Giá sữa tại Việt Nam cao nhất thế giới

Sữa là một loại thực phẩm đặc biệt, giàu dinh dưởng, dành cho mọi người, đặc biệt là trẻ em và người lớn tuổi.
Quỳnh Như, phóng viên RFA
2009.05.19
Giá sữa bày bán ở mọi nơi đều chỉ thấy tăng Giá sữa bày bán ở mọi nơi đều chỉ thấy tăng
AFP photo

Tại hội thảo về ngành sữa Việt Nam với thế giới vừa diễn ra tại Hà Nội, ông Raf Somers, Cố vấn Dự án bò sữa Việt Bỉ cho hay giá sữa ở Việt Nam thuộc vào loại cao nhất thế giới.

Tuy giá sữa cao như thế nhưng chính giới tiêu dùng lại góp phần đẩy giá lên.

Từ năm 2007 đến nay, giá sữa luôn tăng, chưa bao giờ giảm, kể cả khi giá nguyên liệu và thuế đều giảm. Hiện nay người tiêu dùng ở Việt Nam đang phải trả tiền mua sữa ở mức cao nhất thế giới.

Giá sữa trên thị trường thế giới giảm

Năm 2007, lượng sữa được tiêu thụ tại Việt Nam chỉ tăng khoảng 6%, song số tiền mà người tiêu dùng chi ra để mua sữa tăng đến 20%.

Từ năm 2007 đến nay, giá sữa luôn tăng, chưa bao giờ giảm, kể cả khi giá nguyên liệu và thuế đều giảm. Hiện nay người tiêu dùng ở Việt Nam đang phải trả tiền mua sữa ở mức cao nhất thế giới. Có một nghịch lý là trong khi giá sữa trên thị trường thế giới giảm mạnh thì giá sửa ở Việt Nam vẫn đứng yên. Thậm chí giá của một số loại sữa bột nhập khẩu còn tăng thêm.

Sữa là một loại thực phẩm mà trẻ em ở độ tuổi nào cũng vẫn thích.

Bé trai Phạm Thanh Vân, 4 tuổi, khi nghe hỏi: “Con có thích uống sữa không?” bé đã trả lời một cách rất dễ thương pha lẫn sự thích thú.

Bé trai Phạm Thanh Vân,

“Con thích uống sữa Strawberry, sữa chocolate nữa. Con thích uống sữa lắm.”

Có một nghịch lý là trong khi giá sữa trên thị trường thế giới giảm mạnh thì giá sửa ở Việt Nam vẫn đứng yên. Thậm chí giá của một số loại sữa bột nhập khẩu còn tăng thêm.

Bé Quang Nghi, 10 tuổi cũng còn “mê” uống sữa. Mỗi ngày sau khi đi học về việc đầu tiên là cháu mở tủ lạnh lấy sữa uống. Khi được hỏi cháu còn uống sữa hay không thì bé vội vàng đáp ngay:

Bé trai Quang Nghi

“Dạ con còn uống sữa,  mỗi ngày con uống 3 hộp,  con tự lấy trong tủ lạnh – sữa Milo vị chocolate.”

Giá sữa ở Việt Nam chưa bao giờ giảm?

Theo một thống kê gần đây, mức tiêu thụ trung bình các sản phẩm sữa ở Việt Nam là 9 ký sữa cho mỗi người một năm, trong khi con số này ở Thái Lan là 25 ký, Pháp là 130 ký và Australia là 320 ký. Dù mức tiêu thụ bình quân về sữa của mỗi người Việt Nam chưa cao nhưng việc trả tiền mua sữa lại quá cao so với thế giới.

Trong khi giá sữa ở các nước châu Âu, Nam Mỹ trung bình từ 0,5 đến 0,9 đôla một lít thì tại Việt Nam. Con số này là 1,1 đôla.

Trong khi giá sữa ở các nước châu Âu, Nam Mỹ trung bình từ 0,5 đến 0,9 đôla một lít thì tại Việt Nam. Con số này là 1,1 đôla.

Chị Vũ Quỳnh Giao đưa ra nhận xét rằng chưa bao giờ thấy sữa giảm giá. Chị nói:

Chị Vũ Quỳnh Giao

“Sữa không bao giờ giảm giá chỉ có tăng, nhưng so với mức thu nhập của mình thì nó tăng chưa đến mức phải thật để ý hoặc thấy nó tăng quá nhiều, mình vẫn chưa thấy có đột biến gì lớn, nhưng đối với nhiều người thì sự tăng giá ấy là nhiều lắm.”

Giải thích cho sự tăng giá sữa chị Giao nêu lý do:

Chị Vũ Quỳnh Giao

“Em không nghĩ sữa tăng giá vì xu hướng mình thích mua sữa ngoại. Bây giờ Nhà nước đỗ thừa mọi thứ nguyên vật liệu, cái gì cũng tăng. Và đợt vừa rồi do sữa ngoại nhập vào giá tăng ồ ạt. Thành ra các ông trong nước cho rằng sữa ngoại tăng như vậy mà người ta vẫn mua nhiều thì tại sao lại không tăng giá sữa của mình.” 

Sữa không bao giờ giảm giá chỉ có tăng, nhưng so với mức thu nhập của mình thì nó tăng chưa đến mức phải thật để ý hoặc thấy nó tăng quá nhiều, mình vẫn chưa thấy có đột biến gì lớn, nhưng đối với nhiều người thì sự tăng giá ấy là nhiều lắm.
Chị Vũ Quỳnh Giao

Quan niệm: càng đắt chất lượng càng cao

Trong khi đó, người tiêu dùng Việt Nam lại quan niệm rằng, sản phẩm càng đắt tiền thì chất lượng càng cao.

Chính vì vậy bên cạnh các yếu tố cấu thành giá sản phẩm như giá sữa nguyên liệu, chi phí sản xuất, đóng gói, lợi nhuận của nhà chế biến, phân phối bán lẻ, các chính sách thuế thì thị hiếu, xu hướng chọn mua loại sữa đắt nhất mà mình có thể mua của người tiêu dùng Việt Nam đang góp phần làm tăng giá sữa.

Một cuộc thăm dò ý kiến của các bà mẹ có con từ 2-4 tuổi cho thấy đa số sẵn sàng dành 50% thu nhập để mua cho con các loại sữa tốt nhất.

Chị Nhã Quân cho biết vẫn luôn dành một khoản chi hàng tháng để mua sữa cho con trai, mặc dù cháu đã lớn. Chị nói:

Chị Nhã Quân

Em vẫn cho bé uống sữa từ bé đến giờ. Cháu vẫn uống hằng ngày.

Khoảng 6 tháng thì thấy sữa tăng giá. Mới đây không lâu từ giá 12.000 đồng một lốc tăng lên 13.000 đồng, cứ  tăng dần dần và  bây giờ lên đến 17.000 đồng. Một ngày cháu uống 3 hộp; một tháng em phải mua khoảng 400,000 đồng tiền sữa. 

Và cũng như chị Nhã Quân hay các bà mẹ khác, mặc dù sữa tăng giá nhưng chị Giao vẫn muốn cho con tiếp tục uống sữa 

Không có sữa nào là tốt nhất, khi mà các thành phần dinh dưỡng cơ bản của chúng đều được bảo đảm. Một đứa trẻ sẽ dùng khoảng 43 hộp sữa trong giai đoạn mới sinh đến 6 tháng tuổi nên các gia đình cần cân đối chi tiêu hợp lý.
Bác sĩ Đào Thị Yến Thủy

Chị Vũ Quỳnh Giao

“Em thấy trong điều kiện của mình, nếu con em vẫn còn muốn uống sữa; và uống sữa cũng có lợi cho sức khoẻ của cháu nên em chưa có ý định giảm.” 

Các nhà sản xuất hiểu tâm lý này nên quảng cáo sữa có bổ sung thêm những chất giúp tăng cường chiều cao, trí tuệ cho trẻ nhỏ để kích thích người tiêu dùng lựa chọn sản phẩm của họ, khiến cho giá bán bị đẩy lên nhiều lần.

Bác sĩ Đào Thị Yến Thủy, Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM, khẳng định: “Không có sữa nào là tốt nhất, khi mà các thành phần dinh dưỡng cơ bản của chúng đều được bảo đảm. Một đứa trẻ sẽ dùng khoảng 43 hộp sữa trong giai đoạn mới sinh đến 6 tháng tuổi nên các gia đình cần cân đối chi tiêu hợp lý.” Các bà mẹ cho rằng nên chọn sữa ngoại nhập, đắt tiền vì có chứa thành phần DHA, ARA, Omega 3, Omega 6... giúp trẻ thông minh.

Sữa nhập khẩu thường có giá cao hơn nhiều so với sữa sản xuất trong nước do phải chịu mức thuế nhập khẩu, chi phí xây dựng thương hiệu, vận chuyển..., và đương nhiên khách hàng phải gánh những chi phí này

                                           Thạc sĩ Lương Vinh Quốc Du

Về vấn đề này, bác sĩ Thủy giải thích: “Một số nhãn hiệu sữa trong nước cũng có thành phần này”, song dù có hay không thì cũng cần khẳng định: “Không phải cứ uống sữa có các thành phần kể trên là trẻ em sẽ thông minh. Sự thông minh còn tùy thuộc vào sự yêu thương, chăm sóc, giáo dục của gia đình và quan trọng nhất vẫn là yếu tố di truyền”.

Về góc độ kinh tế, thạc sĩ Lương Vinh Quốc Duy, Trường Đại Học Kinh tế TPHCM, phân tích: “Sữa nhập khẩu thường có giá cao hơn nhiều so với sữa sản xuất trong nước do phải chịu mức thuế nhập khẩu, chi phí xây dựng thương hiệu, vận chuyển..., và đương nhiên khách hàng phải gánh những chi phí này.

Do quan niệm sữa đắt tiền thì mới là sữa có chất lượng tốt nên người tiêu dùng Việt Nam vẫn có xu hướng chọn mua loại sữa đắt nhất vì tin rằng đó mới là loại tốt nhất. Đây là yếu tố góp phần đẩy giá sữa tại Việt Nam lên cao tới mức phi lý so với giá sữa trên thế giới.

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.