Nhân dịp xứ này đã trải qua một chu kỳ 60 năm như một vòng hoa giáp, Diễn đàn Kinh tế có chương trình tổng kết về Trung Quốc với nhà tư vấn kinh tế Nguyễn Xuân Nghĩa. Việt Long thực hiện.
60 năm…
Vi ệt Long: Mùng m ột tháng 10 năm 1949, t ức là cách đây tròn 60 năm, Mao Tr ạch Đông đã long tr ọng tuyên b ố tr ước Qu ảng tr ường Thiên an môn s ự thành l ập c ủa C ộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa. Tu ần t ới đây, hi ển nhiên là Trung Qu ốc s ẽ có nhi ều ti ết m ục bi ểu d ương và nh ấn m ạnh đ ến uy th ế c ủa m ột x ứ đông dân nh ất đ ịa c ầu đang v ươn lên thành m ột c ường qu ốc kinh t ế toàn c ầu. Vì v ậy, ch ương trình kỳ này c ủa chúng ta s ẽ cùng tìm hi ểu v ề s ự l ớn m ạnh đó c ủa Trung Qu ốc, nh ư m ột cu ộc s ơ k ết v ề n ước C ộng hoà 60 năm tu ổi này. Ông nghĩ sao v ề bi ến c ố l ịch s ử đó và nh ất là v ề s ự xu ất hi ện c ủa c ường qu ốc kinh t ế này?
Nguy ễn Xuân Nghĩa: Từ tình trạng một quốc gia bị xâm lăng, chiến tranh, rồi tự tàn phá với nội chiến và cách mạng hoang tưởng, việc Trung Hoa Nhân Dân Cộng Hoà Quốc hay Trung Quốc vươn lên thành cường quốc có sức nặng kinh tế và chính trị đáng kể trên thế giới, biến cố đó tất nhiên là có ý nghĩa lịch sử. Đảng Cộng sản Trung Quốc có biểu dương thì cũng là chuyện chúng ta có thể hiểu được.
Nhưng có một quy luật kinh tế mà lãnh đạo xứ này có thấy mà không nói, là trong kinh tế, ta dễ đếm ra những cái được mà không nhìn thấy những cái mất. Trong 60 năm, Trung Quốc có 30 năm hoang phí đến chết người vì sự hoang tưởng cách mạng, từ 1949 đến 1979.
Sau đó là 30 năm lần mò với nhiều vấp ngã tai hại. Người ta không đếm hoặc cố quên đi những cái mất của 30 năm đầu cho nên nếu muốn làm một tổng kết dù sơ khởi thì trong trương mục lời lỗ này mình cũng nhắc đến những mất mát đó về thời gian, cơ hội và nhất là nhân mạng.
"Bước Nhảy Vọt Vĩ Đại" lồng trong cuộc cải cách ruộng đất khiến 36 triệu người chết đói ngay trong thời bình, từ 1959 đến 1961.
Nguyễn Xuân Nghĩa<br/>
Vi ệt Long: Nói v ề nh ững cái m ất đó, ông có th ể làm m ột b ảng ki ểm kê khái quát v ề chuy ện này không?
Nguy ễn Xuân Nghĩa: Không nói về những mất mát của dân tộc Trung Hoa thời nội chiến Quốc Cộng thì sau khi Mao Trạch Đông chiếm được Hoa lục, Trung Quốc lập tức nhảy vào cuộc chiến tại bán đảo Triều Tiên khiến cho từ 200 đến 400 ngàn thanh niên mất mạng.
Chuyện ấy có thể chẳng liên hệ gì đến đề mục kinh tế, nhưng thành quả kế tiếp của Mao về xây dựng xã hội chủ nghĩa hoặc giấc mơ "đại đồng" của ông là một thảm bại kinh tế có kích thước lịch sử.
Tôi muốn nói đến "Bước Nhảy Vọt Vĩ Đại" lồng trong cuộc cải cách ruộng đất khiến 36 triệu người chết đói ngay trong thời bình, từ 1959 đến 1961.
Vi ệt Long: Con s ố 36 tri ệu ch ết đói t ừ đâu ra, th ưa ông?
Nguy ễn Xuân Nghĩa: Nhân đây, xin nhắc tới cuốn sách của người trong cuộc viết ra mà vẫn bị cấm lưu hành tại Hoa lục. Tác giả là một đảng viên Cộng sản, tốt nghiệp Đại học Thanh Hoa và đã dành hơn chục năm tìm hiểu tại chỗ bi kịch này vì thân phụ cũng bị chết đói vào năm 1959. Đó là cuốn "Mộ Bia" vừa xuất bản năm ngoái tại Hong Kong.
Tựa đề cuốn sách là "Mộ Bi - Trung Quốc Lục Thập Niên Đại Đại Cơ Hoang Kỷ Thực", tác giả là Dương Kế Thằng. Chữ "cơ hoang" của ông phải làm ta giật mình vì hàm ý là chết đói khi ruộng vẫn cấy được mà lúa không chín! Ông ta thu thập dữ kiện tại từng nơi và đưa ra con số tổn thất nhân mạng cao hơn mọi ước lượng trước đây, là 36 triệu người chết đói trong có mấy năm.
Kế tiếp là "Cách mạng Văn hoá Vĩ đại", một cuộc "Đại Văn Cách" kinh hoàng kéo dài 10 năm chỉ vì cơ mưu của một nhân vật phi thường đến bất thường là Mao Trạch Đông, khiến đảng viên cao cấp nhất cũng chết oan, kể cả Phó Chủ tịch Lưu Thiếu Kỳ bị chết đói trong tù.
Nếu kể thêm biết bao nạn nhân bị diệt trong các trại "lao cải", hay cải tạo qua lao động, thì những tổn thất nhân mạng ấy là vết nhơ cho bộ mặt Quang diệu Trung Hoa ngày nay.
“Phép lạ” Trung Quốc
Vi ệt Long: Nh ưng sau đó, có ph ải Đ ặng Ti ểu Bình đã ti ến hành c ải cách t ừ cu ối năm cu ối 1978 và đ ưa Trung Qu ốc qua ng ả khác đ ể tr ở thành c ường qu ốc kinh t ế nh ư ngày nay không?
Nguyễn Xuân Nghĩa: Bắc Kinh thường lấy Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Kỳ 3 của Đại hội Khoá 11 vào tháng 12 năm 1978 là khởi điểm của việc mở cửa với chủ trương "Tứ hiện đại hoá" của Đặng Tiểu Bình.
Tôi thiển nghĩ là điểm khởi sựấy là năm 1979, sau khi Trung Quốc đòi cho Việt Nam một bài học mà bị rát tay vì vụ tấn công các tỉnh miền Bắc. Chính là những tổn thất ấy mới cho thấy sự lạc hậu quân sự khiến các phần tử thủ cựu cũng đành chịu cải cách để tạo phương tiện cho quân đội, với kết quả ngày nay là làm cho lãnh đạo Hà Nội lo sợ.
Trở lại chuyện kinh tế thì sau giấc mơ "đại đồng" của Mao, Đặng Tiểu Bình nói đến "tiểu khang" là cho dân nghèo cũng có đủ ăn. Ông lấy chữ trong Kinh Thi, ở thiên Đại Nhã. Từ đấy, chuyện kiếm ăn thành ưu tiên cao hơn là xây dựng thế giới đại đồng, và làm giầu không còn là cái tội.
Sau đó mới là 10 năm dọ dẫm, thử nghiệm, theo kiểu mò chân dưới nước để tìm đường đi và khi bị khủng hoảng vì lạm phát và tham nhũng trong cơ chế chính trị thì lại ra tay tàn sát người dân, là vụ Thiên an môn năm 1989 mà Bắc Kinh cũng sẽ không nhắc tới.
Nếu nhìn trên toàn cảnh thì Trung Quốc chỉ có tiến bộ gọi là vượt trội kể từ một chục năm trở lại thôi, cùng với việc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO.
Vi ệt Long: Nh ưng thành qu ả tăng tr ưởng c ủa Trung Qu ốc nh ư ai cũng th ấy là t ốc đ ộ tăng tr ưởng bình quân c ủa x ứ này là 8-9% trong khi các n ước công nghi ệp hoá ch ỉ đ ược có 4-5% là nhi ều. Ông nghĩ sao v ề hai t ốc đ ộ đó?
Nguy ễn Xuân Nghĩa: Chúng ta sẽ trở lại chuyện thống kê đó sau, nếu như có thời giờ.
Nhưng, qua 25 năm đầu của thời chuyển hướng theo kinh tế thị trường, Trung Quốc đạt tốc độ tăng trưởng sản xuất, tính theo lối thực tiễn là tỷ giá về sức mua của đồng bạc, là 370%, tức là bình quân là hơn 6% một năm. Đấy là hiện tượng bình thường của mọi xứ khi tiến vào giai đoạn khởi phát, như một phi cơ khi mới cất cánh thì bốc lên cao độ rất nhanh.
Chẳng hạn như trong cùng giai đoạn ấy, thì Nhật Bản vào thời kỳ 1950-1973 có tốc độ bình quân là hơn 8% một năm; của Đài Loan từ 1958 đến 1987 là hơn 7% một năm; của Hàn Quốc vào thời kỳ 1962-1990 là 7,6% một năm. Tức là thành tích Trung Quốc không hơn hẳn các xứ khác trong cùng giai đoạn phát triển.
Khác biệt nếu có là xứ này có dân số rất đông nên tính theo sức nặng toàn quốc thì quả là lớn. Nhưng ngược lại, đà tăng trưởng và dân số rất đông ấy cũng có vấn đề và đây là mặt trái của hiện tượng mà thiên hạ cứ gọi là phép lạ Trung Quốc.
Vi ệt Long: Ông vui lòng nói rõ v ề m ặt trái ấy, là nh ững gì?
Họ gọi đó là "xã hội chủ nghĩa với màu sắc Trung Quốc" mà thực chất vẫn là "kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa" do đảng đề ra, là mô thức Việt Nam đang áp dụng. Nôm na là độc tài chính trị trên tự do thị trường.
Nguyễn Xuân Nghĩa<br/>
Nguy ễn Xuân Nghĩa: Lãnh đạo Trung Quốc chọn mô hình kinh tế chính trị cứ tưởng giống các nước tân hưng Đông Á mà thật ra lại khác. Họ chọn chiến lược phát triển Đông Á là lấy xuất nhập khẩu làm đầu máy tăng trưởng, nhưng có chủ trương kinh tế chính trị khác, đó là duy trì thế độc tôn chính trị, để xã hội ở dưới sinh hoạt kinh tế dưới sự chỉ đạo và phân bố của một đảng độc quyền.
Họ gọi đó là "xã hội chủ nghĩa với màu sắc Trung Quốc" mà thực chất vẫn là "kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa" do đảng đề ra, là mô thức Việt Nam đang áp dụng. Nôm na là độc tài chính trị trên tự do thị trường.
Mô thức ấy định chế hoá hai thuộc tính hữu cơ là nạn tham nhũng trong bộ máy công quyền và nạn bất công trong xã hội nên thường xuyên gây nguy cơ khủng hoảng.
Hậu quả riêng về kinh tế là sự lệch lạc trong việc sung dụng tài nguyên, tức là trong tính toán kinh doanh và kinh tế, mà con số về đà tăng trưởng biểu kiến và tổng hợp không diễn tả nổi. Một cách cụ thể về sự lệch lạc ấy là đà tăng trưởng thiếu phẩm chất, đào sâu bất công xã hội và gây mất mát lớn về môi sinh mà người ta không tính ra, hoặc có muốn thì cũng đếm không được.
Các quốc gia tân hưng Đông Á kia không gặp loại vấn đềấy, họ có mức công bằng xã hội cao hơn và đời sống người dân cũng thoải mái hơn, với nhiều quyền tự do hơn.
Một vòng hoa giáp
Vi ệt Long: Ông v ừa nói v ề n ội dung có th ể g ọi là thi ếu ph ẩm ch ất c ủa đà tăng tr ưởng. Th ế còn v ấn đ ề dân s ố mà ông có nh ắc t ới, c ụ th ể thì nó là gì?
Nguy ễn Xuân Nghĩa: Chuyện chủ quan là thể chế chính trị, chuyện khách quan là những đặc tính về địa dư hình thể khiến xứ này thực tế có ba nền kinh tế khác biệt là điều chương trình này có nói tới trong buổi phát thanh ngày 10 tháng Sáu vừa rồi về cái thế tam phân của Trung Quốc.
Xứ này có ba tốc độ phát triển cho ba vùng và dễ bị phân hoá về chính trị là điều ngày càng rõ với những tin tức khó che giấu về động loạn.
Nguyễn Xuân Nghĩa<br/>
Trên đại thể thì khu vực gần duyên hải tại miền Đông có điều kiện thuận lợi nhất và đà tăng trưởng cao nhất nên chỉ muốn hội nhập với thế giới bên ngoài. Đây là khu vực tạo ra ấn tượng về phát triển hay phép lạ kinh tế.
Hai khu vực kia là những tỉnh bị khoá trong lục địa khô cằn khó sống ở miền Tây, và vùng ngoại biên được Bắc Kinh coi là phiên trấn hay trái độn quân sự thì lại còn nghèo hơn nữa. Vì vậy, xứ này có ba tốc độ phát triển cho ba vùng và dễ bị phân hoá về chính trị là điều ngày càng rõ với những tin tức khó che giấu về động loạn.
Vi ệt Long: Nh ưng hi ển nhiên là lãnh đ ạo Trung Qu ốc có th ấy ra bài toán v ề s ự phân b ố dân s ố giàu nghèo trong ba khu v ực đó ch ứ? H ọ đã có nh ững n ỗ l ực gì đ ể gi ải quy ết bài toán này?
Nguy ễn Xuân Nghĩa: Mười năm trước, thế hệ lãnh đạo như Giang Trạch Dân hay Chu Dung Cơ đã thấy ra và phát động kế hoạch gọi là "Tây tiến" để phát triền các tỉnh lạc hậu ở miền Tây, mà không có kết quả vì thực chất vẫn chỉ là quyết định duy ý chí không có sự hưởng ứng bên dưới hoặc sự tham gia của thị trường.
Thế hệ lãnh đạo kế tiếp là Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo ngày nay càng thấy ra sự nguy ngập của vấn đề - nhất là sự lầm than của người dân ở các tỉnh lạc hậu bên trong - nên hâm nóng lại khẩu hiệu "tiểu khang" của Đặng Tiểu Bình, với nghĩa khác, là làm sao cho dân nghèo cũng đủ ăn trong khi một thiểu số đã thành đại phú.
Nhưng bốn năm sau vẫn chưa có kết quả, một phần là vì điều kiện địa dư hình thể, phần kia là vì sự cưỡng chống của các đảng bộ miền Đông, vốn chỉ muốn vươn ra ngoài để theo kịp thế giới - và kiếm lời.
Khó khăn này thật ra là chuyện hợp tan cổ điển của lịch sử Trung Quốc. Họ muốn tập trung quyền lực về trung ương thì gặp sự cưỡng chống, thậm chí phá hoại của các địa phương. Nếu có chế độ dân chủ theo thể chế liên bang, may ra Trung Quốc có thể khắc phục được bài toán ấy khi sung dụng tài nguyên và thuế khoá.
Nhưng với chế độ độc đảng hiện hành, lại tỏa rộng xuống dưới qua mạng lưới doanh nghiệp nhà nước đang trở thành các lãnh chúa đầy đặc quyền và đặc lợi cấu kết với các đảng bộ địa phương, vấn đề quả là cực kỳ nan giải sau 60 năm cầm quyền của đảng Cộng sản Trung Quốc. Chúng ta sẽ còn phải trở lại vấn đề này trong nhiều kỳ tới.
Việt Long:
Xin cảm tạ ông Nghĩa và xin hẹn một kỳ sau để nói về chuyện hợp tan của Trung Quốc.