dùng và vai trò của hội này rất lớn và rất có hiệu quả. Việt Nam chúng ta cũng có Hội Bảo Vệ Người Tiêu Dùng nhưng mà hội này có thật sự đại diện cho người tiêu dùng như danh xưng của nó hay không, thưa ông?

Việc mà hội đưa ra những mặt hàng này mặt hàng khác, có những kiến nghị này những kiến nghị nọ với nhà nước để có chính sách từng loại hàng, thì đó thuộc về trách nhiệm và quyền hạn, đồng thời cũng chính là chức năng của Hội Bảo Vệ Người Tiêu Dùng.<br/>

Cựu BT Lê Văn Triết : Dạ đúng thế. Hội Bảo Vệ Người Tiêu Dùng, họ có quyền đưa ra và không phải là họ có quyền mà đó là chức năng của họ khi thành lập hội.

Việc mà hội đưa ra những mặt hàng này mặt hàng khác, có những kiến nghị này những kiến nghị nọ với nhà nước để có chính sách từng loại hàng, thì đó thuộc về trách nhiệm và quyền hạn, đồng thời cũng chính là chức năng của Hội Bảo Vệ Người Tiêu Dùng. Tôi đồng tình với lại quan niệm là hội bảo vệ người tiêu dùng có những đề xuất.

Mặc Lâm : Theo sự hiểu biết của chúng tôi thì vai trò của hội Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Việt Nam rất mờ nhạt. Hội không được sự trợ giúp pháp lý từ nhà nước và vì vậy tiếng kêu của người tiêu dùng thông qua hội đã không được lằng nghe một cách triệt để.

Cựu BT Lê Văn Triết : Hội Bảo Vệ Người Tiêu Dùng trước hết họ phải tự mình vươn lên để làm chức năng của họ chớ còn cũng không có ai để mà áp đặt được cái vai trò, cái sự lớn mạnh của họ được.

Do tự bản thân họ căn cứ vào mối quan hệ của họ với người tiêu dùng và căn cứ vào hoạt động của họ thì tự nhiên họ vươn lên, đáp ứng được yêu cầu của người tiêu dùng thì người tiêu dùng hoan nghênh họ hơn, và như thế thì thiệt thòi của họ ít.

Cái thứ hai là sự hỗ trợ của nhà nước, cái đó cũng cần và cũng có thể làm được, tôi cũng hoan nghênh. Hỗ trợ là hỗ trợ cho đường lối hoạt động, phương hướng hoạt động, cũng như hỗ trợ bằng cách ủng hộ những chức sắc mà họ khái quát từ ý nguyện của người tiêu dùng để đề xuất với nhà nước, thì nhà nước chấp nhận cái đó, coi như cũng là ủng hộ những hội người tiêu dùng.

Cái quan niệm cấm đoán thì tôi cũng không ủng hộ lắm, bởi vì có những mặt hàng mà mình đánh thuế cao lên cũng được, có nhiều mặt hàng mình cũng có quyền cấm, nhưng có một điều là đứng về cơ chế để mà bang giao thì tôi thấy phải có sự nghiên cứu lại một cách nghiêm túc.<br/>

Ngăn chặn từ cửa khẩu?

Mặc Lâm : Ông có đồng tình với biện pháp thắt chặt cửa khẩu để tịch thu hàng hóa nhập lậu, hay đánh thuế nhập khẩu tối đa nhằm giảm thiểu hiện tượng hàng Trung Quốc ồ ạt như hiện nay hay không?

Cựu BT Lê Văn Triết : Cái quan niệm cấm đoán thì tôi cũng không ủng hộ lắm, bởi vì có những mặt hàng mà mình đánh thuế cao lên cũng được, có nhiều mặt hàng mình cũng có quyền cấm, nhưng có một điều là đứng về cơ chế để mà bang giao thì tôi thấy phải có sự nghiên cứu lại một cách nghiêm túc.

Mặc Lâm : Nhưng thực tế cho thấy nhà nước vẫn chấp thuận các tỉnh nằm sát vùng biên giới được phép nhập hàng Trung Quốc dưới dạng hàng hóa tiểu ngạch để thu thuế. Ông có ý kiến gì về vấn đề này, thưa ông?

Cựu BT Lê Văn Triết : Không thể nói tỉnh nào cũng có quyền mở cửa khẩu để cho hàng đi tiểu ngạch để thu thuế. Việc thu thuế như thế để tiền thuế đó vào ngân sách của tỉnh, của địa phương thì cái việc đó khuyến khích người ta ồ ạt và bất chấp, cho nên theo tôi, cái tiểu ngạch là cái gì thì mình phải định nghĩa trở lại và làm cho nó đúng.

Còn đã buôn bán thì buôn bán giữa hai nước theo cái quy định chung là xuất nhập khẩu, chớ không thể đánh lận giữa cái buôn bán tiểu ngạch với đại ngạch để rồi cuối cùng tìm cách này cách nọ để thu thuế bỏ vào ngân sách địa phương.

Như thế là mình vô tình mình khuyến khích chuyện buôn lậu chớ không có gì khác hết.

Mặc Lâm : Một lần nữa xin cám ơn ông Bộ Trưởng Lê Văn Triết đã dành cho chúng tôi cuộc phỏng vấn đặc biệt ngày hôm nay.