Hà Nội bất lực trước dịch "Siêu mỏng Siêu méo"?

Vừa rồi là bài viết về những căn nhà “siêu mỏng, siêu méo”, dị dạng mọc lên khắp Hà Nội, do anh Vũ Hoàng biên soạn cùng phần trao đổi với ông Phạm Sỹ Liêm, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây Dựng.

0:00 / 0:00

Tiếp theo đây, xin mời quý vị theo dõi ý kiến cũng về vấn đề nhà siêu mỏng từ Kiến Trúc sư Nguyễn Tấn Vạn, Chủ tịch Hội Kiến Trúc sư Việt Nam và bà Lê Hiền Đức, người được Tổ Chức Minh Bạch Quốc tế trao giải Liêm Chính năm 2007 về thành tích chống tham nhũng.

Nguyên nhân xa gần

Báo chí Việt Nam tiếp tục đưa tin, hình ảnh, nhận xét về những nhà “siêu mỏng, siêu méo” đồng thời nhắc lại diễn tiến tại phiên họp cuối tuần qua của hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội được mô tả là “nhức nhối, nóng bỏng” khi các đại biểu mang đề nhà “siêu mỏng” ra phân tích và mổ xẻ. Đa số ý kiến đều đặt vấn đề “Hà Nội phải quyết tâm giải quyết dứt điểm và dẹp nhà siêu mỏng”.

Thực ra người ta không làm cố định đâu, làm ra để đòi một số tiền đền bù nào đó, thứ hai là do việc quản lý của nhà nước không chặt, không kiên quyết, giao cho địa phương thì người ta quản lý lỏng lẻo.

KTS. Nguyễn Tấn Vạn

Vì sao các loại nhà siêu mỏng, siêu méo mọc lên một cách “lộn xộn” trong phạm vi thủ đô Hà Nội, những năm gần đây, là câu hỏi được đài chúng tôi nêu lên với Kiến Trúc sư Nguyễn Tấn Vạn, Chủ tịch Hội Kiến Trúc sư Việt Nam, có văn phòng tại trung tâm Hà Nội và được ông giải thích như sau:

“Thứ nhất là do dân tự xây, thực ra người ta không làm cố định đâu, làm ra để đòi một số tiền đền bù nào đó, thứ hai là do việc quản lý của nhà nước không chặt, không kiên quyết, giao cho địa phương thì người ta quản lý lỏng lẻo. Xây rồi, phải đập đi là một vấn đề không ổn, việc này phải từ từ giải quyết, để người dân

Nhà hay tường?
Nhà hay tường? Source Tin-180 (Source Tin-180)

cùng hiểu ra vấn đề, chuyện nhà siêu mỏng, siêu méo chỉ xảy ra ở một vài địa điểm thôi, không nhiều lắm, nhưng lại là điều làm cho dân không đồng tình.”

Trả lời cùng câu hỏi này, một phụ nữ thường lên tiếng cho dân oan, bà Lê Hiền Đức, người được Tổ Chức Minh Bạch Quốc tế trao giải Liêm Chính năm 2007 và sau đó nhà nước Việt Nam vinh danh bà là Công dân chống tham nhũng tích cực nhất, tháng 3 năm 2009, đáp:

“ Tại sao chiều ngang có 2 mét vẫn được xây bởi vì kể có chức, có quyền đã bắt tay với tham nhũng rồi cho người dân được xây vô tư, không cần mỹ quan, rồi khi mở đường thì sẽ trở thành đắt địa. Các chủ dự án há miệng mắc quai, cầm tiền rồi thì bé đến đâu chăng nửa, khi xin phép, vẫn phải chấp nhận.”

Theo Kiến Trúc sư Nguyễn Tấn Vạn thì những loại nhà siêu mỏng này khiến thủ đô Hà Nội mất đi vẻ đẹp được du khách ngợi khen, đồng thời làm ảnh hưởng đến mức độ an toàn chung:

Tại sao chiều ngang có 2 mét vẫn được xây bởi vì kể có chức, có quyền đã bắt tay với tham nhũng rồi cho người dân được xây vô tư, không cần mỹ quan, rồi khi mở đường thì sẽ trở thành đắt địa. Các chủ dự án há miệng mắc quai

Bà Lê Hiền Đức

“Vì không đặt căn cứ vào mục đích sử dụng, dựng lên tạm thời, nên không an toàn, đây là vấn đề ý thức của dân và việc quản lý của địa phương. Quy định của nhà nước hiện giờ là không được xây nhà dưới 20 mét vuông, đó là luật nhưng còn chuyện quản lý của địa phương có chặt hay không?”

Giải pháp nào cho nhà siêu mỏng?

Về cách giải quyết dứt điểm những nhà siêu mỏng, ông Vạn cho biết ý kiến:

“Theo tôi là không nên để việc đó xảy ra tiếp tục, không đưa lại hiệu quả gì hết, người dân thì tốn tiền làm nhà, hiệu quả sử dụng không cao, tính an toàn không tốt. Vấn đề hiện nay là giải quyết trách nhiệm từ cơ sở, thứ hai là làm cho nhân dân nhận thức được vấn đề này. Ngòai ra cần có chính sách cho tốt khi mở đường, nếu còn một mãnh đất nhỏ như thế thì cần phải quyết tâm giải tỏa, để cho người dân không thiệt thòi.”

Vấn đề hiện nay là giải quyết trách nhiệm từ cơ sở, thứ hai là làm cho nhân dân nhận thức được vấn đề này. Ngòai ra cần có chính sách cho tốt khi mở đường, nếu còn một mãnh đất nhỏ như thế thì cần phải quyết tâm giải tỏa, để cho người dân không thiệt thòi

KTS. Nguyễn Tấn Vạn

Vậy những nhà siêu mỏng ở Hà Nội có thể sớm được giải tỏa hay không, bà Lê Hiền Đức nói lên suy nghỉ của mình:

“Không biết tương lai như thế nào, vì có những chuyện kinh khủng hơn nữa, liên quan đến vấn đề tranh chấp đất đai, nên xã hội Việt Nam còn vô cùng khó khăn, như ngành giáo dục, đào tạo con người cũng vậy. Chưa nhìn thấy tương lai gì cả, hy vọng đến lúc nào đó sẽ có kết quả tốt. Chống tham nhũng còn chưa làm được,

Một dãy nhà siêu mỏng ngay tại Hà Nội. Source vtv-vn
Một dãy nhà siêu mỏng ngay tại Hà Nội. Source vtv-vn (Source vtv-vn)

huống cho đến chuyện nhỏ về nhà cửa này, là chuyện không quan tâm, khó giải quyết, không quan trọng gì như những chuyện lớn kia đâu.”

Báo chí cũng đưa ra thắc mắc vì sao trên nhiều đường phố Hà Nội vẫn tiếp tục nở rộ các nhà siêu mỏng, hơn nửa ủy ban nhân dân thành phố đã chi quá nhiều tiền để đền bù, sau đó tình trạng nhà cửa “lôm nhôm, dị dạng” vẫn cứ tiếp diễn. Vậy ai phải chịu trách nhiệm về hiện tượng gây nhức nhối cho chánh quyền cũng như của người dân?

Dù khó mấy, thành phố cũng nhất định phải làm cho bằng được, phải giải quyết triệt để tình trạng nhà siêu mỏng, siêu méo trong thời gian tới, lòng tự trọng của người dân Hà Nội sẽ được chứng tỏ để những tuyến phố đẹp , khang trang, thẳng tắp sẽ được dựng lên

Ô.Phí Thái Bình, Phó CT/UBND/TPHàNội

Trả lời câu hỏi liệu Hà Nội có quyết tâm dẹp bỏ những nhà siêu mỏng hay không? Ông Phí Thái Bình, phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội tuyên bố, dù khó mấy, thành phố cũng nhất định phải làm cho bằng được, phải giải quyết triệt để tình trạng nhà siêu mỏng, siêu méo trong thời gian tới, lòng tự trọng của người dân Hà Nội sẽ được chứng tỏ để những tuyến phố đẹp , khang trang, thẳng tắp sẽ được dựng lên.

Tuy nhiên, với câu hỏi được nhiều đại biểu hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội đưa ra cho rằng, vì sao thành phố Đà Nẵng đã hòan thành quy hoạch giải quyết dứt khoát nhà siêu mỏng, siêu méo, mà Hà Nội vẫn chưa làm được như thế, thì lãnh đạo Hà Nội chỉ hứa sẽ có cách xóa được, chứ chưa có câu trả lời chính xác, khi nào mới có kết quả cụ thể.

Theo dòng thời sự: