Nhà văn Vũ Hạnh: Hội nhà văn VN là một tổ chức của Đảng

Sau khi Đại hội nhà văn Việt Nam lần thứ 8 bế mạc với những dư luận ngược chiều về ban chấp hành mới của hội này, nhất là việc tái đắc cử chức chủ tịch hội của nhà thơ Hữu Thỉnh khiến không ít hội viên bất mãn vì đại hội đã không làm được một điều gì mới mẻ cho hội viên.
Thanh Trúc, phóng viên RFA
2010.08.08
vu-hanh-305.jpg Nhà văn Vũ Hạnh tại hội trường A trường Đại học An Giang đêm 17/03/2006.
Photo courtesy of Trương Chí Hùng/e-News ĐẠI HỌC AN GIANG

Để rộng đường dư luận và nhất là để tìm hiểu Hội Nhà Văn Việt Nam là gì, Thanh Trúc phỏng vấn người đã tham dự hội nghị này là nhà văn Vũ Hạnh, ủy viên ban chấp hành Liên Hiệp Các Hội Văn Học Nghệ Thuật Thành phố Hồ Chí Minh. Ý kiến của một ngòi bút từng cộng tác qua nhiều thời kỳ của văn học miền Nam này không nhất thiết phản ảnh quan điểm của Đài Á Châu Tự Do.

Thanh Trúc: Thưa nhà văn Vũ Hạnh, ông nhận xét thế nào về Đại Hội Nhà Văn lần thứ 8, diễn ra ở Hà Nội, mà ông có tham dự?

Nhà văn Vũ Hạnh: Cuộc họp vừa rồi ở Hà Nội là cuộc họp rất dân chủ, bởi vì đa số đều lấy ý kiến biểu quyết của đa số, và cái gì đa số tán thành thì cái đó mới được chấp nhận.

Nhà thơ Hữu Thỉnh. Wikipedia
Nhà thơ Hữu Thỉnh. Wikipedia
Wikipedia
Thanh Trúc: Thưa ông, dư luận bên ngoài Hội Nhà Văn Việt Nam cho rằng nhà thơ Hữu Thỉnh đã liên tiếp giữ chức chủ tịch trong ba nhiệm kỳ, bây giờ lại đắc cử thêm một nhiệm kỳ nữa. Như vậy có hợp lý không?

Nhà văn Vũ Hạnh: Theo tôi thì cái đó hoàn toàn hợp lý bởi vì đa số biểu quyết. Nhưng, trong cuộc hội vừa rồi, người ta có đề nghị là từ đây tất cả những người đóng vai trò chủ đạo, nghĩa là lãnh đạo chính, đều không nên quá hai nhiệm kỳ. Hiện nay mới ra điều lệ đó đối với hội. Mà trong kỳ này thì ông Hữu Thỉnh ra ứng cử nên mới được chiếm đa số nhất. Vì thế ông giữ vị trí lãnh đạo là đúng chứ có gì đâu.

Từ nay về sau thôi, nếu đã có điều lệ đó rồi mà ông còn tiếp tục làm thì điều đó mới sai trái.

Muốn tham gia phải có ý thức chính trị

Thanh Trúc: Theo tiêu chí, Hội Nhà Văn Việt Nam là một tổ chức chính trị, xã hội và nghề nghiệp. Như vậy Hội Nhà Văn Việt Nam vẫn ở dưới sự chỉ đạo của Ban Tuyên Giáo Trung Ương?

Nhà văn Vũ Hạnh: Tất nhiên, vì nó là tổ chức của đảng, phải theo sự chỉ đạo của đảng và Ban Tuyên Giáo Trung Ương như các hội khác thuộc về tổ chức của đảng của nhà nước.

Thanh Trúc: Thưa ông, có phải đa số các nhà văn trẻ Việt Nam hiện nay không muốn tham gia vào Hội Nhà Văn Việt Nam?

Nhà văn Vũ Hạnh: Tôi hoàn toàn không thấy điều đó mà tôi thấy ngược lại. Tôi thấy nhà văn nào cũng muốn tham gia Hội Nhà Văn để có được tiếng là nhà văn. Tôi nói rõ Hội Nhà Văn là một tổ chức chính trị, xã hội và nghề nghiệp. Thì mỗi một nhà văn phải có ý thức chính trị đầy đủ khi tham gia.

Tôi nói rõ Hội Nhà Văn là một tổ chức chính trị, xã hội và nghề nghiệp. Thì mỗi một nhà văn phải có ý thức chính trị đầy đủ khi tham gia.

Nhà văn Vũ Hạnh

Nhưng mà tôi cũng thấy rằng nhiều ý kiến của anh em nhà văn đặt chưa đúng mức. Phần nhiều có vẻ mơ hồ về chuyện chính trị, những người được đào tạo kỹ mới có chứ phần đông anh em lớp trẻ sau này thì mơ hồ về chính trị. Họ vô với tính cách là có danh nghĩa nhà văn mà thôi, chứ còn thực ra thì phải có ý thức chính trị trong mọi vấn đề thì mới ở trong hội nhà văn.

Thanh Trúc: Thưa nhà văn Vũ Hạnh, ông nhận định thế nào về việc nhà văn Trần Mạnh Hảo và một vài người khác không được phép đọc hết bài tham luận mà còn bị cúp micro và bị mời xuống khỏi diễn đàn?

Nhà văn Vũ Hạnh: Tôi nghĩ trước hết lỗi thuộc về ông Trần Mạnh Hảo. Là vì bất cứ ở tổ chức nào thì mình phải tuân theo cách tổ chức trong hội nghị đó. Họ cho mình nói mình mới nói, họ cho mình phát biểu mình mới phát biểu chứ. Còn ông Bùi Minh Quốc hay ông Bùi Mạnh Hảo, họ cho nói ngắn năm phút mười phút mà lên nói ba chục phút thì người ta phải cắt. Đằng này ông Trần Mạnh Hảo ông tự cướp micro để ông đứng lên ông nói.

TranManhHao150.jpg
Nhà văn Trần Mạnh Hảo. RFA file photo.
Tôi không biết vì cúp điện hay vì họ cúp, tôi không rõ, nhưng mà tôi thấy việc làm như vậy bị người ta đánh giá là côn đồ, không ai chấp nhận điều đó. Huống hồ xưa nay ông đã nói nhiều điều sai lầm rồi. Mà đó là chuyện cũ, nhưng trong hội nghị thì Trần Mạnh Hảo bị đa số lôi xuống không cho phát biểu nữa, đa số trong hội nghị. Tức là anh ta không tuân hành nội qui của cuộc họp. Theo tôi chính cái lỗi thuộc về Trần Mạnh Hảo.

Thanh Trúc: Thưa ông, nhà nước Việt Nam cung cấp một số tiền lớn hàng năm cho Hội Nhà Văn Việt Nam, nhưng chừng như kết quả xem ra không đáng với số tiền lớn đã bỏ ra. Theo ông thì lý do vì sao?

Nhà văn Vũ Hạnh: Cái đó làm sao tôi nắm được, làm sao bao quát được hết sinh hoạt của Hội Nhà Văn. Tôi không rõ được hết công việc này trong khi tôi là nguời ngoài. Lãnh đạo Hội Nhà Văn mới nắm được chứ.

Tự do viết nhưng phải phục vụ cho “lẽ phải”

Thanh Trúc: Ông đã ra khỏi Hội Nhà Văn thành phố Hồ Chí Minh cũng như ra khỏi Hội Nhà Văn Trung Ương vì lý do riêng. Đứng bên ngoài nhìn vào, ông có nghĩ rằng Hội Nhà Văn Việt Nam là một tổ chức được sinh hoạt một cách tự do hay không, ông có ao ước rằng người cầm bút ở Việt Nam có được sự tự do đích thực để viết?

Nhà văn Vũ Hạnh: Theo tôi đã là một tổ chức chính trị thì phải nắm cho được đường lối chính trị của dân tộc. Chứ còn cứ mơ hồ như làm thơ mà in ra hàng vạn cuốn. Bây giờ những nhà văn nhà thơ cứ nói trên trời dưới đất trong khi dân chúng đang đói đang khổ, trong khi người ta đang đòi hỏi sự công bằng và dân chủ, tất cả những nhu cầu lớn lao của dân tộc như vậy thì những nhà văn có nói không?

Có nhiều người, như rõ ràng qua phát biểu của Bùi Minh Quốc hay Trần Mạnh Hảo không phải là tự do xây dựng đất nước mà nhằm chủ ý phá hoại chống đối.

Nhà văn Vũ Hạnh

Rồi bây giờ những người nghèo, xã hội đang còn nghèo chứ đâu phải xã hội giàu, mà người ta có nói về người nghèo không? Nông dân chiến đấu mấy ngàn năm cho sự độc lập này, rồi ăn cơm gạo của nông dân mà có nhà văn nào viết cho nông dân không? Tất cả những cái đó tôi cho rằng văn nghệ đi xa rời cuộc sống, chưa đúng vai trò của nó lắm.

Còn tài năng thì tôi tin anh em nhà văn có nhiều tài năng lắm, cũng có nhiều người học hành cũng tâm huyết lắm, nhưng mà phải đúng hướng chính trị. Bao giờ tôi cũng nghĩ rằng nhà văn phải có quyền được tự do viết nhưng mà tự do như thế nào? Bởi vì xưa nay khái niệm về tự do cần phải coi lại đã. Có nhiều người, như rõ ràng qua phát biểu của Bùi Minh Quốc hay Trần Mạnh Hảo không phải là tự do xây dựng đất nước mà nhằm chủ ý phá hoại chống đối. Nói như vậy hoàn toàn không giúp ích chi cả.

Cho nên tự do theo nghĩa nào, ví dụ, cô cũng rõ rồi, các nước tư bản thì rất tự do, cho anh nói lung tung, cố nhiên anh đừng ca ngợi cộng sản thôi. Anh ca ngợi cộng sản là anh cũng chết luôn chứ có phải không đâu.

Hoinhavan-Dantr-250.jpg
Đại hội VIII hội nhà văn Việt Nam. Photo courtesy of hoinhavanvietnamonline.
Cho nên tôi vẫn nghĩ nhà văn phải tự do là đúng, để mà xây dựng cho dân cho nước mình, chứ không phải tự do đi nói ý mình muốn mà mang một ý đồ. Tôi thấy rằng cái tự do mà gần đây một số người nói thì tôi cho là không đúng.

Chứ còn không tự do thì làm sao viết văn được? Chúng ta đang đứng trong giai đoạn xã hội mà những yếu tố bên ngoài nó tác động ghê lắm. Tôi đồng ý với cô là nhà văn phải tự do, nhưng tự do đó có nghĩa là phục vụ cho lẽ phải. Khi mình ở trong đất nước thì mình phải chấp nhận và làm đúng nghĩa vụ của công dân, bởi vì nhà văn trước hết là một công dân.

Luôn luôn những cuộc hội nghị gần đây là trên mạng người ta nói phần nhiều không đúng sự thực. Những chuyện như vừa rồi tôi cho là một hội nghị dân chủ bởi vì đều lấy ý kiến của anh em, đa số biểu quyết thì mới chấp nhận. Rõ ràng việc làm như vậy rất dân chủ rồi chứ còn gì nữa.

Thanh Trúc: Xin cảm ơn nhà văn Vũ Hạnh đã trả lời những câu hỏi của chúng tôi.

Theo dòng thời sự:

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.

Nhận xét

Anonymous
18/06/2019 00:55

Vū Hạnh nói: "Anh ca ngợi cộng sản là anh chết luôn chứ có phải không đâu." Ngày xủa tại SG, VH nhà văn nằm vùng, vẫn sống thênh thang, vẫn được đối xử nhủ một nhà văn. Sau 1975 hung hãn nhất trong Hội Đồng đáng gía Văn Học MN, và cho đến nay gần đất xa trời vẫn không ngừng truy đuổi các nhà văn trẻ. Thảm kịch của VH cũng nhủ những người cs VN tha hoá, ngụy tín. Họ sống hai bộ mặt: không ngừng cổ võ điều họ không còn tin tưởng, và không ngừng chửi rủa Tủ bản Mỹ nhủng vẫn gửi con cháu du học Mỹ, sống ở Mỹ. VH vẫn ra vào Mỹ tự do "chứ có phải không đâu".

Anonymous
23/01/2012 07:16

Vẫn biết tự do ngôn luận là quyền của mọi người bình thường ở mọi nơi trên thế giới trừ chổ ở của tên phi cầm phi thú vũ hạnh là Việt Nam bị bọn qỉ (không u)đỏ trưòng sơn thống trị. Chỉ tiếc một điều: TÊN VŨ HẠNH ĐẦU CHỨA TOÀN TOÀN LÀ CỨC CỦA THẰNG HỒ CHÓ CHẾT nên nói với hắn uổng lời. Luật 10/59 của Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm chặt đầu bọn qỉ đỏ việt cộng phi cầm phi thú, vũ hạnh là một trong những đứa đầu tiên trong đó có tên trần văn khét (khê lâu phải khét)

Anonymous
18/06/2019 01:03

Trích: Mặc Lâm, 2015. VN, 40 Năm Sau, p.36 from Google Books.
Xin lỗi, gửi xong mới nhớ chủa dẫn nguồn/cited. Xin vui lòng copy and paste dùm cuối YKCB. Thanks