Khmer Krom đề nghị Hoa Kỳ giúp người tị nạn

Lãnh đạo của một tổ chức của người Khmer Krom vừa gặp nhân sự mới của chính quyền ông Obama để phản ánh thêm về tình hình người Khmer Krom tị nạn bên Thái Lan.
Nguyễn Bình, thông tín viên RFA, Campuchia
2009.01.20
Người Việt gốc Miên xin tỵ nạn bên Campuchia Người Việt gốc Miên xin tỵ nạn bên Campuchia
Photo: RFA

Lãnh đạo Liên minh Khmer Kampuchea Krom có trụ sở ở Mỹ vừa gặp một số nhân sự mới trong Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ vào ngày 15 tháng Giêng vừa qua, và đề nghị chính phủ mới của ông Obama tiếp tục quan tâm đến tình hình nhân quyền ở Việt Nam.

Ông Thạch Ngọc Thạch, trưởng phái đoàn Liên minh Khmer Kampuchea Krom nói rằng phái đoàn ông đã gửi báo cáo về tình hình vi phạm nhân quyền ở miền Nam Việt Nam và Campuchia, như vụ bắc cốc nhà sư Tim Sakhorn, vụ ám sát nhà sư Ieng Sok Thuon, và 5 vị sự bị giam cầm ở Sóc Trăng

Kêu gọi nhân quyền cho người Campuchia

Ông Thạch Ngọc Thạch, trưởng phái đoàn Liên minh Khmer Kampuchea Krom nói rằng phái đoàn ông đã gửi báo cáo về tình hình vi phạm nhân quyền ở miền Nam Việt Nam và Campuchia, như vụ bắc cóc nhà sư Tim Sakhorn, vụ ám sát nhà sư Ieng Sok Thuon, và 5 vị sự bị giam cầm ở Sóc Trăng.v.v..

Ngoài ra phái đoàn ông còn có cuộc hội kiến với bà Kelly Ryan, trợ lý ngoại trưởng phụ trách vấn đề di dân và người tị nạn tại thủ đô Washington, để phản ánh thêm về tình hình người tị nạn Khmer Krom đang gặp khó khăn tại Thái Lan.

Được biết, gần đây sau khi văn phòng Cao ủy Tị nạn Liên hiệp Quốc (UNHCR) tại Campuchia từ chối cấp qui chế tị nạn chính trị cho người Thượng, cũng có nhiều người Thượng trốn sang Thái Lan cùng với nhiều người Việt và cộng đồng Khmer Krom, và có người có nguy cơ tiếp tục bị từ chối cấp qui chế tị nạn chính trị.

Riêng cộng đồng Khmer Krom, theo nguôn tin từ Liên minh Khmer Kampuchea Krom thì có khoảng trên 40 người, trong đó có một số vị sư sãi từng bị chính quyền Việt Nam dọa bắt hoàn tục. 

Liên hệ giữa Hà Nội và Phnom Penh

Theo ông Thạch Ngọc Thạch, do quan hệ rất đặc biệt giữa chính quyền Phnom Penh và Hà Nội nên người tị nạn Khmer Krom từ đồng bằng sông Cửu Long đến Campuchia, mặt dù theo luật thì họ cũng là công dân của nước này, thế nhưng chính quyền Phnom Penh không hề cấp giấy tờ tuy thân cho họ. Do đó người tị nạn khó có thể được đối xử công bằng và con cháu họ hầu hết không được đến trường, nên một số tiếp tục trốn sang Thái Lan xem như đây là lựa chọn cuối cùng.

Ông Thạch Ngọc Thạch cho rằng vấn đề nói năng lộn xộn của Bộ Nội vụ là do chính quyền Phnom Penh luôn luộn chịu sức ép của Hà Nội, nhìn cộng đồng Khmer Krom một cách phiến diện, hay còn gọi vấn đề nhảy cảm, nên họ chỉ thấy khía cạnh chính trị như chuyện li khai, hay đòi độp lập

Ông Trần Giáp, trưởng phòng hành chính của tổ chức Liên minh Khmer Kampuchea Krom nói rằng tổ chức ông cũng đã gặp Ủy ban Tự do Tôn giáo Hoa Kỳ và tổ chức này hứa là sẽ tìm luật sư giúp người tị nạn bên Thái Lan trong tháng tới.

Liên quan đến vụ bắt ông Sam Ek do bị tình nghi đánh bom trước trụ sở Bộ Quốc phòng vào ngày 2 tháng Giêng vừa qua và cho rằng ông này cùng là người tổ chức đặt bom phá tượng đài hữu nghị Việt Nam – Campuchia vào năm 2007. Khác với thông tin của Bộ Nội vụ trước đây cho rằng vụ đặt bom phá tượng đài hữu nghị này là do tổ chức Mặt trận Giải phóng Khmer Kampuchea Krom của ông Thạch Sang thực hiện nhằm phá hoại tình hữu nghị giữa 2 nước Việt Nam – Campuchia.

Ông Thạch Ngọc Thạch cho rằng vấn đề nói năng lộn xộn của Bộ Nội vụ là do chính quyền Phnom Penh luôn luộn chịu sức ép của Hà Nội, nhìn cộng đồng Khmer Krom một cách phiến diện, hay còn gọi vấn đề nhảy cảm, nên họ chỉ thấy khía cạnh chính trị như chuyện li khai, hay đòi độp lập. v.v.. mà không nhìn thấy khía cạnh nhân đạo.

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.