Chiến lược bành trướng lãnh hải của Trung Quốc

Nghị sĩ James Webb, chủ tịch tiểu ban Đông á và Thái Bình Dương của Thượng Viện Hoa Kỳ tỏ ra quan tâm nhiều đến ảnh hưởng của chiến lược bành trướng lãnh hải của Trung Quốc đối với Việt Nam.

0:00 / 0:00

Đó là một khía canh đáng chú ý trong buổi điều trần hôm thứ tư 15 tháng 7 trước tiểu ban thuộc Uỷ ban ngoại giao Thượng Viện Hoa Kỳ.

Tác động mạnh mẽ đến Việt Nam

Phần nêu vấn đề của nghị sĩ James Webb nhiều lẩn nhắc tới Việt Nam và những sự kiện xảy ra với Việt Nam trong chiến lược bành trướng kinh tế, quân sự của Trung Quốc, liên quan đến lãnh hải biển Đông Việt Nam.

Nghị sĩ Webb dường như không hài lòng với câu trả lời của phó phụ tá Bộ trưởng quốc phòng, ông Robert Scher, trước câu hỏi của vị nghĩ sĩ về quan điểm của bộ quốc phòng đối với lãnh hải lưỡi bò do Trung Quốc vẽ bản đồ, kết hợp vùng chủ quyền và vùng đặc khu kinh tế, chiếm gần hết biển Đông<br/>

Vùng biển Đài Loan, biển Đông Trung hoa cùng đảo Điếu ngư, đảo Okinawa… được nói đến đôi ba lần, chưa đầy mươi phút, trong bối cảnh tranh chấp lãnh hải Trung Quốc với Nhật Bản; trong khi đó những sự kiện Hoàng Sa, Trường Sa bị lấn chiếm, ngư phủ Việt Nam bị bắt giữ, tướng Giáp gửi thư ngỏ xin đình hoãn dự án bauxíte, lãnh hải lưỡi bò do Trung Quốc nhận chủ quyền ở biển Đông.. đã được nhắc tới và đem ra thảo luận, chất vấn hai viên phó phụ tá của hai Bộ trưởng ngoại giao và quốc phòng.

Nghị sĩ Webb dường như không hài lòng với câu trả lời của phó phụ tá Bộ trưởng quốc phòng, ông Robert Scher, trước câu hỏi của vị nghĩ sĩ về quan điểm của bộ quốc phòng đối với lãnh hải lưỡi bò do Trung Quốc vẽ bản đồ, kết hợp vùng chủ quyền và vùng đặc khu kinh tế, chiếm gần hết biển Đông, mà quốc tế gọi là biển Nam Trung Hoa.

Ông Sher nói rằng Bắc Kinh chưa bao giờ chính thức tuyên bố vùng lãnh hải Trung Hoa là khu vực lữơi bò đó, mà chỉ vẽ bản đồ và nghiễm nhiên coi đó là lãnh hải.

Ông Sher nói rằng Bắc Kinh chưa bao giờ chính thức tuyên bố vùng lãnh hải Trung Hoa là khu vực lữơi bò đó, mà chỉ vẽ bản đồ và nghiễm nhiên coi đó là lãnh hải.<br/>

Ông Webb hỏi vặn:

Rằng nếu thử choàng vùng chủ quyền của Trung Quốc theo ý họ đòi hiện nay, với những vùng đặc quyền kinh tế, cũng theo ý họ, thì liệu ông có thấy Trung Quốc muốn lãnh hải như thế nào không. Phụ tá Bộ trưởng Scher nhìn nhận là Trung Quốc muốn cả lãnh hải đúng như thế.

Nghị sĩ chủ tịch tiểu ban Đông Á và Thái Bình Dương đồng ý với lập trường trung lập do hai viên chức trình bày. Ông James Webb nói đồng tình với việc Mỹ không đứng ra để phán xét hay làm trung gian cho một phía nào trong cuộc tranh chấp ở biển Đông Việt Nam. Tuy nhiên ông hỏi thêm:

Rằng có vấn đề là liệu lập trường trung lập đó có khuyến khích Trung Quốc hành động mạnh thêm nữa, chỉ vì thế thất quân bình về lực lượng giữa Trung Quốc với một quốc gia nào đó trong vùng, nhất là khi nhìn qua Trường Sa và Hoàng Sa. Thêm nữa, dấu hịêu nào mà Mỹ có thể nêu ra với Trung Quốc, làm sao Mỹ có thể trấn an những nước bị Trung Quốc đe doạ một khi Mỹ có lập trường trung lập.

Vấn đề là liệu lập trường trung lập đó có khuyến khích Trung Quốc hành động mạnh thêm nữa, chỉ vì thế thất quân bình về lực lượng giữa Trung Quốc với một quốc gia nào đó trong vùng, nhất là khi nhìn qua Trường Sa và Hoàng Sa.

Nghị sĩ Webb

Quan điểm của chính phủ Hoa Kỳ

Đại diện bộ ngoại giao trả lời rằng có một số việc mà Hoa Kỳ đang làm và tiếp tục làm cho mục đích đó. Thứ nhất là tiếp tục những hoạt động hàng hải trên lãnh hải quốc tế dựa theo cách hiểu của Hoa Kỳ về công pháp quốc tế. Thứ nhì là tuy Hoa Kỳ đứng trung lập theo ý nghĩa là không phán định bên nào đúng bên nào sai, Hoa Kỳ vẫn có hành động ngoại giao, không phải là làm trung gian cho ai, nhưng có thể gây ngại ngùng cho những hành động khiêu khích, cũng như kêu gọi Trung Quốc ngồi lại giải quyết vấn đề với khối ASEAN, như một tổng thể, dù rằng Trung Quốc hẳn chỉ muốn đối phó với từng nước một trong khối.

Hoa Kỳ đứng trung lập theo ý nghĩa là không phán định bên nào đúng bên nào sai, Hoa Kỳ vẫn có hành động ngoại giao, không phải là làm trung gian cho ai, nhưng có thể gây ngại ngùng cho những hành động khiêu khích, cũng như kêu gọi Trung Quốc ngồi lại giải quyết vấn đề với khối ASEAN

Thứ ba, là tuy Hoa Kỳ không trực tiếp can thiệp vào từng vụ tranh chấp nhưng vẫn có thể tỏ quyết tâm liên hệ đến toàn vùng. Đó là điều mà nhiều nước trong vùng mong muốn. Đại diện bộ ngoại giao tiếp lời, rằng sách luợc liên minh và hữu nghị của Hoa Kỳ giúp nhìều nước cảm thấy họ được bình đẳng trên sân thi đấu. Ngoài ra sách lược hành động đa phương và hành động đoàn kết của khối ASEAN có thể là sách lược hay nhất.

Đại dịên bộ quốc phòng dẫn chứng những sự kiện mà ông cho là thái độ của Mỹ cũng đưa tới một số hành động thoả hiệp của Trung Quốc với những nước trong vùng.

Đó là sự nghiêm chỉnh thảo luận để đi đến thoả thuận với Việt Nam về biên giới trên bộ. Trung Quốc cũng tỏ ra đôi chút trong một phần vấn đề vịnh Bắc bộ. Đề nghị khai thác chung ở Trường Sa và Hoàng Sa cũng như trong vùng lưỡi bò cũng có thể được xem như thoả hịêp, tuy Việt Nam không đồng ý như thế.

Phần điều trần của hai bộ ngoại giao và quốc phòng Hoa Kỳ trước tiểu ban Đông Á Thái Bình Dương thuộc Uỷ ban ngoại giao Thượng Viện Hoa Kỳ chấm dứt ở đây. Phần trình bày của các nhà nghiên cứu nhiều uy tín của Hoa Kỳ, cũng đề cập tới Việt Nam không ít.